Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ (phần 3)

12:43 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Chín, 2006
Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Trong số này, chúng ta tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên Tòa soạn với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà về mode.

- PV:Ngày trước học giả Đoàn Văn Chúc có định nghĩa một cách đơn giản rằng: “Áo là vật dụng che nửa trên của cơ thể. Quần là vật dụng che nửa dưới của cơ thể”…

- NH:Tôi cũng đã được nghe ông nói như vậy và thấy thú vị. Thật ra, để đi từ chiếc áo làm bằng vỏ sui đến bộ comple, để đi từ chiếc yếm hay chiếc “gáo dừa” úp lên sinh thực khí đến những bộ đồ lót giá hàng triệu đồng như hôm nay, loài người đã phải mất hàng vạn năm. Khí hậu khắc nghiệt, nắng mưa thất thường… dù quần áo còn ở dạng sơ khai thì cũng là một phương tiện bảo vệ quan trọng. Đến thời ông A đam và bà Eva biết thế nào là xấu hổ, hay là đến khi con người manh nha khả năng nhận thức về mình và thế giới xung quanh thì quần áo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động sống và cũng từ đó, trang phục từng bước phát triển, song hành cùng với trình độ phát triển của mỗi cộng đồng người.

Nhưng dần dà, hai vật dụng để che “nửa trên, nửa dưới” của cơ thể ngày càng trở nên phức tạp hơn, chúng không chỉ giữ các chức năng như lúc mới ra đời mà còn phải chuyển tải cả các ý nghĩa xã hội khác, nhiều khi là không có liên quan gì đến việc che cơ thể. Tỷ như cha ông chúng ta thường nói: “y phục xứng kỳ đức” chẳng hạn. Qua trang phục, ta có thể nhận diện từ cộng đồng xuất thân, nghề nghiệp, vị trí xã hội, giới tính… đến khả năng kinh tế, sở thích, trình độ, xu hướng và cá tính thẩm mỹ… của từng người. Ở đây chỉ xin bàn về những người lành mạnh, vì trong cuộc sống đôi khi vẫn có những kẻ lấy trang phục để “lòe” người khác hoặc lợi dụng trang phục để đạt một mục đích thiếu lương thiện nào đó.

- PV:Sự phong phú của trang phục, sự ra đời và phát triển của mode… phải chăng ngày nay không còn là biểu thị văn hóa của một cộng đồng mà còn là câu chuyện của văn hóa và văn minh nhân loại?

- NH: Giao lưu, tiếp xúc văn hóa ở tầm nhân loại đem tới cho con người vô số những giá trị mới mà nếu chỉ khu biệt trong văn hóa cộng đồng có tính chất nội sinh thì con người không bao giờ có được. Bên những giá trị chung mang tính nhân loại, văn hóa còn luôn mang dấu ấn của bản sắc. Bản sắc ấy là sự lựa chọn riêng của mỗi dân tộc đã tích hợp được trong quá trình đi tìm sự thích ứng với các điều kiện kinh tế - địa lý - xã hội đặc thù.

Cho nên nếu xét từ văn hóa thì cuộc sống của người vùng núi khác với người ở vùng ven biển, người ở vùng sa mạc chắc chắn có cuộc sống khác với người ở Alatxca. Sự khác nhau đó nhiều khi lại hỗ trợ lẫn nhau rất hữu hiệu trong quá trình sinh tồn, nếu người ta biết học hỏi.

Thí dụ như việc hình thành một số nguyên tắc về màu sắc trong trang phục. Ở xứ nóng thì mặc quần áo màu sáng, ở xứ lạnh thì mặc quần áo sẫm màu. Không phải ngẫu nhiên người xứ Arập lại mặc quần áo màu sáng và “tùm hụp” trong nhiều lớp vải (tôi đọc ở đâu đó rằng có bộ quần áo ở xứ này tới hơn 70 mét vải?). Ở xứ nóng bức như thế, trang phục màu trắng và nhiều lớp vừa chống được bức xạ nhiệt vừa giữ được thân nhiệt.

Ở Việt Nam cũng vậy, mode trang phục mùa hè ở phía Nam thường nhiều mẫu mã hơn, vì phía Nam khí hậu nóng hầu như quanh năm, mọi người thường mặc quần áo mùa hè, và có nhiều thời gian để mode kịp thay đổi. Còn nói đến quần áo rét thì ở phía Bắc nhiều kiểu hơn, nếu tính từ cuối thu đến đầu hè thì thời gian khí hậu lạnh ở miền Bắc khá dài, modemùa rét thường tập trung vào dịp Tết.

Hẳn là bạn đã biết về các bộ trang phục có khả năng xuyên quốc gia, mang tầm vóc cả loài người như comple, hay loại quần áomà người Việt chúng ta đã Việt hóa thành tên gọi là quần áo .

Tôi thấy kính nể các tác giả của quần áo . Thật tài tình, người ta có thể mặc quần cùng với áo sơ-mi, áo phông, áo bờ-lu-dông, áo vét… và đều đẹp, nhất là người nào to lớn, cân đối. Với một bộ quần áo được tổ chức như thế, người ta có thể ngồi lê la từ quán nước vỉa hè đến trịnh trọng dự hội nghị mà vẫn không thấy thất thố, hoặc kém lịch sự. Đến đây tôi lại nhớ một chuyện, thời quần còn hiếm, tôi thấy hai anh em nhà nọ mượn quần của nhau để mặc. Nếu họ không kể ra thì tôi cũng chẳng phân biệt được đâu là quần con trai, đâu là quần con gái!

- PV:Nói như vậy thì xem ra quần bò là kiểu thời trang ít thay đổi?

- NH: Không, cũng giống như mọi loại thời trang khác, quần áo cũng liên tục thay đổi, liên tục xuất hiện những mẫu mã mới. Trên cơ sở cấu trúc của bộ quần áo ra đời hàng trăm năm trước của nhà Levi Straw, quần áo không chỉ thay đổi về chất liệu vải, màu sắc mà còn ra đời hàng nghìn mẫu mã khác nhau.

Thật ra về nguyên tắc thì quần nào cũng phải có ống, áo nào cũng phải có tay, nhưng tài năng của con người đã làm cho những cái tay, cái ống ấy trở nên cực kỳ đa dạng, sinh động về mặt hình dáng và thẩm mỹ. Bạn ngẫm mà xem, tay áo cũng chỉ thay đổi từ kiểu ngắn, kiểu dài, kiểu lơ lửng… đến kiểu loe ra, kiểu thắt vào; ống quần thì cũng chỉ thay đổi lúc rộng, lúc hẹp, lúc ống đứng, lúc ống loe, lúc có lơ-vê, lúc không lơ-vê, lúc đường may nổi, khi đường may chìm; rồi túi chéo, túi vuông; các kiểu cổ áo, kiểu măng-sét, màu chỉ may, rồi ly nhiều ly ít, ly thẳng ly lật… Loanh quanh cũng chỉ vậy thôi mà tất cả đã đã tham gia vào quá trình làm cho trang phục của con người luôn luôn đa dạng, sinh động. Thợ may lành nghề, theo tôi, đó quả là nghệ sĩ đích thực!

Có một chuyện kể lại cũng vui. Chẳng là sau năm 1975, phụ nữ ở miền Bắc mới làm quen một cách phổ biến với quần áo ngủ, hay còn gọi là “bộ đồ”. Mà vải vóc thời ấy đâu có như bây giờ, mỏng tang, mặc một buổi là nhăn nhúm, vậy mà nhiều chị vẫn hiên ngang trình diễn ngoài đường những chiếc quần màu nước dưa nhàu nhĩ, ống quần làn sóng nhấp nhô như… lò xo giảm xóc. Hồi đó tôi còn đang ở tuổi thanh niên, nghỉ phép đến chơi nhà bạn, thấy người chị của bạn mặc “bộ đồ” mà tôi cứ ngượng ngùng, nhất là lúc chị ấy đứng “ngược sáng” thì mắt tôi chỉ còn biết hấp háy nhìn sang hướng khác. May mà cái mode ấy chỉ thịnh hành một thời gian, rồi rút vào… trong buồng!

- PV:Bàn về mode như thế, bản thân anh có “chạy theo mode” không, thái độ của anh như thế nào nếu thấy con cái “chạy theo mode”?

- NH: Giống như mọi người tôi cũng thích làm đẹp, nhưng vì trời phú cho cái nhan sắc hơi kém so với người khác và lại “đoản túc” nên tôi biết thân biết phận, không dám ham hố ăn diện. Thú thật với bạn là tôi cũng có tý chút tự ti, chưa bao giờ mặc comple, kể cả hôm cưới vợ. Thường thì tôi mặc quần “thụng” may bằng vải ka-ki màu sáng, mùa hè mặc sơ-mi màu hơi tối, thi thoảng mặc cái áo phôngđể… trẻ hóa bản thân!

Với con cái tôi cũng không khắt khe, chỉ yêu cầu các cháu mặc gì thì cũng đừng lố lăng quá, và nên mặc những bộ quần áo phù hợp với đặc điểm của mình. Da trắng nên mặc màu gì, da ngăm ngăm nên mặc màu gì, tôi hướng dẫn cho các cháu. Người thấp béo mà mặc quần áo có kẻ ngang dễ làm người ta dễ liên tưởng tới… cái thùng, cao gày mặc quần áo có kẻ dọc dễ làm người ta dễ liên tưởng tới… cây sào. Tóm lại, mỗi người nên trang bị một số tri thức về trang phục, “chạy theo mode” mà không nắm bắt được hạn chế của mình thì dễ thành “anh hề” trước người đời!

- PV:Đúng vậy! Xin cảm ơn anh và hẹn gặp lại trong cuộc trò chuyện sau!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ (phần 2)

    11/09/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Trong số này, chúng ta tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà...
  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ

    07/09/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Và cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà dưới đây là một trong nhiều phương diện tiếp cận đó...