“Mỗi cuốn tiểu thuyết hay là một cách lý giải thế giới”

10:33 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Ba, 2007

sinh ngày 7/6/1952 ở Istanbul, từng học kiến trúc và báo chí, là nhà văn TNK đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học. Ông trò chuyện với báo Tổng quan Fankfurt (Đức).

Ông sống như thế nào kể từkhi được trao giải Nobel?

Tôi ngập đầu trong những lời mời. Chiều hôm trước tôi vừa ăn tối vớiVaclavHavel, chiều hôm sau đã gặp Gore Vidal. Tôi tranh cãi cùng SalmanRushdie trong một buổi giới thiệu sách và có dịp làm quen với những người từng được nhận giải Nobel như ToniMorrison, CaoHànhKiện, ElieWiesel... Tôi phải nói gì bây giờ nhỉ? Đó là một cuộc sống dễ chịu. Với tôi, đó là một dạng vui như Alice ở xứ sở thầntiên. Nhưng nếu cứ tiếp tục như thế mãi thì có lẽ cũng không lành mạnh lắm.

Ông vẫn cự tuyệt việc người ta mệnh danh ông là một nhà trung gian hòa giải giữa các nềnvăn hóa. Nhưng giờ đây ngay ViệnHàn lâm Thụy Điển (Hội đồng xét giải Nobel Văn học) cũng nói tới việc ông đã tạo ra những biểu tượng mới cho sự đụng độvá hòa trộn của các nền văn hóa ông có cảm thấy mìnhbị hiểu nhầm không?

Tôi không thấy lời nhận xét ấy có chút gì đó mang tính chính trị, mà ngược lại là đằng khác. Tôi rất hạnh phúc về việc tác phẩm của mình đã được mô tả đúng. HoraceEngdahl, Thư ký ViệnHàn lâm Thụy Điển, đánh giá Sách đenlà kiệt tác của tôi, nhưng không nhắc nhiều tới Tuyết- cả hai điều đó đều làm tôi vui. ViệnHàn lâm Thụy Điển rõ ràng chú trọng tới chất lượng văn học nhiều hơn là những khía cạnh chính trị thời sự trong các tác phẩm của tôi.

Trong tác phẩm mới nhất của mình mang tênlstanbul, ông đã quay ngược trở về quákhứ trong thểtự truyện. Câu chuyện được kết thúc với việc anh chàng20 tuổi OrhanPamuk quyết định trở thành một nhà văn. Liệu sẽ còn những tập tiếp theo?

Tôi sẽ tiếp tục dạng tự truyện đó, tuy nhiên hai tập tiếp theo không xoay quanh một thành phố, mà xoay quanh một chủ đề. Tập 2 sẽ kéo dài từ lúc tôi bước vào làng văn cho đến khi Sách đenra mắt công chúng, nghĩa là nói về 17 năm tới trở thành một tiểu thuyết gia. Trong đó tôi sẽ đề cập tới những quan niệm triết học và nhiệm vụ mà tôi, với tư cách là một người chịu ảnh hưởng của nền văn minh ChâuÂu, tự đặt ra cho mình khi viết tiểu thuyết. Tôi muốn biết điều gì xảy vớichúng ta nếu quan sát thế giới thông qua lăng kính của một cuốn tiểu thuyết. Bởi mỗi cuốn tiểu thuyết hay cũng là một cách lý giải thể giới.

Hai con người một tính cách hay hai tínhcách một con người (thí dụThành trắng kểđến mộtngười nô lệ Italia và một ông chủ TNK có diện mạo y hệt nhau, đến nỗi người ta đến nỗi người ta không thể phân biệt được, còn trong Sách đen, Tên tôi là Đỏ và những tiểu thuyết khác của O.Pamuk, các nhân vật vì muốn hiểu, muốn nắm bắt tâm tư người khác nên đặt mình vào vị trí của đối tượng đến mức có tính cách giống hệt người đó - NĐ), dù mang ý nghĩa cá nhân hay triếthọc, là điều xuyên suốt các tác phẩm của ông nhưmột sợi chỉ đỏ.

Tôi luôn tìm cách coi bản sắc cá nhân, thậm chí bản sắc dân tộc, chỉ là điều người ta nghĩ ra. Con người luôn tự tạo mới tính cách của mình. Chúng ta không phải là những con người bất biến, có thể có những sự lặp lại và điều lý thú ở chúng ta là sự thay đổi.Điều đó phù hợp với quan niệm của tôi là tất cả chúng ta đều gắn kết với nhau bởimột điều gì đó. Giữa các dân tộc, theo tôi, cũng vậy thôi. Ta phải cho mọi người thấy được tính dễ vỡ của bản sắc dân tộc, bởi chỉ qua đó chúng ta mới dễ đến được với nhau và hy vọng có được hòa bình, hòa hợp.

Ông hiện đang viếtgì?

Đó là tiểu thuyết nhan đề Bảo tàng trinh trắngnói vế tình yêu. Nó sắp được xuất bảnmột cuốn tiểu thuyết bề thế, dày 500 trang mà tôi viết suốt 4 năm qua. Nó bắt đầu như một câu chuyện hài ở vỉa hè nhưng sau đó tất cả xoay quanh chuyện tình yêu, những nỗi ám ảnh và những điều mà chúng ta vẫn làm khi yêu nhau, và rồi tất cả trở nên tồi tệ như thế nào.

Trong Istanbul có đoạn viết rằng, mọi quan niệmthực sự quan trọng mà chúng ta có được đều là nhớ những người khác truyềncho. Đối vớiông, "những ngườikhác" ấy là ai?

Tôi nghĩ minh đã đọc tất cả những cuốn sách hay để có thể trở thành một nhà văn. Đối với tôi, đó tà 4 tiểu thuyết gia lớn: Tolstoi, Dostoevsky, ProustThomasMann. Hai người khác tôi ngưỡng mộ là FaulknerNabokov. Hai người nữa tôi học được nhiều về hình thức viết là BorgesCalvino. Tám nhà văn ấy đã giúp tôi tự tìm thấy bản thân mình. Ngoài ra vì tôi là một người chăm đọc, nên còn có nhiều tác giả khác cũng trở thành những người thầy của tôi. Tuy nhiên, một nhà văn trở nên không giống ai không phải qua tác phẩm của mình, mà qua cái quyết định của anh ta tự khước từ gia đình và thế giới bên ngoài để sống một cuộc sống cô đơn. Cuộc đời của một nhà văn được bắt đầu cùng với việc tìm đến sự cô đơn.

Phải chăngcô đơn cũng là một cách để cảm thấy mình tựdo?

Tôi viết rất chậm, có khi ngồi vài năm liền, mỗi ngày từ 8 đến 10 tiếng, để viết một tác phẩm. Gia đình có thể ở ngay bên cạnh, nhưng trong phòng làm việc thì tôi hoàn toàn đơn độc. Đối với những người xung quanh, sự tránh mình ấy có thể là một dấu hiệu của thói vô trách nhiệm. Nhưng những ai lo lắng vì con mình sụt sịt mũi thì lúc ấy họ cũng không viết tiểu thuyết được. Cô đơn là cơ sở cho sự sáng tạo. Tôi nghĩ bình thường mình là một người cha tốt, nhưng bên bàn viết thì không.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • Một cuốn tiểu thuyết luận đề về Tính Đảng trong thời kỳ đổi mới

    21/10/2005Nguyễn Chí HoanTác phẩm “Luật đời và cha con” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã gây chú ý không phải vì sự mới lạ trong thế giới loại tiểu thuyết đương thời mà bởi thông qua các nhân vật là Đảng viên, nó có tham vọng khảo sát xã hội thời đổi mới từ góc độ hoạt động của các cán bộ Đảng viên và qua đó gợi lên một luận đề về tính Đảng trong cuộc vận động cải tiến cơ chế và phương thức lãnh đạo của Đảng. Một chủ đề chính trị - xã hội như vậy thổi một luồng nóng hổi qua các trang viết của tác giả...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ