Mỗi người

05:22 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Mười Một, 2008

Mỗi người vừa là cá nhân nói riêng trong cộng đồng, vừa là chủ nhân của cộng đồng, vừa sáng tạo ra tình yêu và hạnh phúc cho mình và cho mọi người, vừa được cảm nhận tận hưởng tình yêu hạnh phúc của mọi người đem lại.

Đã biết bao nhiêu thế hệ, biết bao nhiêu. con người tự hỏi mình và nhớ các bậc vĩ nhân trả lời cho câu hỏi: ý nghĩa của cuộc đời là ở đâu? Vì sao con người sống trên trái đất này? Con đường nào để mỗi con người đi tới tình yêu hạnh phúc? Điều gì đã quyết định số phận của mỗi con người?...

Theo lịch sử tiến hóa hàng triệu năm của sự sống và con người thì con người là thành quả cao nhất của tự nhiên, người là hoa của đất, là vé đẹp nhất của thế gian, là kiểu mẫu bậc cao nhất của muôn loài. Bằng lao động sáng tạo, con người vừa cải tạo thế giới xung quanh, vừa sáng tạo ra chính bản thân mình. Thành quả giá trị cao nhất trong mỗi con người là bộ óc. Với trí tuệ và lao động của mình, con người lần lượt biến các ước mơ cao xa trở thành hiện thực, đang cải tạo xây dựng trái đất này thành thiên đường thật sự của mình, đồng thời đang vươn xa để tìm hiểu và làm chủ các hành tinh khác trong vũ trụ bao la. Bởi vậy con người là vốn quý nhất.

Sống trong thế giới tự nhiên và xã hội, con người không thể vượt ra ngoài các quy luật vẫn có của trời đất. Mỗi người là một bộ phận của tự nhiên, là tiểu vũ trụ. Mọi sự sinh tồn của con người luôn gắn bó với hoàn cảnh xã hội, với cộng đồng của một miền quê, đất nước và thời đại. Mỗi con người là sản phẩm cụ thể của một hoàn cảnh xã hội và tự nhiên nhất định. Chính bản thân con người là cả một thế giới cực kỳ tinh vi, còn nhiều điều bí ẩn chưa khám phá ra. Thế giới tự nhiên vốn là do "chúa" sáng tạo ra. Còn thế giới xã hội và trái đất xinh đẹp ngày nay là của con người sáng tạo ra. Cái hố ngăn cách giữa thế giới hữu cơ và thế giới vô cơ vẫn còn là một bí mật lớn của khoa học hiện nay. Song chỉ có điều chưa biết chứ không có điều gì không thể biết. Đó là khát vọng mọi sáng tạo vĩnh hằng của con người.

Con người sinh ra trước hết phải ăn, mặc, ở, đi lại để sống và tồn tại rồi mới bàn tới chuyện văn hoá, chính trị, xã hội. Để mưu sinh con người phải lao động cải tạo thế giới tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Chính trong quá trình lao động để kiếm sống lâu dài ấy, con người đã trưởng thành và sáng tạo ra mọi giá trị trên đời này. Như vậy khởi nguồn của con người là hành động. Nếu không có hành động của con người thì không thể có một sự thay đổi nào dù là nhỏ bé, mà chỉ có sự chuyển động tự nhiên của đất trời mà thôi. Hành động của con người luôn luôn là hành động có ý thức có mục đích, ngày càng cao, đó là hành động khoa học và cách mạng. Cũng chính nhờ những hành động ấy, thế giới này đã thay đổi, bản thân con người đã tiến hoá, ngày càng hoàn thiện mình, trở thành những con người khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp và đáng yêu như ngày nay.

Xét đến cùng mọi hành động của con người luôn luôn vì lợi ích và quyền lực của mình, không bao giờ được mơ hồ, duy tâm hoặc ảo tưởng về điều này. V lợi ích và quyền lực kinh tế và chính trị, vì sự phát triển và tiến bộ của con người, dẫn tới các cuộc xung đột và đấu tranh giữa các lực lượng xã hội trong lịch sử. Hoạt động sản xuất của con người trước hết để thực hiện lợi ích, để tái sản xuất cao hơn các nhu cầu, để giải phóng và tăng lên không ngừng quyền lực của con người trước tự nhiên và lịch sử. Để làm được điều đó phải phát huy sức sáng tạo của mỗi con người và sức mạnh của tổ chức cộng đồng. Đó chính là bản chất thật sự của con người và xã hội, của vận động lịch sử. Từ đó vai trò của mỗi người và tập thể cộng đồng ngày càng cao, mỗi con người ngày càng gắn bó với cộng đồng xã hội rộng lớn.

Nói về con người trước hết và bắt đầu là sức khoẻ Con người cần được chăm lo nuôi dưỡng từ trong bụng mẹ, sinh thành lớn lên phải có sức khoẻ, để tự tồn tại sống được ở trên đời này. Lời chúc và thăm hỏi đầu tiên của tất cả mọi người và có lẽ của muôn đời vẫn là chúc nhau khoẻ mạnh. Có sức khỏe mới học tập; lao động sáng tạo được. Tình yêu hạnh phúc của con người xuất phát từ một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng. ôm đau bệnh tật là điều bất hạnh cho con người. Thiếu sức khỏe nhiều ước mơ cao đẹp đành phải gác lại. Bệnh tật, thể chất yếu sẽ hạn chế trí tuệ, tình cảm và tài năng của con người; giữ gìn sức khoẻ phải ngay từ tuổi ấu thơ. Thường là khi ốm đau, khi già yếu, người ta mới thấu hiểu thật sự sức khỏe là điều quý nhất đối với mỗi con người.

Cùng với sự phát triển của khoa học và đời sống, tuổi thọ của con người ngày một tăng. Tuổi thọ trung bình của' con người thời đế chế La Mã không quá 22 tuổi, đến thời đại trung cổ là 33 tuổi, thời đại hiện nay là 76 tuổi. Các nhà khoa học dự báo tới năm 2050 tuổi thọ trung bình của loài người có thể là 130 tuổi. Sự kiện này sẽ làm thay đổi cơ bản cách sống của con người về nghề nghiệp, thời gian nghỉ hưu, xem lại độ tuổi kết hôn cũng như việc chăm sóc sức khỏe và cuộc sống các thế hệ. ở nước ta tuổi thọ trung bình trước năm 1945 là 32 tuổi, hiện nay là 68,2 tuổi. Việc giữ gìn sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống, khắc phục lão hóa, tăng tuổi thọ và vấn đề người cao tuổi đang được cả thế giới quan tâm. Ngày nay sức khỏe là gì cũng cần hiểu đầy đủ đó là trạng thái thoải mái của con người cả về thể chất, tinh thần và đời sống xã hội, chứ không phải chỉ có khoẻ về cơ bắp thể chất.

Người ta không thể tránh khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử nhưng hoàn toàn có khả năng kéo dài tuổi thọ Khoa học sẽ lần lượt tiến tới chữa được các bệnh hiểm nghèo, tận dụng tất cả những hiểu biết của con người để bảo vệ sức khỏe, cải tạo thể chất, giống nòi. Ai chả mong có được một cơ thể cường tráng, đủ sức đi được xa, thực hiện được những ước mơ khát vọng của mình. Chỉ có một cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn mới sản sinh ra được những giá trị cao về vật chất và tinh thần. Mỗi người rất cần biết bảo vệ gìn giữ sức khoẻ của mình, điều quý giá nhất của cuộc sống, không vì thiếu hiểu biết, hoặc quá đam mê, hay vô tình mà phung phí sức lực, gây bệnh tật, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Kết quả của nhiều .. ngành khoa học nói về sức khoẻ thường có lời khuyên chung là: Phải có lối sống lành mạnh và điều độ cả thể xác lẫn tinh thần, loại bỏ thói hư tật xấu, không sống buông thả; bất cứ cái gì vô độ thái quá đều trái với quy luật thời sinh học; đầy đủ và sung sướng như vua chúa xưa kia nếu sống vô độ buông thả thì cũng sớm chết non. Phải biết hòa mình vào cuộc sống tươi vui của cộng đồng, biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống, yêu thương nhiều giúp ta cảm thấy khoẻ hơn, trạng thái oán hờn ghen ghét âu sầu kéo dài sẽ giết bạn dần mòn. Phải biết sống và làm việc một cách khoa học, biết giữ vệ sinh, sinh hoạt ăn ở có văn hoá, thường xuyên tập thể dục, biết phòng bệnh, biết phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời.

Phải luôn hoạt động, vì "không có gì làm tổn thương và phá huỷ con người bằng sự thiếu vận động" Aritxtôt); "không có gì làm cho con người già nhanh bằng sự nhàn rỗi" (Bécnalơ).

Mỗi lần xem các cuộc thi đấu đỉnh cao về thể dục, thể thao, liên hoan xiếc, trượt băng nghệ thuật... ta thấy con người thật khoẻ đẹp, tài năng kỳ diệu đến nhường nào! Có người nói ở trên đời này chỉ có ba thứ của riêng ta đó là sức khỏe, trí tuệ và thời gian. Trong ba thứ đó thì sức khoẻ vẫn là điều mở đầu và chấm dứt mọi thứ tiếng của cuộc sống mỗi người.

Để làm người ngay từ tuổi ấu thơ ai cũng phải được dạy dỗ, giáo dục và học tập. Đây vừa là quyền lợi vừa là hạnh phúc cho con người, vì học là để biết làm người, thật bất hạnh cho những ai thất học, vô học. Lớn lên vẫn tiếp tục phải học, làm gì cũng phải học, mọi thất bại thường là do ngu dốt, dốt nát là một loại giặc nội xâm ở bên trong mỗi con người. Ngày xưa được làm vua rồi vẫn cần có thầy dạy, vua phải biết hỏi và nghe các quan, có hiểu biết mới cai quản được đất nước. Dân ta cao là sức mạnh, là bảo đảm hưng thịnh lâu dài của đất nước. "phi trí bất hưng". Ngày nay Unescô chỉ rõ: Học để biết, để làm việc, để làm người, để biết chung sống với nhau, phải học suốt đời. Trong việc học rộng lớn, nhân dân ta thường khuyên con em mình là tiên học lễ, nghĩa là trước hết phải học đạo lý để biết sống làm người, rồi học để thành tài học phải đi với hành. Phải chuyển hóa được những tri thức đã học thành của riêng mình, thành tư tưởng, đạo đức, lối sống và hành động hàng ngày. Làm thế nào để những tri thức khoa học chuyển thành hệ thống các thái độ đôi với chính mình, từ tuổi thơ, rồi lớn lên tự khẳng định được mình là một con người, trong từng việc, ở mọi nơi và suốt cả cuộc đời Đây là mục đích cao nhất và cũng là nhiệm vụ khó nhất của giáo dục.

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một cho làm thầy, nửa chữ cũng làm thầy). Việc học tập là suốt đời, không có trang sách cuối cùng. Có nhà thơ đã nói: Biết đến bao giờ nhặt hết được bạc vàng của đời rơi vãi. Ngạn ngữ Nga có câu: Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt. Từ xưa Không tủ đã nói: Ai. ham học, người đó gần đến được đức thiện. Nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là A.Anhxtanh đã khẳng định: Học càng cao càng thấy mình kém cỏi.

Ngày nay trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin, kiến thức đã học sẽ nhanh chóng lạc hậu, "lão hóa". Yêu cầu bức xúc của thời đại là mỗi người phải thường xuyên nâng cao năng lực thích ứng với những biến đổi nhanh chóng mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội hiện đại, đáp ứng những yêu cầu ung thường xuyên nảy sinh trong cuộc sống. Phải học suốt đời, xã hội giáo dục suốt đời là xu thế của thời đại. Học ở nhà trường là cơ bản ban đầu, lâu dài vẫn là tự học, tự biết cách bổ sung kiến thức cho mình để làm việc, hoàn thiện và thành đạt. Có thể học ở nhiều loại hình trường lớp, ở tất cả các hoàn cảnh, điều kiện có được trong cuộc sống. Học không ngừng, không nghỉ vì sự phát triển tiến bộ của mỗi người và toàn xã hội. Không có con đường nào khác vì nếu ai lười học, lười suy nghĩ, không chịu tiếp nhận những thông tin mới, thì đó cũng là biểu hiện của sự thoái hoá, sẽ bị đào thải khỏi trào lưu phát triển của xã hội mới. Hãy học suốt đời đê trở thành người hạnh phúc, người giàu có cả về kinh tế, tri thức và tâm hồn. Thật là thiếu sót và đáng tiếc nếu ai chưa được thưởng thức những tác phẩm hay, chưa được đọc những trang sách quý thiết thực Hãy suy ngẫm những lời bàn về chiến tranh trong "Binh pháp Tôn tử" viết cách đây 2500 năm trước: "biết địch, biết ta giành thắng lợi không gặp hiểm nguy, biết thiên thời địa lợi nữa, giành thắng lợi mới thật bảo đảm"... "vua không thể nổi giận mà cất quân, tướng không thể nổi nóng mà quyết chiến", bởi vì nhất thời nổi giận có thể chuyển thành vui vẻ, căm uất nổi nóng có thể chuyển thành hài lòng, còn nước mất thì không thểykhôi phục, người chết thì không thể sống lại... Napôlêông sau khi thất bại bị đầy ra đảo, tình cờ được đọc "Binh pháp Tôn tử' đã vỗ bàn cảm thán nói: "Nếu ta sớm thấy được bộ binh pháp này thì ta không thể thất bại". Gần đây trong cuộc hội thảo quốc tế, một nhà văn Mỹ đã khẳng định: "Binh pháp Tôn tử” là loại sách bắt buộc phải đọc đối với toàn thể quan binh, mọi người hoạt động chính trị, mọi nhân viên chính phủ, các trường đại học...

Hiểu biết làm cho con người trẻ lại, các thế hệ xích lại gần nhau, xua tan mặc cảm bị tụt hậu. Khát vọng về sự học tập suốt đời của con người đang là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống; cuộc sống hiện nay cũng đang tạo điều kiện thuận lợi hơn bao giờ hết cho con người, thoả mãn khát vọng vô tận ấy.

Tài năng và đức hạnh của mỗi người có một phần là do học tập, một phần là đo tự rèn luyện mà có chứ không phải tự nhiên trời phú cho. Nhiều người thành đạt đều khẳng định tới 99% là do mồ hôi nước mắt của mình tạo ra. Rèn đức luyện tài, văn ôn võ luyện, việc lớn phải làm từ việc nhỏ, có công mài sắt có ngày nên kim. Nhất là đạo đức và ý chí của con người chỉ thông qua rèn luyện trong thực tế cuộc sống mới có được. Mỗi người cần có cả đức lẫn tài, đức là gốc, không có đức thì vô dụng thậm chí có hại nữa, nhưng không có tài thì làm việc cũng khó mà thành đạt được. ông cha xưa khi có việc lớn thường chiêu hiền đãi sĩ, để chọn người hiền tài ra phò vua giúp nước, luôn coi nhân tài là nguyên khí của đất nước.

Ngày nay đất nước ta đang rất cần những người tài, thực tài, đại tài, nhưng phải vì dân vì nước.

Bạn nghĩ gì về những ngôi sao thế giới lắm tài, nhiều tật? Bạn nghĩ gì về những người có học vấn cao nhưng lại có việc làm thiếu văn hóa? Vì sao trong khi chúng ta đã thu được khối lượng kiến thức khổng lồ về thế giới xung quanh, nhưng lại thiếu hiểu biết về bản thân con người mình? Vẫn biết rằng nhân vô thập toàn, nhưng thực tế những tật xấu, những khuyết điểm, nhược điểm sai lầm của con người, thường là nguyên nhân gây ra điều không vui, bất hạnh cho người thân và mọi người xung quanh kể cả bản thân mình, nó cản trở con đường đi tới hạnh phúc. Tôi chợt nhớ tới câu chuyện hôm đến thăm vườn thú Sapari ở Thái Lan. Khi xe đi chầm chậm tới gần đàn sư tử, có một người đàn ông cứ đòi mở cửa xe xuống xem. Người giới thiệu bảo: "Nếu ông xuống thì sư tử sẽ xé xác ông ra đấy". Người đàn ông vẫn cứ đòi mở cửa và bình thản nói rằng: "Cứ để cho tôi xuống xem, dù cho sư tử có xé xác tôi ra, chết ngay đi còn hơn, bao nhiêu năm nay, tôi bị con sư tử nhà cắn nhá mà không sao chết được"... Câu chuyện vui "sư tử rừng và sư tủ nhà" khiến mọi người mỉm cười. Thứ vũ khí để rèn luyện tốt nhất là thường xuyên tự phê bình và phê bình, để tự đánh giá tránh cái đúng cái sai, để bên ngoài khách quan đánh giá cái tốt cái xấu, có như vậy mới phát triển và tiến bộ được. Điều khó nhất là chỉ ra được cái yếu cái sai để sủa chữa, vì nó như là một thứ bệnh tật ở bên trong mình, càng để lâu bệnh càng nặng và nguy hiểm. Một người che giấu khuyết điểm của mình là một người hỏng, trái lại dám nói ra cái sai cái yếu của mình, tìm rõ nguyên nhân và quyết tâm sủa chữa, đó mới thật là người chân chính, chắc chắn và tin cậy. Một tổ chức hay một Đảng cách mạng cũng vậy. Vì vậy có người nói: Chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính bản thân mình.

Mỗi người đều có một thế giới nội tâm riêng, một bầu trời riêng về trí thức và tâm hồn. Mỗi người là một pho sách. Cuộc sống thường có nhiều hạng người, các cụ xưa nói: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, nghĩa là trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Vấn đề là làm sao để đối xử đúng với từng hạng người. Ai cũng có cái mạnh cái yếu, cái đúng cái sai, làm thế nào để mỗi người ngày càng đúng hơn, thiện hơn và đẹp hơn. Có phải là mình càng đúng bao nhiêu, thì xem xét đối xử với mọi người càng đúng bấy nhiêu. Quá trình học tập rèn luyện là để không ngừng hoàn thiện bản thân, là để biết chung sống với mọi người, là quá trình liên tục suốt đời

Lúc trẻ người ta thường vô tư, sôi nổi nhưng dễ ngây thơ, bồng bột, khinh suất, cần được bảo vệ, chăm sóc nuôi dạy chu đáo. Lúc gập khó khăn nguy nan, là dịp thử thách bản lĩnh và ý chí tài năng mỗi người cần bình ánh sáng suốt và có lời khuyên giúp để vượt qua. Lúc thành đạt ai mà chẳng sung sướng tự hào, lại càng cần tầm cao về tư tưởng và trí tuệ, biết tự chủ và gần gũi đời thường để tránh sai phạm và đạt đỉnh cao hơn nữa. Lúc về già cần gìn sức khoẻ, sống gương mẫu, trọn vẹn và cần được mọi người chăm sóc tôn kính. Trong thực tế cuộc sống, “Ai chiến thắng nà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần". Trong cuộc sống người ta phải rèn luyện không ngừng để có thể ngã, rồi lại đứng lên được, khoẻ mạnh dẻo dai hơn trên đường đời, để không phạm phải những sai lầm nguy hiểm có thể cắt đứt cuộc sống, hoặc ân hận suốt đời. Trong đời thường những lúc say sưa, nóng nẩy, gặp khó khăn hẫng hụt, bị lừa gạt, hoặc sức khoẻ không bình thường... con người dễ không làm chủ được mình, không biết kiềm chế, dễ phạm sai lầm, có khi nguy hiểm. Người càng tài giỏi, càng có công lao lớn và cương vị trách nhiệm cao, càng cần phải rèn luyện giữ gìn để tránh mắc sai lầm, vì sai lầm của họ thường ảnh hưởng tới hạnh phúc của nhiều người. Nhân dân ta thường lo ngại những người thành đạt dễ thay lòng đổi dạ, quên mất khá khứ, dễ dẫn tới vô ơn. Câu chuyện đôi dép cũ nặng công ơn, đôi dép cao su và thần kỳ của Bác Hồ, nhắc ta luôn nhớ tới điều này. Có người nói ở đời có ba điều đáng sợ: Một là sợ những sai phạm về nhân phẩm đạo đức làm mất nhân cách con người, hai là sợ sai phạm về bản năng hạ thấp con người xuống hàng loài vật, ba là sai phạm cuối đời sẽ xóa mờ những công lao uy tín mà cả cuộc đời mới có. Trong lịch sử phương đông đã có những nhân cách lớn về tu nhân tích đức, học thuyết Không Tử khuyên con người phải biết tu thân cho tốt rồi mới tề gia trị quốc, bình thiên hạ được. Không Tử còn nói: "ta chưa thấy ai ưa đạo đức như ưa nhan sắc cản. Ngày nay chúng ta vẫn ưa nhan sắc hơn nữa, đã tổ chức các kỳ thi hoa hậu lớn trong nước và thế giới; hơn nữa chúng ta rất đề cao đạo đức, đó là đạo đức lấy dân làm gốc, coi đạo đức là gốc của mỗi người. Rèn luyện suốt đời trước hết là để giữ gìn cái cốt cách đạo đức trong sáng ấy, để nâng cao khả năng tự chủ và sức đề kháng của người phương Đông, để "giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục".

Toàn bộ việc học tập rèn luyện của mỗi. người đều nhằm mục đích trở thành một con người tự do và có văn hóa. Lịch sử đã có nhiều cuộc cách mạng giải phóng xiềng xích trói buộc con người, để con người được thật sự tự do và tôn trọng. Mốc son chói lọi là tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ - một chế độ mà con người chỉ là "súc vật biết nói!'. Tiếp đó là các tuyên ngôn nổi tiếng về nhân quyền và dân quyền, về xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, để con người các màu da và các dân tộc đều có quyền bình đẳng như nhau. Việc giải phóng đó chính là điều kiện để cho mỗi người được sống tự do bình đẳng, phát triển tài năng và nhân cách tốt đẹp của mình.

Thoát khỏi xiềng xích nô lệ của xã hội, con người vẫn có thể trở thành nô lệ cho những tham muốn thấp hèn, nô lệ cho chính bản thân mình mới là cái khổ sở nhất trong những loại nô nệ. Do vậy mỗi người phải vươn tới làm chủ bản thân để trở thành người có văn hóa. Văn hóa là gì? theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa". Văn hóa theo Unesco là: "Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình : : . Nếu như con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, thì văn hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của con người. Văn hóa là chất người, là chất lượng của cuộc sống. Lý tưởng cao đẹp nhất của con người là cuộc sống văn minh, hạnh phúc, để đáp ứng điều đó chỉ có văn hóa mà thôi. Có thể nói bản sắc văn hóa là bộ gien, là nhân lõi của văn hóa dân tộc, là tinh tuý đặc sắc nhất, là tấm căn cước của một dân tộc. Mỗi con người vừa là một giá trị văn hóa, vừa là đối tượng tiếp nhận thưởng thức văn hóa, vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa. Trước hết một người có văn hóa là người có nhân cách tốt, thường thể hiện ở tư tưởng, đạo đức và lối sống có văn hóa. Hệ thống thước đo giá trị của mỗi người phải gần gũi với giá trị của cộng đồng, càng gần thì nhân cách văn hóa càng cao, những giá trị sáng tạo cho đời cho xã hội càng lớn, đỉnh cao là các bậc vĩ nhân, những danh nhân văn hóa thế giới, vừa là đại biểu cho văn hóa nhân loại, vừa là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa các dân tộc.

Văn hóa ở mỗi người được biểu hiện trong mọi hoạt động hàng ngày từ ăn, ở, lời nói, cư xử, làm việc, quan hệ... nhưng tập trung vẫn là tư tưởng, đạo đức lối sống, tâm hồn của con người. Con người xưa nay luôn hướng thiện, lời phật coi "Cứu một người phúc đẳng hà sa". Gặp được người tốt ta thầm biết ơn nhớ mãi và thêm tin yêu vào con người, làm được việc gì tốt, trong lòng thấy thanh thản sung sướng, đã trót làm gì sai trong lòng day dứt, ân hận. Chính cuộc sống đã cho ta hiểu. vì sao lòng nhân ái của chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng nhân văn làm xúc động mọi lớp người cần lao trên thế giới này. Vì sao UNESCO tuyên bố. Thế giới đang bước vào một thời kỳ mới của văn hóa nhân loại gọi là "văn hóa bao dung" với mong muốn mọi người biết chung sống với nhau, biết độ lượng khoan dung để sửa những lỗi lầm, biết học hỏi chiêm ngưỡng lẫn nhau, biết chăm lo cho con người... cũng như chúng ta vẫn thường nói với nhau: chín bỏ làm mười, biết tha thứ cho nhau những lỗi lầm nhất thời, biết chờ đợi nhau, biết nâng đỡ nhau vượt qua khó khăn biết tìm ra những mặt tương đồng, biết khép lại quá khứ để hướng tới tương lai...

Người tốt việc tất xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim. Văn hóa đang thật sự là sức mạnh nội lực bên trong của mỗi con người. Tự do và phát triển của mỗi người là điều kiện để cả xã hội tự do và phát triển. Mỗi người hãy sống sao cho xứng đáng, như câu nói: "Khi con sinh ra, tất cả mọi người đề cười, chỉ riêng mình con khóc. Con hãy sống sao cho để khi con mất đi, mọi người đều khóc, còn con, con mỉm cười"?

Mỗi người ra đi nhưng những giá trị sáng tạo thì để lại cho mọi người và còn sống mãi. Đỉnh cao của những sáng tạo là trí tuệ con người. Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà thế giới gọi là nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức. Tất cả mọi tri thức mọi sáng tạo lại là sản phẩm riêng của trí tuệ và tâm hồn của mỗi người. Ngày nay thế giới đã có hơn 6 tỷ người. Mỗi người là một hoàn cảnh riêng, một thế giới riêng, một nhân cách riêng, một kho trí tuệ tiềm năng vô tận, và là một vì sao sáng trong bầu trời sao nhân loại. Sống trong thời đại văn minh trí tuệ, con người sẽ được đề cao phát huy hơn bao giờ hết; thời đại đang có đủ điều kiện để thực hiện những khát vọng nhân văn mà cách đây bốn thế kỷ, từ năm 1601 trong các vở bi kịch nổi tiếng, Sếc Xpia đã đặt hết niềm tin của mình vào con người với lời ca: "Con người tuyệt tác của vũ trụ, con người với khả năng vô tận của nó, con người cao quý với lý trí sáng suốt của nó, với muôn vàn hình dáng cử chỉ tốt đẹp của nó, hành động thì như một thiên thần, hiểu biết thì như một bậc thánh, con người là vàng ngọc của vũ trụ, một sáng tạo kỳ diệu nhất". (Hăm-lét).

Sống trong thời buổi tập trung làm ăn kinh tế, ai cũng lo làm giầu về của cải vật chất, điều đó đúng rồi. Nhưng còn giá trị tinh thần của con người thì sao? Tinh thần (tình cảm) là hệ quả trực tiếp của thể chất và trí tuệ. Khi thể chất cường tráng, trí tuệ minh mẫn và phong phú thì tinh thần sảng khoái và sáng trong. Tinh thần sảng khoái và sáng trong ở mỗi cá nhân nâng tầm hồn, phẩm chất anh ta lên, trao cho người khác những tình cảm cao quý, thôi thúc anh ta hành động vì điều hay lẽ phải. Thực tế cuộc sống cho thấy, đời sống tinh thần cao hơn nhiều lần đời sống vật chất". (Tạp chí Cộng sản số 5-3/1999 trang 21). Chính A.Anh Xtanh đã cho rằng xúc cảm sâu sắc nhất và đẹp đê nhất mà chúng ta từng trải qua là cảm giác được những điều huyền diệu. Đó cũng là đỉnh cao của nhu cầu phẩm chất người, đỉnh cao của trạng thái hài hòa hạnh phúc chân-thiện-mỹ! Những giá trị của trí tuệ và tinh thần cao đẹp ấy đã nâng con người lên, trao cho con người tinh thần dũng cảm, để có dũng khí dám đương đầu với mọi sức chống đối nguy hiểm, để làm những việc nên làm. Sức mạnh nào đã khiến cho con người không sợ tra tấn, tù đày, gươm kề cổ, súng kề tai cũng như chiến thắng được mọi khó khăn hiểm nghèo, mọi cám dỗ của tiền tài danh vọng và bản năng thấp hèn? Đó là sức mạnh của lòng dũng cảm để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ độc lập tự do và lẽ phải cho con người, sức mạnh của sự hiến dâng, sẵn sàng hóa thân cho chí hướng và sự nghiệp cao cả Cho nên tinh thần dũng cảm có vị trí đặc biệt trong mỗi con người. Đó là lao động vĩ đại bên trong của tâm hồn, bản chất chân chính và vẻ đẹp thật sự của mỗi người sẽ thể hiện rực rỡ nhất trong lao động ấy. Cũng chính nhờ hành động dũng cảm, con người mới thật sự thể hiện mình và nhận thức được về mình; mới sẵn sàng ngăn ngừa chia sẻ những đau khổ bất hạnh của người khác, mới sáng lên ngọn lửa trung thực, cao thượng trong tâm hồn mình. Cho nên tinh thần dũng cảm là liều thuốc giảm độc mạnh nhất tạo ra sự miễn dịch vô địch trong tâm hồn con người. Mất 'lòng dũng cảm sẽ trở thành một sinh vật nhỏ bé, nhút nhát, hèn kém. Mất lòng dũng cảm, có thể bạn sẽ mất tất cả: danh dự, lòng tin, kể cả Tổ quốc. Bởi vì từ sự nhút nhát đến chỗ phản bội, đê hèn chỉ là gang tấc. Dũng cảm không chỉ cần trong chiến tranh, mà rất cần trong việc bảo vệ các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức, nhất là dũng cảm để tự chiến thắng mình.

Chúng ta đang xây dựng một xã hội tất cả vì con người, tất cả cho con người, mọi người vì mỗi người và mỗi người vì mọi người. C.Mác nói: Nhu cầu vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người là nhu cầu về người khác, nhu cầu về con người. Song chủ nghĩa cá nhân đang sản sinh ra mâu thuẫn đối lập và xung đột giữa con người với xã hội, giữa con người với con người. Biểu hiện chủ nghĩa cá nhân ở nước ta thường là: Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc vô trách nhiệm, nửa vời, ỷ lại, dựa dẫm, né tránh; Tính toán nhỏ nhen, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, đầu óc thiển cận, tầm nhìn hạn hẹp ; thói ngạo mạn, đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi, mất dân chủ, quan liêu, cục bộ, bè phái. Tóm lại chủ nghĩa cá nhân không lo mình vì mọi người" mà chỉ muốn "mọi người vì mình", do đó dẫn tới nhiều sai lầm, xấu xa, gây ra nhiều lo ngại, công phẫn bức xúc, cản trở sự phát triển của xã hội. Có người nhầm lẫn cho rằng chống chủ nghĩa cá nhân là chống lại lợi ích cá nhân và sự phát triển của cá nhân mỗi con người. Hoàn toàn không phải như vậy Chúng ta ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân, tiến tới "quét sạch chủ nghĩa cá nhân" chính là để giải phóng phát triển mỗi con người, nâng cao trình độ, trách nhiệm của mỗi người, kết hợp hài hòa các lợi ích, đặc biệt là đề cao sự nghiệp dân chủ hóa xã hội. Chỉ khi nào mỗi con người được giải phóng triệt để và phát triển toàn diện mới nở rộ mọi sáng tạo, mới làm cho xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Đất nước ta đã có những thời kỳ cách mạng một ngày bằng hai mươi năm, "ra ngõ gặp anh hùng". Những bà mẹ anh hùng, thiếu niên anh hùng, những gia đình có nhiều anh hùng, những đơn vị tập thể anh hùng. Không phải chỉ anh hùng trong chiến đấu mà cả trong những việc thường ngày như: thầy giáo anh hùng, phụ lão trồng cây anh hùng, anh Hồ Giáo đã hai lần được tuyên dương anh hùng về chăn nuôi. Một đất nước là “triệu phú về chủ nghĩa anh hùng cách mạng", một đất nước "mỗi con người lấp lánh một vì sao"? ở làng tôi gần đây có một em nhỏ sinh ra bị hỏng mắt do bố bị nhiễm chất độc trong chiến tranh. Trong cuộc thi học sinh giỏi văn toàn thành phố Hà Nội về tả một đêm trăng, em đã đạt giải nhất. Kỳ lạ thay từ nhỏ em chưa được nhìn thấy trăng bao giờ, nhưng lại tả rất hay, hay hơn cả những học sinh giỏi bình thường khác. Em đã miêu tả đêm trăng bằng sự hiểu biết qua văn thơ và nhạc, bằng tất cả sự rung động của tâm hồn và trái tim nhậy cảm ngây thơ của mình. Cùng với năng khiếu tuổi thơ, thật may mắn cho em đã sớm được vào học trường dành cho trẻ em khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi lần về thăm quê trong dịp tổng kết công tác giáo dục, em vừa đánh đàn vừa hát bài do mình sáng tác, đã gây sự xúc động lớn về một tấm gương sáng. Đó là em Nguyễn Mạnh Cường hiện đang học tại nhạc viện Hà Nội. Đó cũng là kết quả tổng hòa về sự phát triển tài năng tâm hồn của mỗi con người, với sự chăm lo của xã hội của mọi người, đã tạo nên một bông hoa nhỏ đáng yêu.

Mỗi con người, đứng trước Chúa thật là nhỏ bé. Theo lời kinh thánh: “Thân cát bụi lại trở về cát bụi".

Mỗi con người, trong cuộc sống trên trái đất này, lại thật sự là những bông hoa của đất, là những vì sao sáng trên bầu trời. Khi đã hòa vào trong lòng đất, thành cát thành nước, thành ngọc thành vàng, mỗi con người vẫn tiếp tục toả sáng hiến dâng cho đời, có khi còn hơn xưa. Mong sao cho mỗi người hãy: "Sống sâu sắc say sưa", để mãi mãi: "Mỗi con người lấp lánh một vì sao"!.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • PR – Công cụ trong hành trình của bạn vào xã hội văn minh

    21/03/2018Nguyễn Tất ThịnhĐặc tính của con người là muốn làm đẹp và được sự thừa nhận. Điều đó tự nó đã là một khuynh hướng , gần như là bản năng muốn là gì với người khác, cao hơn nữa hướng ra xã hội với một điều mãnh liệt thầm kín nhưng chính đáng là khẳng định mình. Đương nhiên là phải bắt đầu từ ‘Cái Tôi’ của mỗi người...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Để năng lực cá nhân được phát huy

    27/06/2007Phạm Đức RụcSự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm" - là nguồn nhân lực. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc...
  • Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

    06/01/2007Vũ Văn HạcBước vào thế kỷ XXI, vai trò của con người đối với sự phát triển lại càng chiếm vị trí nổi trội. Trong khuôn khổ của bài viết này, bước đầu, chúng tôi đề cập tới nội dung "con người" khi là thành viên xã hội, tức cá nhân, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ