Một câu chuyện cảm động

07:15 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Mười Hai, 2018

Ở Điện Phước, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam có một ngôi trường mang tên Junko.

Thầy Hiệu trưởng Trần Công Trường cho biết, biết mấy hôm nữa có đoàn Nhật Bản sang thăm trường, trao quà và hỗ trợ những học sinh thuộc diện nghèo khó. Từ ngày có trường Junko, năm nào cũng có đoàn Nhật Bản sang thăm. Họ đến giao lưu với các em học sinh, rồi về tận nhà phụ huynh xin ăn ở cùng để nắm bắt tình hình. Sau khi thu thập xong, sang năm họ quay lại và mang đến những phần quà thiết thực.

Ở nước ta, trường học thường lấy tên địa danh, tên danh nhân để đặt, sao trường mình lại có tên lạ vậy? Thầy Trường đáp: Câu chuyện dài làm, nó xảy ra cách đây đúng 20 năm. Bản thân tôi cũng bất ngờ về sự ra đời của ngôi trường, huống hồ các anh.

Và không phải ai khác, thầy Trường chính là người hiểu rõ ngọn ngành. Sau chiến tranh, xã Điện Phước có Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, ngày đó học sinh nhiều, đi lại khó khăn nên ngoài ngôi trường chính có một phân hiệu nằm cạnh trường Junko bây giờ.

Mùa hè năm 1993, người con gái Nhật Bản có tên Junko Takahashi tròn 20 tuổi, là sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Minh Trị Thiên Hoàng, học ngành Quan hệ quốc tế. Tranh thủ thời gian nghỉ hè, cô cùng những người bạn lên đường sang Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu các tư liệu phục vụ cho bài luận văn với chủ đề “Sự phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á”. Khi đặt chân đến vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, Junko ấn tượng bởi cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng họ sống hiền hoà, chân chất, nghĩa tình. Từ những người nông dân lam lũ đến những em bé thơ ngây, ai cũng chào đón cô và những người bạn rất nhiệt tình bằng sự mộc mạc gần gũi theo cách của người dân quê nghèo khổ.

Vừa đi, vừa chứng kiến, Junko mang trong mình nỗi trăn trở về cuộc sống của người dân xứ Quảng Đà. Dọc đường bắt gặp những gì, Junko đều ghi vào cuốn sổ nhật ký. Trong đó có trang Junko ghi rằng, khi tốt nghiệp ra trường, cô muốn tìm kiếm việc làm tại Việt Nam và dành số tiền lương để xây dựng một ngôi trường cho các em nhỏ học hành tử tế, đầy đủ tiện nghi.

Tuy nhiên, sau 1 tháng trở lại Nhật Bản, Junko qua đời sau một tai nạn giao thông.

Cứ ngỡ rằng, những tâm nguyện của cô gái trẻ xứ hoa anh đào sẽ không thực hiện, thì may thay, bố cô là ông Horotaro TaKahashi đã lật giở những trang nhật ký và biết được ước mơ của con gái mình. Thương con, ông Horotaro Takahashi quyết định sang Việt Nam thực hiện điều này.


.
“Theo phong tục người Nhật, khi con gái tròn 20 tuổi, họ tổ chức lễ trưởng thành, cha mẹ sẽ cho một ít tài sản. Ông bà Horotaro TaKahashi kinh doanh xăng dầu, thuộc dạng khá giả. Do đó, ngoài số tiền ba mẹ cho cùng với tiền tiết kiệm, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền phúng điếu…, ông bà Horotaro đã dành hết vào việc xây dựng Trường Tiểu học Junko và chi phí cho trang thiết bị của trường”, thầy Trường kể.

Sao chọn xã Điện Phước để xây trường, vì ông bà Horotaro TaKahashi chưa đến đây bao giờ? Thầy Trường cho biết ngày đó, qua GS Ebashi, thầy dạy Junko, kết nối với Việt Nam thông qua một giáo sư đang công tác tại Trường ĐH Đà Nẵng. Khi ấy, ở Điện Phước đang thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có một ngồi trường bé nhỏ, trang thiết bị hầu như không có. Khi hai vợ chồng Horotaro đến và họ đồng ý xây trường tại đây.
Ông bà Horotaro đã đầu tư 100.000 USD (tương đương 1 tỷ đồng) xây một ngôi trường 8 phòng, một nhà thi đấu, một công trình vệ sinh. Ngày 4/9/1995, ngôi trường hoàn thành và đưa vào sử dụng. Để ghi ơn người con gái Nhật Bản, ngôi trường cũ Hoàng Hoa Thám được đổi tên thành Trường Tiểu học Junko.

Trước cái chết của Junko, một nhóm sinh viên Trường Đại học Minh Trị Thiên Hoàng, nơi Junko học tập đã thành lập Hiệp hội Junko. Hội đứng ra quyên góp tiền của, vật dụng để đầu tư vào ngôi trường mà ông bà Horotaro xây dựng. Năm học 1995-1996, trường khánh thành và khai giảng năm học đầu tiên với 950 học sinh. Đến năm 2000, những người bạn của bố mẹ Junko tiếp tục quyên góp, xây thêm 5 phòng học trên tầng lầu, trị giá khoảng 200 triệu đồng... Càng trân trọng hơn, từ đó đến nay, hằng năm ông bà Horotaro và sinh viên Hiệp hội Junko đều sang thăm trường từ 1-2 lần.

Đặc biệt, Hiệp hội Junko năm nào cũng trao tặng hàng trăm suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Trong đó, thường dành cho học sinh trường Junko từ 20-45 suất, trị giá mỗi suất 20 USD.
“Một ngôi trường được xây dựng bằng sự thiện tâm và tình nhân ái của Junko, của bố mẹ, bạn bè và người thân của cô, của những giáo sư và sinh viên Trường Đại học Minh Trị Thiên Hoàng, đã tồn tại trên đất Quảng Nam gần 20 năm qua, chính là vườn hoa đẹp của tình hữu nghị Việt - Nhật”, thầy Trần Công Trường.

Cảm kích trước nghĩa cử của Junko và những người thân, bạn bè của cô, thầy trò nhà trường ra sức thi đua học tập, giảng dạy thật tốt.
Đến năm 2000, trường Junko là ngôi trường thứ hai ở TX Điện Bàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia 1996 - 2000. Năm học 2015-2016 này, trường Junko tiếp nhận hơn 450 học sinh vào 18 lớp tiểu học.

Suốt chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, ngôi trường đã đào tạo và nâng bước biết bao thế hệ học sinh. Rất nhiều người xuất phát từ ngôi trường đã trưởng thành và đóng góp đáng kể cho quê hương, đất nước…
Không dừng lại ở sự nghiệp trồng người, vào những ngày mùa màng, tranh thủ những ngày Chủ nhật, người nông dân lại mượn sân trường để phơi lúa, sắn, bắp...Hay những tháng ngày mưa bão, lũ lụt, ngôi trường là nơi che chở, nương trú của những hộ dân nghèo.

Trường Tiểu học Junko được xây dựng khang trang

.

Dẫn chúng tôi tham quan căn phòng đặt bàn thờ Junko, thầy Trường chia sẻ, những ai đã từng giảng dạy và học tập tại ngôi trường này đều chung tâm trạng bùi ngùi, xúc động khi nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của trường, được xây dựng bằng trái tim, khối óc của những con người giàu lòng hữu nghị, yêu thương và gắn bó với mảnh đất này.

Còn ông Lê Văn Đình, thôn Nhị Dinh 3, kể, giai đoạn thập niên 90 của kỷ trước, ở Điện Phước chỉ có ngôi trường nhỏ bé, thiết bị thiếu thốn, con em ở đây đi học khổ lắm. Nhưng từ ngày trường mang tên cô gái Nhật mọc lên thì điều kiện học tập thay đổi hoàn toàn.
Ông Đình có 2 người con gái từng học tại trường Junko, và đến nay đều đã trở thành sinh viên.
“Cảm ơn Junko đã cho con em Điện Phước có một ngôi trường để học tập. Chất lượng dạy và học ở trường được nâng cao nên gia đình các xã bên cạnh cũng đưa con đến đây theo học", ông Đình cho biết.

*Một câu chuyện thật cảm động được chia sẻ trên FB của Phan Đình Anh Khoa, cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật.

Nguồn:Facebook
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trường học các loài vật

    30/07/2010Minh BùiNgày xửa ngày xưa, các loài vật quyết định phải làm một cái gì đó thật lớn để đáp ứng các vấn đề của “Thế giới mới” cho nên chúng tổ chức một trường học. Chúng chọn chương trình học gồm có 4 môn: chạy, leo trèo, bơi lội và bay. Để dễ quản lý, mọi con vật đều phải học tất cả các môn...
  • Sự tích tên trường đại học Harvard

    23/10/2018Bùi MinhVì sao trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, cái nôi đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, 62 tỷ phú (chỉ tính những người còn sống) và 150 chủ nhân giải Nobel lại mang tên Harvard?
  • Phải chăng chưa có 'môn học lịch sử' trong nhà trường?

    13/04/2018Cao Thoại ChâuLà một giáo viên có thâm niên 35 năm dạy môn Sử - Địa, tôi không có gì để phải chọn một cái tựa “giật gân” như trên, nhưng thật sự tôi nghĩ môn học gọi là “lịch sử” hiện nay chưa phải đích thực môn học theo đúng nghĩa một khoa học về quá khứ với những quy luật mà nó phải có...
  • Tại sao học sinh không thích tới trường

    07/12/2016Nguyễn DưTheo chuyên gia tâm lý học nhận thức người Mỹ tên là Daniel T. Willingham, học sinh không thích đi học bởi giáo viên không có hiểu biết đầy đủ về các quy luật nhận thức, do đó không biết cách trình bày kiến thức theo cách thức kích thích bộ não của người học. Tuy nhiên...
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • Trường Đời

    10/05/2016Hùng LânTrong lý lịch trích ngang của tôi khi tạo blog trên Yahoo có ghi nơi đã theo học là Trường Đời. Trường này chắc hẳn rất nhiều người biết, nhưng cũng nên giới thiệu một tí về nó để mọi người biết thêm những ưu khuyết của trường hầu đánh giá được trình độ của những ai tốt nghiệp trường này...
  • Nghèo đói là trường đại học lớn nhất

    18/03/2015Mẹ tôi, người mẹ tốt nhất thế gian tên Lý Diệm Hà. Bà đã tần tảo quần quật làm việc ngày đêm... Mẹ đã làm tất cả chỉ để cho tôi có thể theo
    học nên người...
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Giai thoại về sự ra đời của đại học Stanford

    23/09/2014Một cặp vợ chồng bước vào văn phòng chủ tịch trường đại học Harvard. Người phụ nữ mặc chiếc váy vải bông kẻ carô đã bạc màu, người chồng khoác lên người một bộ đồ vét vải bông thô nhưng đã cũ xơ xác. Thoáng nhìn qua bộ cánh tầm thường của hai vợ chồng nhà nọ, cô thư ký ngồi trước cửa văn phòng ông chủ tịch hiểu ngay rằng cặp vợ chồng quê mùa này hẳn lạc đường...
  • Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức?

    24/02/2014Quan niệm chung trên thế giới (và có lẽ cả ở Việt Nam) cho rằng trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, truyền thụ tri thức mà còn là nơi sản sinh ra tri thức.
  • Tinh thần Đại học

    28/06/2011Nguyễn Thị Từ HuyNhững suy nghĩ trong bài viết này tập trung xung quanh một vấn đề: thế nào là tinh thần đại học. Những gì được nói ra ở đây cũng không phải là mới mẻ, tuy thế dường như đã bị lãng quên hay chưa được ý thức đầy đủ. Những suy nghĩ này cũng không có tham vọng bao quát hết mọi phương diện, mà chỉ dừng lại ở những phương diện đã không còn gây tranh cãi khi các nhà giáo dục thế giới đề cập đến giáo dục đại học...
  • Trường đại học sáng tạo sáng chế TRIZ

    10/02/2003Trường đại học sáng tạo sáng chế được thành lập theo sáng kiến của Thầy Altshuller và Thầy cũng là người cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy. Trường có mục đích đào tạo các nhà sáng chế chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, giảng dạy phương pháp luận sáng tạo (PPLST) và các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo sáng chế.
  • xem toàn bộ