Nên tập nghe những lời trách cứ

12:54 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Chín, 2006

Người lãnh đạo quốc gia, suy cho cùng, cũng là một con người, và theo cách nhìn tích cực, luôn luôn trong quá trình hoàn thiện phẩm chất mà không bao giờ đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối. Bởi vậy, mắc sai lầm, một trong những thuộc tính nhân văn, là điều người lãnh đạo không thể tránh khỏi.

Người lãnh đạo có thể tự mình ngăn chặn, phát hiện và khắc phục sai lầm của mình bằng cách tự phê bình, kiểm điểm. Người dân cũng có thể giúp người lãnh đạo làm việc đó, bằng cách lên tiếng góp ý trước khi người lãnh đạo quyết định hoặc phê phán sau khi người lãnh đạo có một quyết định sai. Phê phán tích cực, người dân không chỉ chê trách, mà còn đề xuất các ý tưởng, giải pháp cụ thể để sửa sai.

Góp ý, phê phán của người dân về hoạt động của người lãnh đạo quốc gia là các giao tiếp đặc trưng của nền dân chủ. Đó là cách người dân phản biện đối với chính sách, cả đối với công việc cụ thể của người lãnh đạo trong khuôn khổ thực hiện chức năng lãnh đạo. Tất nhiên, không phải sự phản biện nào của người dân cũng hoàn toàn đúng, hợp lý. Tuy nhiên, việc lắng nghe và tiếp nhận ý kiến phản biện khách quan cho phép người lãnh đạo có điều kiện nhìn nhận, đánh giá hoạt động của mình ở nhiều góc độ, theo nhiều quan điểm khác biệt. Trong mọi trường hợp, sự phản biện khách quan của người dân có tác dụng như một tấm gương soi: nhìn vào đó, người lãnh đạo càng biết rõ, hiểu rõ về bản thân, cũng như về người dân và điều đó có tác dụng tích cực cho việc hoàn thiện năng lực, phẩm chất lãnh đạo.

Ở Việt Nam, chưa bao giờ những người lãnh đạo quốc gia phải đương đầu với một lời trách cứ hoặc một nhận xét, đánh giá mang tính phê phán, một cách công khai, trực tiếp, chính thức và đích danh, từ phía người dân. Chắc chắn không thể giải thích điều này bằng cách lập luận rằng đó là do người lãnh đạo không bao giờ mắc sai lầm hay, nói cách khác, người lãnh đạo luôn có những quyết sách hợp lòng dân, luôn lắng nghe ý kiến của dân và luôn hành động đúng theo ý nguyện của dân.

Việc người dân chưa được tạo điều kiện để góp ý, phê phán chính thức đối với hoạt động của người lãnh đạo quốc gia thể hiện ở hai điểm nổi bật.

Thứ nhất, người dân dù có muốn cũng thực sự không biết trách cứ, phê phán ai. Trong cơ chế lãnh đạo, quản lý nhà nước hiện hành, không có vị trí nào tỏ ra có quyền tự quyết định và tự mình chịu trách nhiệm. Chủ thể ra những quyết định tối hậu quan trọng luôn là một cơ quan, một tổ chức, một định chế, chứ không phải một con người cụ thể giữ một cương vị cụ thể; bởi vậy, tác giả của những sai lầm có thể có trong hoạt động lãnh đạo luôn là một chủ thể trừu tượng, là tập thể, cơ chế, hệ thống. Người dân chỉ có thể trách móc, phê phán tập thể, cơ chế, hệ thống chứ không trách móc, phê phán được cá nhân người lãnh đạo.

Và một điều nghịch lý đến như một tất yếu: tập thể, cơ chế, hệ thống đã và đang chịu sự phê phán, bị mổ xẻ để tìm ra khuyết tật, căn bệnh; còn các vị trí lãnh đạo cụ thể của bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, thậm chí còn thường xuyên nhận được những lời khen ngợi.

Thứ hai, trong việc góp ý, phê phán, cả khi đối tượng góp ý, phê phán chỉ là những cái gì đó trừu tượng, người dân thường xuyên đối mặt với nhiều chướng ngại, rào cản hữu hình và vô hình. Thực ra, việc phân định ranh giới giữa phê phán tích cực (được hiểu là phê phán với tinh thần xây dựng) và phê phán đả phá (được hiểu là phê phán mang tính chất bài xích, phá hoại) không hề đơn giản. Tuy nhiên, tôn trọng quyền phê phán của người dân, như một trong những quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân, người lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm làm rõ ranh giới đó bằng cách xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ và minh bạch để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền phê phán của mình. Trong một hệ thống pháp luật lành mạnh, mọi trách cứ, phê phán của người dân đối với người nắm quyền lực công được suy đoán, trên nguyên tắc, là phê phán tích cực; người cầm quyền, muốn buộc người dân vào tội đả phá với ý định xấu thì phải chứng minh điều đó.

Một khung pháp lý như thế, đến bây giờ, vẫn mới chỉ là đề tài bàn luận.

Làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội. Phải làm thế nào để những lời trách cứ, phê phán của dân đối với cá nhân người lãnh đạo không là nỗi ám ảnh, là điều đáng ngại, mà thực sự là những điều cần thiết, là tấm gương soi mà người lãnh đạo cần có, cần sử dụng thường xuyên như một trong những công cụ để tự hoàn thiện mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Thế nào là đổi mới?

    19/05/2018Trường GiangĐổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
  • Cảm hứng của sự phát triển

    27/09/2016Minh Châu thực hiệnTham gia vào cuộc đua toàn cầu mà ở đó không hề có sự ưu tiên, ưu đãi nào, WTO mở ra cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, và rộng hơn nữa, với các thể chế phát triển của thế giới. Có một chuyên gia đã từng cho rằng từ “chợ” nhà ra “chợ” WTO, doanh nghiệp, doanh nhân phải làm rất nhiều...
  • Đọc và nghe nhìn

    14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
  • Sao chỉ so mình với chính mình

    15/05/2016GS. Tương LaiLối sống bằng lòng với cái hiện có có thể thấy qua những quan niệm như ngại bứt dây động rừng, tự an ủi tránh voi chẳng xấu mặt nào, chủ trương cơm sôi nhỏ lửa, một điều nhịn là chín điều lành...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Đóng - mở và kết nối

    29/08/2006Nguyễn Xuân HiếuNhà Nguyễn, ngànhDu lịch, trailàng, cơ quan chức năng, ông thủ trưởng nọ, nhà hàngxóm kia, VNPT...cho hay cáisự đóng, mở và kếtnối từ xưa chí nay,từ trên xuống dưới,từ tư tưởng đến lờinói vàhàng động đánglo lắm...
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Im lặng và hứa suông: Hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/07/2006Hải YếnHiện nay nhân dân là các doanh nghiệp đã và đang bị một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất hành hạ đủ kiểu và ngày càng tinh vi. Tại kỳ họp Quốc Hội lần này, vấn đề lại được đưa ra thảo luận và việc giải quyết mối quan hệ giữa các công chứclà nhân dân - doanh nghiệp được gọi vớicái tên là: “Cải thiện quan hệ củacơ quan hành chính với dân”...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Cầu nối bị đứt gãy

    08/06/2006PGS-TS Chu HảoNhững bài học không thể nào quên rút ra từ sự cố cơn bão Chanchu còn phải được tiếp tục phân tích một cách thấu đáo. Bài học trước tiên đương nhiên là về công tác dự báo khí tượng thuỷ văn. Vẫn biết dự báo khí tượng thuỷ văn là một công việc hết sức khó khăn!
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Thư gửi bí thư đảng ủy

    14/03/2006Nguyễn Văn MinhSau các hoạt động, khi đoàn viên... về hết rồi thì chỉ còn mình tôi với... một đống sổ sách. Hoạt động hằng tháng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà có tới hơn một chục cuốn sổ công tác. Mỗi tháng một lần ngồi viết nghị quyết trên bốn mặt công tác, dù có cô đọng lắm thì cũng “đi đứt” gần 10 trang A4 cho một nghị quyết...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Đồng bộ

    17/01/2006Hà Văn ThịnhChuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • xem toàn bộ