Nghệ thuật sắp đặt (installation) và tương lai của nó tại Việt Nam

08:57 SA @ Chủ Nhật - 23 Tháng Năm, 2010

Trong đời sống mĩ thuật Việt Nam hiện tại, cùng với "nghệ thuật trình diễn ", cụm từ "nghệ thuật sắp đặt " có lẽ được nhắc đến với tần số khá lớn. Cùng với chúng là những khái niệm khá mơ hồ về các loại hình nghệ thuật thị giác có tên gọi chung là "nghệ thuật đương đại " ... Bởi đối với đông đảo công chúng, nghệ thuật sắp đặt vẫn là một "cái gì đó " khá mới mẻ, không dễ tiếp cận/tiếp nhận. Ngay cả nhiều họa sĩ, những người vốn quen thuộc với tư duy tạo hình trong không gian hai chiều của hội họa giả vẽ, không phải ai cũng hiểu rõ những thuộc tính và tiêu chí của nghệ thuật sắp đặt.

Sau đây là cuộc trò chuyện với một số nhà lí luận phê bình và nghệ sĩ về vấn đề này.

Các loại hình nghệ thuật thị giác đương đại như sắp đặt, trình diễn, video art...,đặc biệt là nghệ thuật sắp đặt (installation) đang chiếm thế "thượng phong " trong hoạt động sáng tác của nhiều nghệ sĩ trẻ và từng bước hòa nhập vào đời sống mĩ thuật Việt Nam. Anh có thể định nghĩa nghệ thuật sắp đặt như thế nào để công chúng dễ lĩnh hội?

Nhà phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân: Xuất hiện trên thế giới khoảng 50 năm nay mà khởi nguồn từ việc bày các "vật có sẵn" và cả mớ ý tưởng cách tân khác của pop art hay happening art, installation (sắp đặt) đã trở thành kẻ chiếm đoạt không gian đáng sợ nhất của các cuộc triển lãm và hội chợ mĩ thuật thế giới.

Khái quát thì tác phẩm sắp đặt có các đặc điểm: dùng các vật có sẵn "thượng vàng hạ cám", từ rác tới vàng, bạc, kim cương, từ cái cốc giấy, từ cái tàu ngầm thật, từ bánh ngọt, cá thối tới ôtô xịn. Nó cũng có thể dùng các vật do nghệ sĩ chế tác: tranh, tượng, đồ thủ công…Các vật này được sắp đặt, tạo ra một không gian mà người xem sẽ tương tác với nó. Không gian này có thể là một phòng bảo tàng một kiến trúc cụ thể hay một không gian mở ngoài đường phố, thậm chí cả một khoảng thiên nhiên mênh mông. Nó thường tuân theo một ý tưởng hay nhắm vào một chủ đề, có lời bạch để tương tác với người xem. Nó thích gây sốc và gây chú ý bằng các thủ pháp phóng đại, hài hước hay kinh dị…Nó có yếu tố thời gian khi tác giả dùng các chất sẽ biến dạng, các sinh thể sẽ sinh trưởng tàn lụi trong quá trình triển lãm, các chuyển động…Cuối cùng, nó là một dự án được curator để mắt tới để rồi hình thành tại triển lãm và “mất đi" sau khi trưng bày (tất nhiên có ghi lại bằng hình ảnh tư liệu).

Sắp đặt mở rộng hết cỡ biên giới mĩ thuật và đã trở thành một bộ môn mĩ thuật như hội họa, điêu khắc…Nó đã có những tác phẩm, tác giả cổ điển của mình. Từ giữa những năm 1990, sắp đặt xuất hiện ở Việt Nam và gần đây đã lớn mạnh, trở thành kẻ chiếm đoạt không gian và tiền tài trợ ở các sự kiện mĩ thuật.

Nhạc sĩ Quốc Bảo: Được xem là nhánh tích cực nhất của xu hướng hậu hiện đại, sắp đặt mang vác trên vai nó gần như toàn bộ hành trang mĩ học của xu hướng này. Có thể kể, đó là việc chọn nguyên liệu là vật thể thay vì “tinh thể”; xem phó bản là nguyên bản; tinh thần phủ nhận các giá trị truyền thống; tính chất tạm thời.

Sắp đặt có thể ví như “cuộc chơi” của những vật thể (objects). Nếu như trong nghệ thuật “chính lưu”, nguyên liệu được sử dụng phải là những “tinh thể” – là màu sắc, hình khối, đường nét, là các âm thanh có cao độ chính xác, các màu sắc đã được định danh – thì ở sắp đặt, các vật thể trở thành nguyên liệu. Vật thể ở đây được hiểu như vật phẩm trung gian có sẵn, tồn tại sẵn, chẳng hạn: chai bia, chiếc nón, cây gậy, tảng đá, chiếc xe máy, chiếc đồng hồ…Cũng như trong nghệ thuật sắp đặt thị giác, khi sắp đặt âm thanh, người nghệ sĩ cũng chủ động đưa ra một môi trường âm thanh ngẫu nhiên, không có chủ đích, “hệt như cuộc sống”. Tiếng động, tiếng ồn…, các vật thể âm thanh đã định hình xuất hiện bên nhau hoặc nối tiếp nhau theo trật tự vô định: tiếng còi xe, tiếng hò reo trẻ con, tiếng khóc lặng lẽ, tiếng chuông điện thoại, tiếng máy xay sinh tố, tiếng quạt trần cót két…

Họa sĩ Trần Lương: Thực ra, những loại hình nghệ thuật đương đại này không phải là từ phương Tây và quá mới mẻ như cách hiểu lầm của số đông hiện nay. Performance, installation..., những loại hình nghệ thuật này không phải là sự vọng ngoại gì cả. Vườn đá, vườn bonsai đã có từ thời cổ, xuất hiện ở châu Á trước cả châu Âu. Đây chính là nghệ thuật sắp đặt và đã đi vào đời sống từ thời phong kiến, đã thành nếp văn hoá. Chính vì những loại hình nghệ thuật đó không phải là mới, nên tôi nghĩ đó chỉ là phương tiện thôi. Nghệ thuật luôn nắm bắt lấy những phương tiện mới, để nói lên cái gì của mình và từ đó làm ra truyền thống mới. Nó đơn giản chỉ là phương tiện, không phải là style (phong cách) hay cái gì ghê gớm. "Bản sắc" Việt Nam và cá tính của họa sĩ, chính là tinh thần được thể hiện thông qua những phương tiện nghệ thuật ấy.

Nhà phê bình mĩ thuật Lương Xuân Đoàn: Nếu nói các loại hình nghệ thuật đương đại có mặt ở ta như một "sự kiện " thì thực tế không hẳn là vậy, nhưng ít ra trong một loại hình mĩ thuật đương đại là một điều mới. Chúng ta nên ủng hộ các nỗ lực sáng tạo có tính mới mẻ này. Nói "mới mẻ" là so với Việt Nam, còn ở thế giới, những gì mới mẻ mà các nghệ sĩ Việt Nam đang tìm tòi đã xuất hiện cách đây mấy thập niên rồi.Ở thập niên 1990, có các họa sĩ Trương Tân, Bảo Toàn, Minh Thành...,sau này xuất hiện thêm Ly Hoàng Ly, Châu Giang, Minh Phương, Bùi Công Khánh...đã làm mĩ thuật đương đại. Họ làm được đến đâu, có được ghi nhận hay không là một chuyện, nhưng những gì họ làm đã tác động đến nền mĩ thuật đương đại Việt Nam. Hãy tạm gọi đó là những "sự kiện " mĩ thuật trong đời sống, giúp ta phá vỡ khung cảnh yên lặng buồn tẻ của hội họa giá vẽ. Hay nói cách khác, sự xuất hiện của mĩ thuật đương đại giúp các nghệ sĩ thể hiện cách nhìn mới về xã hội, cho dù chưa đạt được đến độ hoàn hảo nhưng nó đã nói được những gì cần nói. Đặc điểm của mĩ thuật đương đại là tính thời khắc trong sự bày tỏ, có khả năng hướng tới đời sống cộng đồng, lôi kéo được công chúng vào tác phẩm của mình, mặc dù nghệ thuật này đòi hỏi thời gian trải nghiệm mới có được công chúng.

Ở nước ta, ngày càng có nhiều nghệ sĩ trẻ gia nhập trào lưu đương đại, mong muốn trở thành nghệ sĩ sắp đặt. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia vốn là "cái nôi" của các loại hình nghệ thuật mới, gần đây, hội họa giá vẽ đã trở lại vị thế chủ đạo như trước. Vậy theo anh, tương lai của nghệ thuật sắp đặt (installion) tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Họa sĩ Trần Lương: Cùng với perfomance, installation là loại hình mĩ thuật đương đại mang lại sức sống mới cho đời sống mĩ thuật Việt Nam. Chúng là những phương thức sáng tạo đa năng và tiện lợi, giúp nghệ sĩ thể hiện cảm xúc và bày tỏ thái độ đối với môi trường sống. Với tôi, những phương tiện đầy tiềm năng này đem lại cho tôi nhiều năng lượng sáng tạo.

Nhà phê bình mĩ thuật Lương Xuân Đoàn: Nói chung, các loại hình nghệ thuật mới mẻ này đã có được sự ủng hộ của người làm nghề, tuy sự ủng hộ này còn dè dặt và cũng chưa phải là của tất cả mọi người làm nghề. Trong hoàn cảnh hiện nay, cần trân trọng sự dấn thân, sáng tạo của các nghệ sĩ làm sắp đặt, trình diễn và tạo cho họ điều kiện làm việc. Cũng đừng nên nghĩ rằng những loại hình nghệ thuật mới này là xa lạ với truyền thống của người Việt. Trong khung cảnh xã hội đang biến đổi nhanh, chỉ một vài năm nữa, những loại hình nghệ thuật mới sẽ bắt kịp xu thế của đời sống hiện đại. Và chính nó chuẩn bị cho cái nhìn, cho mĩ cảm của công chúng đối với nghệ thuật đương đại.

Nhạc sĩ Quốc Bảo: Sắp đặt là một trong những phương cách biểu hiện nghệ thuật thị giác và cả thính giác đương đại phổ thông nhất, và do đó có vẻ hấp dẫn nhất. Nhưng cũng vì thế, nó dễ rơi vào tình trạng tùy tiện nhất. Sắp đặt luôn có vẻ của một cuộc chơi. Nó không đủ nghiêm túc, nếu ta hiểu “nghiêm túc” như một cuộc tìm kiếm các “tinh thể”. Nó ngẫu hứng, thiếu tổ chức và ít lề luật. Điều này phù hợp với các tiêu chí của xu hướng hậu hiện đại nhưng tương lai của sắp đặt sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo ra các giá trị mới của chính nó.

Nhà phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân: Trong vòng hơn 10 năm vừa qua, có thể thấy một số khuynh hướng sắp đặt ở ta đã bùng phát, sáo mòn và mỏi mệt cùng lúc: lễ hội dân gian, nghệ thuật ý niệm và xu hướng đưa ra vấn nạn xã hội…Một số Festival mĩ thuật đã chứng tỏ vị trí, sự “tiến bộ” của sắp đặt cũng như sự công nhận xã hội dành cho loại hình này. Nó đồng thời đặt ra các vấn đề về quản lí, tài trợ của Nhà nước, các tổ chức văn hóa trong và ngoài nước, vấn đề curator độc lập và tính chuyên nghiệp của các nghệ sĩ làm sắp đặt. Ở cả bốn mặt này đều còn nhiều bất cập, song xuyên qua đám “bùng nhùng” đó, sắp đặt vẫn sẽ phát triển và làm kẻ chiếm không gian và phản biện trong mĩ thuật, bởi đó cũng là hai thuộc tính của một tác phẩm sắp đặt đúng nghĩa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghệ thuật tương tác có phải là nghệ thuật?

    19/12/2009Hương Lan, ảnh nghệ sĩ cung cấpSau nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn… gần đây người ta bắt đầu nhắc đến nghệ thuật tương tác (hay còn gọi là nghệ thuật quần chúng) đang như một “thỏi nam châm” với các nghệ sĩ theo đuổi hội hoạ ngoài giá vẽ. Thỏi nam châm này liệu có trở thành một trào lưu mới?
  • Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật

    08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
  • Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

    17/08/2009Nguyên HưngĐó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế. Phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không?
  • Xem lại những bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên

    27/07/2009Trịnh ChuDương Bích Liên không những thể hiện được tâm hồn mà còn vẽ được cái duyên của người phụ nữ - là cái khó nhất, mơ hồ nhất. Các cô gái trong tranh Dương Bích Liên đẹp, nữ tính đúng nghĩa, dịu dàng, thùy mị, đằm thắm… và rất Việt Nam. Tranh ông thường quan tâm đặc tả chi tiết (chủ yếu là ánh mắt).
  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

    17/06/2009Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “Hòa quyện” đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • xem toàn bộ