Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

03:51 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Sáu, 2003

Rất nhiều người đã nói về sự quá tải thông tin, nhưng chưa ai đo đạc mức độ của nó. Đó có thể là một phạm vi rất mơ hồ", tiến sĩ Neville Meyers tại Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane, Austarlia, phát biểu.

Meyers đang dự định bắt tay vào một nghiên cứu kéo dài 5 năm để lượng hoá khái niệm "sự tê liệt thông tin" - tình trạng một người không thể vượt qua nổi sự tiếp nhận thông tin ngày càng nhiều.

Email là ví dụ điển hình của kiểu gia tăng thông tin mà con người đang phải đối mặt hàng ngày. "Trước đây, chỉ 5 hay 6 bản ghi nhớ là quá nhiều. Nhưng bây giờ bạn nhận tới 30-40 email một ngày, mất tới tiếng rưỡi để xử lý 10 cái cần thiết trong đó". Theo một khảo sát tiến hành năm 1997, hơn 50% nhà quản lý Australia cho biết họ không thể xử lý nổi số thông tin thuộc trách nhiệm của mình, trong khi 1/3 cho biết họ là nạn nhân của "sự mệt mỏi thông tin".

Trong khi hầu hết mọi người đều phải chịu đựng sự quá tải thông tin, một số lại tỏ ra có khả năng đối phó tốt hơn người khác. Neville cho rằng tuýp người và ngành nghề bạn đang làm có thể quyết định khả năng đó.

Con người biến thiên từ những "kẻ săn tin" thèm khát mọi loại tin tức, đến những "người trì hoãn" nhận được hàng khối thông tin nhưng chả buồn đụng đến nó. Còn một diện nữa là những người may mắn chả nhận được mấy thông tin.

"Chúng tôi đã phát triển một mức thang đo khả năng đối phó với sự quá tải thông tin. Nó sẽ được sử dụng để đánh giá kết quả nghiên cứu thực hiện trên những người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Chúng tôi muốn biết khả năng đối phó với thông tin của từng loại người trong từng ngành nghề tương ứng là như thế nào. Đó có thể là một điều lý thú", Neville nói.

Nghiên cứu cũng có thể xác định liệu có những vấn đề sức khoẻ liên quan tới infostress, một hiện tượng mới do sự tiếp cận với nguồn thông tin gia tăng trên Internet gây ra, hay không.

Minh Thi (theo ABC Online)


LinkedInPinterestCập nhật lúc: