Người giỏi và bọn... dở hơi khác nhau thế nào?

09:23 SA @ Chủ Nhật - 23 Tháng Tám, 2015

Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản trong cuộc sống và công việc của người thành công (người giỏi) và kẻ thất bại (bọn dở hơi). Tuy hơi hài nhưng đọc để tránh nhé...

Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

Người giỏi đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.


Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.

Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.

Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.

Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.

Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.

Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.

Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.

Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.

Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.

Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.

Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.

Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.

Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.

Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.

Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.

Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.

Danh sách còn dài, nhưng lười quá, dừng ở đây nhé.

Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người giỏi và bọn dở hơi của riêng tớ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

    26/06/2017Đoan TrangTheo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
  • Sự nghiệp của Người Giàu

    19/11/2015Nguyễn Tất ThịnhNgười Giàu = bởi chính cuộc đời của họ là Giá trị sống, mang trên mình sự nghiệp tạo ra Giá trị xã hội, vì thế ở họ hội tụ, thăng hoa ( Cống hiến + Thành đạt + Hạnh phúc ) chia sẻ tích cực và rộng rãi được với Nhân Quần. Người ta ngợi ca họ bởi Họ chính họ là những người thực hành được Đạo Đức...
  • Người giàu khác trọc phú như thế nào?

    12/10/2015Nguyễn Tất ThịnhNgười giàu: Uy tín là sự nỗ lực cho các cam kết, Trọc phú: Uy tín là cao mượn oai hùng. Người giàu: Đồng tiền là để mua sự thuận tiện và hiệu quả, Trọc phú: Đồng tiền là cái có thể mua được tất cả.....Vậy, thực sự "Người giàu" và "Người nghèo" khác nhau như thế nào?
  • Người nghèo, chó dữ và những ông chủ giàu

    13/11/2014TS. Phạm Duy NghĩaSuy nghĩ từ vụ chó bécgiê cắn chết một phụ nữ đi mót cà phê ở Buôn Ma Thuột...
  • Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?

    12/07/2014Theo một nghiên cứu mới được xuất bản gần đây thì đồ vật mà người giàu thường để ở đầu giường chính là sách. Nhưng cách thức đọc sách của người giàu lại không giống với người nghèo...
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • Người giàu nhì hành tinh học làm giàu như thế nào?

    15/06/2007Bất chấp mọiđổi thay, câu lạcbộ top10 đại gia giàu nhất hành tinhcó 2vị trí vẫn sừng sững khôngđổi chủ. Chiếmngôi đầu bảng khôngai khác ngoài trùm Microsoft với phongđộ 50 tỉ USD. Giữvị trí á quân vàđầy tiềmlực là nhà đầutư lão luyện WarrenBuffet (44 tỷ USD). Doanh nhân "thất thậpcổ lai hy" này vẫn không chịu nhườngbước cho lớp trẻ mà tiếp tục bền bỉ sánh bước cùng BillGates trong bảng "vàng”.
    WarrenBuffett cho rằng sống giàu có mà khôngđược yêu mến thì chỉ làsống cô đơn.
  • Khi người giàu nhất thế giới đến Việt Nam

    20/04/2006TS. Đặng Đức LongSự kiện Bill Gates - người giàu nhất thế giới - sang thăm VN (tối 21-4 tới) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Sự thành công đáng ngưỡng mộ của Bill Gates đã tạo nên khát vọng cho biết bao con tim của giới trẻ trên khắp thế giới cũng như ở VN...
  • Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản?

    26/12/2005Trần Cao DũngTôi thường nghe mọi người nói : ‘Khi nào tôi kiếm được thật nhiều tiền, tất cả các vấn đề khó khăn về tài chính sẽ chấm dứt.’ Trong thực tế những rắc rối chỉ mới bắt đầu. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mới trở nên giàu có lại phá sản ngay vì họ luôn dùng những công thức, thói quen tài chính cũ để áp dụng vào việc giải quyết những vấn đề tài chính mới...
  • xem toàn bộ