Người thành công thường tò mò và thích đọc sách

11:13 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Ba, 2016

Điều gì giúp một người đạt được thành công? Điều gì làm cho họ có động lực thành công và trở thành người lãnh đạo giỏi?

Những câu hỏi này kích thích Tom Butler – Bowdon, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển cá nhân, đã bỏ ra sáu năm để nghiên cứu, đọc và phân tích những tấm gương doanh nhân thế giới để tích hợp các đặc điểm thường thấy ở người thành công.

Những tóm tắt dưới đây chỉ nêu ra một phần nhưng có thể thúc đẩy bạn tự khám phá một số nguyên tắc của người thành công.

Thành công đích thực

Mục tiêu phấn đấu của Albert Einstein là: “Đừng cố gắng theo đuổi sự thành công, hãy trở thành người có giá trị.”Vì thế, chúng ta sẽ không bao giờ có được thành công thật sự nếu thất bại trong việc làm một con người. Khả năng cho nhận yêu thương, biết lắng nghe và ham học hỏi đều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc của chính mình.

Thành công không phải là một sự kiện hay một kết quả riêng biệt mà là sự biểu hiện của cái tốt đẹp nhất ẩn chứa bên trong bạn. Một khi nhân cách cũng như khả năng của bạn được thể hiện trọn vẹn và cao quý nhất thì lúc đó bạn đang trở thành người có giá trị. Và khi bạn càng có giá trị với nhiều người thì thành công sẽ song hành như hình với bóng.

Lạc quan

Lạc quan là một sức mạnh. Đây là một tính cách được tất cả những doanh nhân khám phá từ những khó khăn. Nelson Mandela, Abraham Lincoln, Henry Ford đều thừa nhận rằng điều giúp họ vượt qua những thời gian khắc nghiệt chính là khả năng tập trung vào những suy nghĩ tích cực.

Ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba cũng có một khả năng khác thường trong việc đối mặt với những thử thách khó khăn và từ đó mới có câu: sự lạc quan cứng rắn. Bên cạnh đó, những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công đơn giản không chỉ vì họ tin rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc duy trì niềm tin vào sự thành công khiến họ nổ lực hơn nữa.

Một mục đích, mục tiêu hay tầm nhìn rõ ràng

Thành công đòi hỏi một sự tập trung cố gắng. Phần lớn mọi người phân tán năng lượng cho quá nhiều việc và do đó không thành công trong bất cứ việc gì. Orison Swett Marden từng nói: “Thế giới không đòi hỏi bạn vừa làm luật sư, bộ trưởng, bác sĩ, nông dân, nhà khoa học hay thương gia. Và cũng không ra lệnh cho bạn phải làm gì, nhưng đòi hỏi bạn phải là một bật thầy trong việc bạn đang làm.”

Do đó để thành công, bạn phải có mục tiêu cao hơn để bền bỉ theo đuổi việc thực hiện ước mơ.

Nhiệt huyết

Bạn sẽ dễ dàng thành công trong bất kỳ việc gì nếu bạn luôn duy trì sự nhiệt tình vô hạn. Điều hiếm thấy mà chỉ có ở những thiên tài là những năm tháng phấn đấu để giải quyết một vấn đề hay tìm ra cách thể hiện hoàn hảo cho một ý tưởng.

Khi dấn thân vào một công việc khó khăn, bạn có cơ hội để hiểu thêm về bản thân mình, điều mà sự nhàn rỗi sẽ không bao giờ giúp bạn khám phá ra. Ngoài ra, một quy luật của sự thành công là một khi đã đạt được sẽ có thể tạo ra một bệ phóng cho những thành công khác. Như câu châm ngôn “không có gì thành công như đạt được thành công.”

Sự kỷ luật

Thành công lâu dài được xây dựng trên tính kỷ luật, sự ý thức mà bạn phải tự đặt ra cho mình và tuân thủ nó. Cựu Tổng Thống Mỹ Thomas Jefferson từng nói: “Về vấn đề phong cách, hãy bơi thuận dòng nước. Đối với các vấn đề về nguyên tắc, hãy trụ vững chắc như một hòn đá.”

Đọc nhiều

Hãy nhìn vào những thói quen của người thành công và bạn sẽ thấy họ thường là những người đọc rất nhiều. Trong đó, bước ngoặt quan trọng là khi thói quen ham học hỏi bước vào cuộc đời của họ.

Nếu bạn có thể đọc về những thành công của người bạn ngưỡng mộ, bạn sẽ nâng cao tầm hiểu biết của chính mình vì thành công thường để lại những manh mối. Và việc đọc sách là cách tốt nhất để phát hiện những manh mối đó.

Sự tò mò va khả năng học hỏi vô cùng quan trọng để đạt được thành công vì nhà lãnh đạo thường là người đọc nhiều sách. Dale Carnegie hướng dẫn những người có xuất phát điểm không tốt là nếu muốn nhảy cóc để phát triển thì bạn nên đọc nhiều sách.

(Theo Tri thức trẻ)

Nguồn:BizLive
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đam mê và thành đạt

    07/04/2016Hà LinhNhiều người tin rằng đã sắp đến ngày Sergey Brin và Larry Page, hai chàng sinh viên đồng sáng lập ra Google - công cụ tìm kiếm Internet, có mặt trong danh sách những người giàu có nhất với nhiều tỉ USD. ...
  • Sự thành đạt và bí quyết thành bại

    13/10/2015Bùi Quang MinhAi làm kinh doanh cũng muốn người đời công nhận mình là người thành đạt. Ý niệm Thành Đạt chiếm cứ tâm trí ta từng giây phút bởi nó là một trong những nhu cầu căn bản của con người – 2 mức nhu cầu tâm lý cao nhất của tháp nhu cầu Maslow. Bởi vậy, biết được làm sao để thành đạt, những nhân tố cơ bản làm nên sự thành công là biết được một bí mật to lớn, vô giá đối với một con người...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Thành đạt là kết quả tất yếu của một quá trình gieo trồng cẩn thận

    12/10/2014Kim Hoa thực hiệnCái cây nào đã được gieo một cách cẩn thận thì khi nó trưởng thành nó đều thành đạt cả, từ cây lúa cho đến cây mít. Chỉ có những gì không được gieo một cách cẩn thận, không được trồng một cách cẩn thận thì mới không thành đạt. Thành đạt là kết quả tất yếu của quá trình gieo trồng một cách cẩn thận...
  • Có rủi ro mới thành đạt

    12/11/2013Can đảm, biết chấp nhận rủi ro và mạo hiểm là những đức tính vô cùng cần thiết cho những người có tham vọng trở thành một doanh nhân thành đạt, trong một thế giới đầy thử thách và biến động như ngày nay...
  • Làm thế nào để thành đạt?

    11/09/2013Jack Canfield“Tổ sư làm giàu” này, tác giả của bộ sách gối đầu giường của thời đại tân thời Chicken Soup For The Soul, đã có một tài sản tàm tạm gồm 110 đầu sách với hơn 100 triệu bản phát hành trên thế giới bằng 46 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có hơn 60 quyển trong danh sách bán chạy nhất của New York Times... Không có những gì trừu tượng, trên trời dưới biển trong những nguyên tắc thành đạt. Jack Canfield nói rằng khả năng thành đạt này đang “có sẵn nơi mỗi người"...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Sự thành đạt

    08/06/2008Nguyễn Nhàn Cát ĐằngSự thành đạt là một giá trị sống của con người, ở Tây Phương cũng như Đông phương. Đặc biệt, Tây phương rất chú trọng đến phát triển xã hội và sự thành đạt trong mặt xã hội của mỗi cá nhân nên về kinh tế xã hội, họ luôn luôn đi trước. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các loại sách “học làm người” có một bước tiến mới. Những cuốn sách này được dịch ở Việt Nam khá nhiều, ở đây chỉ nêu vài cuốn tiêu biểu...
  • Mọt sách thành đạt

    27/06/2006Trông dáng dấp, cung cách làm việc của ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc vẫn có bóng dáng của một anh bộ đội Trung đoàn 47 (Bộ Tư lệnh Thủ đô), hay ông chủ của một xưởng sản xuất xe lam ở Hà Nội những năm 80.
  • Để trở thành người đàn ông thành đạt

    06/04/2006Ngọc BíchNhiều đàn ông có hoài bão làm chủ một doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, chỉ một số ít với tới được cái đích đó. Đa số mọi người chỉ nghĩ đến những thuận lợi và kết quả tốt đẹp phía trước, ít ai hiểu rằng có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều điều phải biết, rất nhiều trở ngại sẽ gặp trong quá trình thiết lập sự nghiệp...
  • xem toàn bộ