Người phụ nữ thách thức bạo quyền

07:44 SA @ Chủ Nhật - 14 Tháng Mười Một, 2010
Nhắc đến “nguyên tắc trách nhiệm” của Hans Jonas, ta không thể không nhớ đến một nhân vật cùng thời: Hannah Arendt (1906 – 1975), khuôn mặt nữ khá hiếm hoi trong hàng ngũ những nhà tư tưởng hàng đầu thế kỷ 20, chung quanh mối quan hệ giữa quyền lực và trách nhiệm.

“Sự tầm thường của cái ác”

Gốc Do Thái, bà phải hai lần chạy tránh hoạ phát xít: năm 1933, sang Pháp sau khi Hitler lên cầm quyền, rồi năm 1941 sang Mỹ khi nước Pháp bị Hitler chiếm đóng. Từ trải nghiệm bản thân, bà đi sâu nghiên cứu các cơ chế quyền lực, suy ngẫm về những hậu quả của chúng và đặt lại vấn đề trách nhiệm của xã hội trước những hậu quả ấy.

Theo dõi phiên toà xét xử Eichmann, tay trùm phátxít thân tín của Hitler, bà đưa ra nhận xét nổi tiếng: Eichmann là một tay quan liêu đầy tham vọng, hiện thân cho sự “tầm thường của cái ác”. “Tầm thường”, vì hắn ta chỉ hành động đơn thuần theo mệnh lệnh, và lạnh lùng xem việc giết người hàng loạt chỉ từ giác độ của sự hiệu quả và quán tính của bộ máy tổ chức.



Hannah Arendt: “Trong ngôn ngữ của thế kỷ 18, các nguyên tắc của tinh thần cách mạng là: tự do công cộng, hạnh phúc công cộng và tinh thần công cộng”.


Từ đó, H. Arendt nhấn mạnh đến mối quan hệ bản chất giữa quyền lực và cái “không gian” trong đó nó thể hiện ra. Bà khái quát hoá, và không giới hạn mối quan hệ này chỉ trong các tổ chức chính trị.

Bất kỳ tổ chức nào cũng trở thành “chính trị” cả, khi các cấu trúc quyền lực được xây dựng lên thông qua một tiến trình tổ chức: “Mọi tổ chức, cho dù gồm những nhà chính trị hoặc những nhà khoa học – vốn không can thiệp vào các cuộc tranh chấp chính trị – cũng đều là một định chế chính trị, khi con người tổ chức lại, sử dụng tổ chức để hành động và chiếm hữu quyền lực”.

Nói cách khác, khi con người tập hợp lại để đưa ra những quyết định thì tập hợp ấy trở thành không gian thể hiện quyền lực. Những quyết định sẽ vô nghĩa, nếu không có những kẻ tuân lệnh và thực hiện chúng.

Câu hỏi nghiêm trọng đặt ra qua bài học điển hình của tội ác phátxít: những kẻ “chỉ” tuân lệnh thôi thì có phải chịu trách nhiệm hay không? Arendt dứt khoát trả lời: “Trong thế giới chính trị của người lớn, từ “tuân lệnh” chỉ là một cách nói khác của sự tán đồng và ủng hộ”. Mọi hình thức bạo quyền đều dựa trên sự tán đồng công khai hoặc thầm lặng của số đông, và không thành viên nào trong số đông ấy có thể rũ bỏ trách nhiệm.

Arendt cũng ý thức về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của kinh tế lên chính trị. Vì thế, khi kinh tế tác động đến chính sách, nó phải được phê phán nghiêm chỉnh và sớm muộn sẽ bị vạch trần trách nhiệm, nhất là trong thời đại thông tin ngày nay. Trong lĩnh vực kinh tế, không hiếm trường hợp người ta nhấn mạnh đến việc “tuân lệnh” và “hoàn thành nhiệm vụ” mà hiếm khi tự đặt mình trước trách nhiệm đạo đức. Eichmann cũng đã lập luận như thế, nhưng không thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Arendt rút ra kết luận từ những phân tích của mình: “Sự thật đáng buồn là phần lớn những thảm hoạ đều do những kẻ không hề biết cân nhắc đến thiện ác gây ra”. Điều dễ thấy: khi kết quả rõ ràng là tồi tệ, người ta lại viện lý do rằng quyết định ban đầu đều đã được mọi người nhất trí cả, và vì thế: “Khi ai cũng có lỗi, thì không ai có lỗi hết”.

Lao động, tạo tác và hành động

Các hình thức bạo lực khủng khiếp trong thế kỷ 20, theo Arendt, đều nhằm chứng tỏ con người hoàn toàn có thể khống chế được! Muốn thế, chúng phải tiêu diệt bản ngã, tính đa dạng và tính tự khởi của con người. Chẳng hạn, trại tập trung của chế độ phátxít nằm bên ngoài mọi hệ thống trừng phạt hay thi hành án bình thường. Nó không chỉ nhằm tiêu diệt con người về thể xác mà còn tiêu diệt con người pháp lý: tước bỏ quyền hạn là điều kiện tiên quyết để khống chế toàn diện con người.

Tiếp theo đó, là tiêu diệt con người luân lý: cái chết trở thành vô danh và mọi hành vi luân lý, mọi quyết định lương tâm đều không thể thực hiện được. Vì thế, theo Arendt, để ngăn cản việc biến con người thành “những cái xác biết đi”, chỉ còn cách phải hợp lực để bảo vệ “bản ngã và sự khác biệt” của con người.

Thay vì xuất phát từ ý thức về cái chết như là bệ phóng hướng đến tương lai như Heidegger, Arendt xuất phát từ sự sinh ra của con người. Từ khi chào đời, con người bắt đầu năng lực kiến tạo của mình. Cá nhân có trách nhiệm xây dựng thế giới cùng với những con người khác. Ba điều kiện cơ bản của cuộc sống là lao động, tác tạo và hành động:

– Lao động để duy trì sinh mệnh của cá nhân và giống loài, điểm chung của mọi sinh vật. Lao động tự nó không gắn liền với sự tự do mà là một sự tất yếu đi cùng con người đến hết cuộc đời.

– Qua lao động, con người bắt đầu nhận ra sự hữu hạn của kiếp người. Để đi tìm sự trường tồn, con người dùng mọi vật liệu để xây nên một thế giới nhân tạo bên cạnh thế giới tự nhiên. Chính thế giới ấy mới mang lại cho con người cảm giác được “trở về nhà”.

– Sau cùng, khi con người thành lập và duy trì những cộng đồng chính trị, chính hành động mới tạo ra những điều kiện cho việc tiếp nối các thế hệ, cho ký ức và lịch sử. Hành động là sợi dây nối kết những cá nhân, đồng thời biểu lộ tính duy nhất, tính khác biệt và tính đa dạng của con người.

Hành động chính là sự tương tác về chính trị theo nghĩa rộng nhất. Sự tương tác ấy rõ ràng chỉ có thể diễn ra trong không gian công cộng. Không phải ngẫu nhiên khi nền dân chủ cổ đại Hy Lạp quan niệm rằng lao động là công việc nặng nhọc mang tính cưỡng bách trong khuôn khổ gia đình, còn hành động mới diễn ra trong không gian công cộng của “nghị hội”. Không gian công cộng ấy chính là nơi giao lưu chính trị, nơi kiến tạo cộng đồng và nơi thể hiện sự tự do của những con người bình đẳng.

“Vita activa”

Hannah Arendt gọi đó là “vita activa” (“đời sống hoạt động”) một cách công khai và tích cực của con người tự do đúng theo tinh thần của Kant: con người là kẻ ban bố quy luật và đồng thời là thẩm phán của chính mình: “Chỉ có bạo lực mới câm nín, và chính vì thế, bạo lực trần trụi không bao giờ được vỗ ngực tự xưng là vĩ đại!”
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Số phận tiêu biểu "soi gương" lịch sử Nga

    07/11/2010Olga Berggholz là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học Nga thế kỉ XX. Bên cạnh những vần thơ công dân, những trang thơ tình của bà có được sức sống lâu bền hơn cả. Thơ bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm với trái tim nồng nàn yêu thương nhưng cũng luôn khắc khoải, lo âu trăn trở...
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • 'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ không hình ảnh

    20/04/2014Ngô Tự Lập"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bài thơ từ tuổi học trò...
  • Quyền con người

    10/12/2010Ayn Rand“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức...
  • Người nữ cộng sản và sự “đúng đắn đến ngạc nhiên”

    27/09/2010Nguyên Hải (tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)Chiến sĩ - nhà lãnh đạo cộng sản nữ Rosa Luxemburg của nước Đức luôn cho rằng bản chất của xã hội Xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị - kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết...
  • Bản chất của chính phủ (The Nature of Government) - phần 2

    22/07/2010Ayn RandSự phát triển của khái niệm “chính phủ” đã trải qua một quá trình lịch sử dài và quanh co. Những ý nghĩ mơ hồ về chức năng của chính phủ dường như đã tồn tại trong tất cả các xã hội có tổ chức...
  • Bản chất của chính phủ (The Nature of Government) - phần 1

    19/07/2010Ayn RandChính phủ là một định chế độc quyền nắm giữ việc cưỡng chế thực thi một số quy tắc nhất định về ứng xử xã hội trong một khu vực địa lý nhất định.
  • Tản mạn về Claude Lévi- Strauss

    10/02/2010Nguyễn TùngClaude Lévi- Strauss (1908-2009) là một nhà nhân học lớn với sự nghiệp trước tác đồ sộ. Ông còn là nhà văn nổi tiếng với cuốn Tristes Tropiques (Nhiệt đới buồn). Năm 1955, Viện Hàn lâm Goncourt đã công khai tỏ ý tiếc không thể trao giải cho ông vì cuốn này không phải một cuốn tiểu thuyết mà là du ký!
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....
  • xem toàn bộ