Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

09:17 CH @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Người trẻ quan tâm sách gì?

Chúng tôi đặt chân đến những nơi tập trung phần lớn lượng sách lậu hiện nay tại Hà Nội. Sách ở đây thường rất rẻ và chất lượng in thì cũng chấp nhận được.

Độc giả đến đây phần lớn là HS, SV nhưng thường chỉ xem lướt qua một lượt, còn số khác lại chỉ chú tâm đến quầy sách có những giáo trình phục vụ môn học. “SV tới đây chủ yếu để mua giáo trình thôi. Đặc biệt là các giáo trình Tin học, Tiếng Anh... các loại sách khác cũng thấy mua nhưng không nhiều lắm” - Chị Đào, nhân viên cửa hàng sách số 3 Đinh Lễ cho biết.

Một bạn nam đang lúi húi chọn sách cho biết: “Mình muốn tìm đọc các sách về kinh doanh, kiểu Làm sao để chóng giàu? Làm thế nào nhanh thành đạt?”. Rảo qua một lượt các hàng sách, chúng tôi nhận thấy gian sách văn học rất ít khi hút khách. Thậm chí, ngay cả những cuốn đóng “mác” Nobel, Booker, Pulitzer hay được giới thiệu là Best Seller ở nước này nước kia cũng không đủ sức quyến rũ các bạn trẻ bằng những thể loại “tâm lý”, “giải đáp” hay “kinh nghiệm”...

Những gian sách nghiên cứu thì còn “thê thảm” hơn. Chúng tôi mất gần 2 giờ khảo sát, gần như không thấy một bóng người nán lại.

“Không mua sách không có nghĩa là không mê sách”. Nghĩ vậy, chúng tôi thử rẽ qua thư viện một số trường thuộc khối xã hội. Điểm dừng chân đầu tiên là thư viện trường Văn thư - Lưu trữ. Nhưng thật buồn vì phòng đọc vắng hoe.

Hỏi chuyện thủ thư ở đây thì được biết trung bình một ngày chỉ có khoảng 20-30 lượt người đến đọc. Ghé KTX, tình hình cũng không khá hơn. Rất ít phòng có giá sách đầy đủ theo đúng nghĩa của nó.

Thường các bạn vẫn bảo đến khi nào gần thi mới xuống thư viện mượn và đọc. Có bạn còn “hồn nhiên” trả lời thẳng là không thích đọc sách. Đáng buồn hơn khi chúng tôi được biết cách đây không lâu nhà trường còn “bắt” sinh viên xuống thư viện ngồi đọc sách khi Cục Lưu trữ về thăm trường.

Sau đó, chúng tôi còn ghé thêm một số khu nhà trọ của SV gần đấy nhưng tình hình cũng tương tự, chỉ toàn thấy tạp chí và sách học, hoặc giả cũng có tiểu thuyết nhưng kiểu tiểu thuyết “sến” đặc như “Sau những giấc mơ hồng” từng thịnh hành một thời gian dài.

Rất ít bạn còn có ý thức đọc sách một cách nghiêm túc.

Tiếp tục qua thư viện trường ĐH KHXH&NV. Ở đây tình hình có vẻ khá hơn khi thấy khá nhiều SV đang tra tìm sách quanh mấy máy vi tính. Phần lớn các bạn thường mượn những sách giáo trình như Triết học, Cơ sở lý luận Báo chí, Xã hội học… hoặc như phòng đọc ở tầng 2, rất đông các bạn ngồi đọc báo.

Lúc chúng tôi đến là 16h30. Ngồi đợi đến ngoài 19 giờ thì cả thư viện còn sót lại lèo tèo vài bóng người và bác bảo vệ lúc này cũng đã tắt bớt đèn.

Tiếp tục tạt qua mấy hàng Internet xem thử SV thích tra cứu trên mạng hơn chăng. Nhưng rốt cuộc, trong gần 20 cửa hàng Internet tại các khu như Nguyễn Trãi (đoạn ĐH KHTN, ĐH KHXH&NV), Bách khoa… chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn khách hàng đến để chat, chơi điện tử hoặc vào các trang web xấu chứ rất ít người có nhu cầu tra cứu.

Lười hay không biết chọn sách hay?

Trong một lần lên lớp, TS Văn học Đoàn Hương than phiền: “Tôi chẳng thể nào hiểu nổi SV bây giờ họ đọc gì. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, nằm ở khu sách đại hạ giá có 2.000 đồng mà không ai ngó ngàng. Vào thời tôi, chính cuốn tiểu thuyết đó đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của cả một thế hệ độc giả. Kinh khủng hơn, sách Lão Tử chỉ có 6.000 đồng mà không ai mua!”.

Còn GS Vũ Quang Hào, giảng viên Khoa Báo chí, Trường ĐH KHXH&NV thì ngán ngẩm: “SV bây giờ không biết cách chọn sách hay để đọc”. Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Minh Thái kể lại câu chuyện một lần được giao dạy môn Văn học Việt Nam, đã dặn rõ SV giờ sau học tác giả nào chuẩn bị tác phẩm đó vậy mà khi lên lớp thấy toàn vở ghi không: “Học văn học là phải có tác phẩm để đọc chứ học chay như vậy làm sao mà dạy được?”.

Trong cuộc sống hiện nay, không khó để có được một cuốn sách để đọc. Nhưng có vẻ nhiều bạn trẻ ngày nay đang rất ngại đọc sách và chưa biết hết giá trị của việc đọc sách.

Nói như TS Vũ Quang Hào: “Đã có người học hộ rồi mà không biết tận dụng. Bao nhiêu tâm huyết cả đời nghiên cứu, tác giả dành hết vào sách của họ, bây giờ chỉ việc đọc và tận hưởng, thế mà…”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Không thích đọc vì nhiều lý do

    05/07/2005Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • 10 lời khuyên dành cho nguời yêu sách

    26/01/2004Những "điều răn" dành cho ngời yêu sách đã đuợc công bố từ 100 năm trớc đây trong một tạp chí Nga nổi tiếng thời đó là "tin tức về các cửa hàng, sách của Hội M.O. Vôn-phơ". Tạp chí này đuợc xuất bản từ năm 1897 tới năm 1917, có nhiệm vụ giới thiệu danh mục các cuốn sách mới và các tác giả của chúng, đăng tải các bài phê bình, các bài viết về lịch sử sách, và nhiều thông tin khác về đời sống văn học và xuất bản...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • Bao giờ công chúng thôi đọc trộm?

    11/06/2003Muốn đọc sách? Bạn có tiền không?... Khoảng một thập niên trở lại đây, giá sách ghi trên bìa tăng đột biến, năm nào cũng tăng, đến nay mức giá bình quân đã tăng gấp 2-3 lần. Điều này khiến người dân đang dần "quay lưng" lại với sách, mặc dù nhu cầu đọc sách vẫn rất cao.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác