Nhà tù tín ngưỡng

07:32 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Ba, 2019
"Tam bảo" bao gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
"Tăng bảo" ở đây chỉ các vị minh sư, các thiện tri thức, người đã thấu hiểu giáo lý Phật đà và đạt một số chứng ngộ nhất định để có thể dẫn dắt học trò đi đúng đường.
.
Các tu sĩ, nếu chưa chứng ngộ, thì cũng vẫn là một người học trò, cơ hội đạt giác ngộ giữa họ và người bình thường là như nhau. Chỉ có khác là tăng sĩ dành 100% thời gian, còn cư sĩ thì dùng số thời gian còn lại, sau khi hoàn tất các công việc thế gian.
.
.
"Cúng dường", nghĩa gốc là cung dưỡng, tức là cung cấp thực phẩm, tịnh tài, trợ giúp chư tăng có thêm điều kiện làm Phật sự. Việc cúng dường cũng giúp người Phật tử xả bỏ tâm bủn xỉn, tham lam, bám chấp vào vật chất thế gian, biết chia sẻ với người khó khăn, nhờ đó mà phát khởi thêm lòng bi và tâm bình đẳng. Chẳng biết từ khi nào nó bị biến nghĩa thành "cúng" với sắc thái sùng bái, mưu cầu, đổi chác.
.
Tôn trọng chư tăng, tán thán công đức của họ và hết lòng hỗ trợ để họ nhanh chóng đạt Phật quả là điều nên làm. Nhưng sùng bái những người chưa đủ phẩm tính của Tăng bảo là hại mình và hại chính họ, là cùng dìu nhau bước vào ma sự.
.
Dân nào sư đó. Ai đến với Tam bảo bằng động cơ nào thì sẽ nhận được đúng thứ đó. Bạn đến chùa bằng nỗi sợ thế giới vô hình thì bạn sẽ chỉ gặp các vị đầu tròn áo vuông ưa hù doạ, và ngày càng bị trói buộc, thậm chí bị cầm tù trong nhà tù tín ngưỡng.
.
Trong khi Đức Phật đưa cho chúng ta một phương tiện tối hậu để thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên tuyệt đối tự do: đó là Trí tuệ. Thì bằng việc dốc hầu bao mua sự bảo kê từ thế giới vô hình, chúng ta đang chung tay xây những "nhà tù" như thế từ bắc chí nam, nuôi béo những nhóm lợi ích tâm linh và để mặc chúng tiếp tục làm hại con em chúng ta.
,
Và thế là, thay vì tỉnh thức, khoẻ khoắn, từ ái và an bình chúng ta lại ngày càng trở nên mê mờ, hèn nhát, tàn nhẫn và bất an hơn.
.
Các vị minh sư là có thật, các vị đã đạt được quả vị bồ tát thậm chí cao hơn ngay khi tại thế là có thật. Nhưngnếu còn bị cầm tù, còn bị che mắt bởi nỗi sợ, thì dẫu có gặp họ, chúng ta cũng chẳng thể nhận ra.
.

Mỗi năm, chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) lại tổ chức các khóa lễ dâng sao giải hạn. Mỗi khóa lễ, luôn có hàng nghìn người đứng kín cả lòng đường Tây Sơn trước cổng chùa bái vọng.
Nguồn:Từ FB
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi lễ - Tín ngưỡng người Việt

    03/02/2020Đặng Vân PhúcĐầu năm, mọi người đi lễ cầu may, người ta đi lễ Chùa cầu Phật, lễ Đền cầu Thánh, Mẫu, bà Chúa, Thần, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc, Đức mẹ, Chúa, v.v. Tín ngưỡng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm, gửi gắm, ước nguyện...
  • Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan

    28/03/2019Lưu PhongVừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan....
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Hiện thực ba điều của tín ngưỡng

    20/02/2018Nguyễn Tất ThịnhSau Tết Âm Lịch, chúng ta bắt đầu một thời gian phản tỉnh để hành trình bằng Tín Ngưỡng, trong đó : niềm tin, lòng tin, đức tin... ai cũng có ít nhiều và khác nhau, thuộc về phạm trù tự do cá nhân cần được tôn trọng!
  • Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • xem toàn bộ