Nhà báo… nói thêm

06:32 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Sáu, 2008

Dân gian thường đi đường phía bên phải. Nhưng dân gian nói và nghĩ không cần ai chỉ huy mà cũng không ai có thể chỉ huy được. Miệng quan có gang có thép nhưng miệng dân cũng không vừa. Từ lâu dân gian vẫn nói, chẳng muốn đùa tý nào: Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm. Vừa là nhà văn, lại cũng là nhà báo đã viết không ít bài báo trong đời, qua “buồn một phút”, nghĩ lại cho kỹ tôi thấy dân nói đâu có sai.

Nhà văn mà không nói láo thì không làm ra văn chương. Cho nên Lý Bạch viết: “Bạch phát tam thiên trượng” (tóc trắng dài ba ngàn trượng), “Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn” (Thuyền con đi Giang Lăng một ngàn dặm chỉ mất một ngày”)thì đúng là “láo” (không đúng sự thật) rồi. Vậy mà hơn ngàn năm nay người đời vẫn phải bái ông là thi bá. Cho nên dân cảm nhận chức năng hư cấu của văn chương và nói ra một cách bỗ bã nhưng cũng rất khó cãi.

Sau từng nét chữ của mỗi bài báo mà chúng ta đọc, cảm nhận trọn vẹn hơn đời sống hằng ngày là những lao động vất vả, nhiều khi bạc bẽo, hiểm nguy của những nhà báo. Vậy mỗi một ngày mới đều là một ngày của Báo chí cách mạng!
Còn nhà báo? Nghề báo? Ai cũng phải thừa nhận rằng, báo chí với văn chương khác nhau, tuy cùng dùng chung một thứ công cụ là ngôn từ. Mô tả một hoa hậu tóc dài, nhà thơ có thể viết tóc cô ấy dài ba ngàn trượng cũng không chết ai. Nếu nhà báo nào nổi hứng viết tóc cô ấy dài dù chỉ ba trượng thôi thì lập tức thiên hạ ầm ĩ, nhiều người đổ xô đến xem và anh nhà báo có thể bị khám nhà vì tội gây rối. Thế nhưng nếu không nói thêm về một sự kiện, một nhân vật nào đó thì liệu có làm nên một tờ báo không? E rằng không.

Bài báo, kể cả phóng sự điều tra, là để mọi người đọc, để gây một ấn tượng, khêu gợi những ý tưởng, những lời phán xét (khen ngợi hay chê bai) và kêu gọi, thúc đẩy người đọc hành động. Muốn làm được điều đó nhà báo phải nhìn thấy và viết ra được bản chất của sự việc, của con người, thường rất phức tạp không phải ai cũng nhìn ra, thậm chí được che đậy, được giấu kín bằng những thủ đoạn nhà nghề.

Ở đây nhà báo có quyền “viết thêm, nói thêm” không phải bịa ra con số, sự việc mà phanh phui những gì còn ẩn khuất phía sau, đương nhiên cũng có quyền bình luận theo quan điểm riêng của mình, khêu gợi tình yêu ghét trong người đọc. Chẳng hạn, tham nhũng thực chất là tội ăn cắp của công, của dân. Tòa án sẽ căn cứ vào số tiền ăn cắp/ cướp cùng hậu quả kèm theo mà định hình phạt theo pháp luật. Nhưng nhà báo có quyền gợi dư luận lên án thêm những tội mà luật khó xác định như tham nhũng đã góp phần làm băng hoại văn hóa, đạo đức, lột mặt nạ những kẻ đạo đức giả… Nếu phần “nói thêm” này lọt tai người đọc, đó là một bài báo hay và thành công.

Nhân dân ta vốn trọng văn chương và luôn đặt niềm tin vào báo chí. Nếu dân gian nói “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” thì chưa hẳn chỉ là chê bai, cảnh báo mà còn là bày tỏ sự thông cảm cái nghề “quyền rơm vạ đá” này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Hịch... nhà báo

    21/06/2015Vũ Ba LanChúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng...
  • Làm báo là phải sẵn sàng bước vào dòng xoáy cuộc sống

    27/09/2016Trường GiangLàm báo không phải là công việc bình lặng, nhẹ nhàng, cũng không phải là công việc máy móc, đơn điệu. Nó rất nhọc nhằn, giản khổ đầy thử thách nếu coi nhà báo là người chiến sĩ tiên phong trên chiến tuyến văn hóa xã hội...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • xem toàn bộ