Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

07:41 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Tám, 2006

Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Quản lý: một khoa học và một nghệ thuật

Có thể thấy khái niệm "Nhà quảnlý” (tiếng Anh là Manager) chỉ mới được đùng nhiều ở Việt Nam không lâu khi chúng ta mở cửa hợp tác nhiều hơn với các nước phát triển. Trước đó, chúng ta vẫn quen gọi những nhà quản lý này với cái tên mà thoạt nghe đã thấy sự hiển hiện của chức vụ và quyền lực nhiều hơn nghề nghiệp như là sếp, thủ trưởng, lãnh đạo.

Nhà quản lý có thể là một anh đội trưởng đội bảo vệ của cơ quan, một chị tổ trưởng phụ trách tổ vệ sinh đường phố, một công viên chức bình thường trong bộ máy quản lý Nhà nước, một Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân, một vị Bộ trưởng một Bộ hay một ông Thủ tướng của một đất nước...

Trong mấy thế kỷ gần đây, quản lý đã trở thành một công việc rất đặc thù vì quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Đã là một khoa học thì không thể không nghiên cứu không học hành bài bản và hệ thống mà hy vọng trở thành Nhà quản lý giỏi. Đã là một nghệ thuật thì không phải cứ học thuộc lý thuyết quản lý trong sách vở là có thể trở thành nhà quản lý xuất sắc. Nghệ thuật quản lý là cái gì đó thuộc về năng khiếu, thuộc về bẩm sinh, giống như năng khiếu hội họa, năng khiếu âm nhạc, năng khiếu toán học, cái mà không phải ai khi sinh ra cũng có, cái mà không phải cứ cần cù là bù được khả năng.

Yếu kém của Việt Nam

Trong gần 20 năm qua, với chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có một bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay thì không biết baogiờ mới đuổi kịp nền kinh tế hiện tại của các nước xung quanh như Singapore và Thái Lan. Nguyên nhân của sự yếu kém này phải chăng do sự nhìn nhận khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về đặc tính khoa học và nghệ thuật của công tác quản lý được đề cập dưới đây?

Thứ nhất,hầu hết các Nhà quản lý nước ta trước khi được bổ nhiệm và trong suốt quá trình làm quản lý rất ít được đào tạo bài bản, hệ thống về quản lý vì thế việc họ không nắm được các kiến thức, các kỹ năng thiết yếu của quản lý cũng như các công cụ hỗ trợ hiện đại và việc họ thường thực hành quản lý một cách bản năng, mò mẫm tuỳ theo hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân cũng là điều dễ hiểu. Hậu quả của việc "trăm hoa đua nở" trong thực hành quản lý là sự mất đồng bộ của hệ thống quản lý trong bản thân một tổ chức cũng như sự mất đồng bộ của hệ thống quản lý của tổ chức này với hệ thống quản lý của tổ chức khác. Đây có lẽ là mộttrong các nguyên nhân của hiện tượng "trên bảo dưới không nghe" - sự mất kiểm soát vô tình hay cố ý giữa các cấp quản lý mà ta thường nói đến?

Thứ hai,phần lớncác nhà quản lý trong lĩnh vực công của Việt Nam thường xuất thân từ những cán bộ làm chuyên môn thuần tuý. Đó là các ngành nghề: xây dựng, cơ khí, công nghệ, kỹ thuật... các cư nhân kinh tế, văn hóa, xã hội, các GS, PGS... hoặc làtừ những cán bộ trưởng thành từ một công việc nào đó cụ thể. Họ được bổ nhiệm làmlãnh đạo - nhà quản lý chủ yếu do có thành tích xuất sắc trong chuyên môn chứ không nhất thiết vì họ có khả năng lãnh đạo. Do đặc thù của công tác quản lý là điều hành tổ chức, là làm việc với con người, khác xa với việc làm chuyên môn tương đối độc lập. Việc bổ nhiệm chéo giò như vậy có thể làm mất đi một nhà khoa học, một nhà chuyên môn giỏi để đổi lấy một nhà quản lý nhàng nhàng. Thực tế cho thấy một nhà Toán học nổi tiếng chưa chắc đã là một Viện trưởng Viện toán học tốt. Một kỹ sư xây dựng có nhiều sáng kiến, cải tiến, phát minh trong xây nhà xây cầu chưa chắc đã là một Giám đốc Công ty xây dựng giỏi.

Trong lĩnh vực quản lý tư, việc trở thành nhà quản lý còn dễ hơn nhiều. Chỉ với số vốn không lớn, bất kỳ ai cũng có thể trở thành Giám đốc một Công ty trách nhiệm hữu hạn, một ông chủ của doanh nghiệp tư nhân nào đó mà chẳng cần biết mình có đủnăng lực quản lý hay không. Hậu quả là chỉ sau một thời gian hoạt động, Công ty hay doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, phá sản kéo theo bao hệ lụy kinh tế- xã hội khác.

Một nhà quản lý ở bất kỳ một lĩnh vực nào, cấp độ nào muốn trở thành nhà quản lý giỏi, ngoài năng khiếubẩm sinh không thể không nắm vững năm kỹ năng quản lý tối thiểu, đó là xây dựng kế hoạch, xây dựng tổ chức, sử dụng nhân lực, lãnh đạo và kiểm soát. Để làm tốt năm kỹ năng nêu trên, các nước phát triển, các Công ty đa quốc gia hiện nay với những tiến bộ như vũ bão trong khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong công nghệ thông tin, đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ rất hữu hiệu và hiện đại. Rất tiếc các công cụ này còn rất xa lạ với hầu hết các nhà quản lý Việt Nam. Gần đây có một tờ báo đưa tin rằng 90 % GS, PGS của Việt Nam sống ở Hà Nội, trong số này 60% không sử dụng máy vi tính. Khi GS và PGS, những nhà khoa học đầu ngành của đất nước còn ngại thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật khó có thể hy vọng những nhà quản lý sẽ có thói quen tiếp cận, học hỏi những kiến thức quản lý và công cụ trợ giúp hiện đại.

Xét theo khía cạnh sản phẩm, quản lý là một nghề có tầm quan trọng đặc biệt so với những nghề khác vì sản phẩm của quản lý là sản phẩm của một tổ chức có từ vài người cho tới hàng chục triệu người tham gia tạo thành. Chất lượng quản lý sẽ quyết định chất lượng sản phẩm của tổ chức, vì vậy nếu không có khả năng quản lý xin đừng làm quản lý vì sẽ gây tác hại cho rất nhiều người.

Hãy trả quản lý về đúng chỗ của nó

Có thể kể ra hàng loạt khác biệt nữa giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt . Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất làm cho kinh tế Việt Nam chậm phát triển có lẽ là do: Thứ nhất, ở Việt Nam quản lý chưa được coi là một khoa học để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho các nhà quản lý một cách bài bản, hệ thống trước cũng như trong quá trình làm quản lý. Thứhai, quản lý không dược coi là một nghệ thuật để từ đó có biện pháp phát hiện, lựa chọn và bổ nhiệm những người có năng lực quản lý thực sự vào cương vị quản lý.

Nếu sự khác biệt này sớm được khắc phục, nó sẽ góp phần đáng kể rút ngắn sự tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thế giới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

    27/11/2005Ngô Việt - Hải YếnKhi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba năm hoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cần làm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Việt Nam học gì từ Giải Nobel Kinh tế 2005

    21/10/2005Nguyễn An Nguyên (Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, ĐH Rice - USA)Giải Nobel kinh tế năm nay lại được trao cho hai đại thụ của lý thuyết trò chơi: Thomas Schelling (Mỹ) và Robert Aumann (Isarel). Trong bài này, tác giả sẽ thử nêu ra vài ứng dụng có thể hữu ích cho VN từ các nghiên cứu lý thuyết thuần túy của hai ông.
  • xem toàn bộ