Nhân bản học triết học, cơ sở phương pháp luận của học thuyết sinh học xã hội

11:33 SA @ Thứ Sáu - 06 Tháng Mười, 2006

Các cuộc tranh luận triết học về bản tính con người đã kéo dài hàng thế kỷ. Trước C.Mác, nhiều nhà triết học đã cho rằng, bản tính con người mang tính hai mặt - mặt xã hội và mặt sinh học, trong đó không có mặt nào mang tính quyết định. Bác bỏ quan điểm sinh học hoá trong nhận thức bản chất con người, cũng như những quan niệm coi con người như một sinh thể mang "bản tính hai mặt", trong Luận cương về Phơiơbắc, C.Mác đã đưa ra quan niệm mới về bản chất con người. Ông viết: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Quan niệm này đã trở thành một đề tài " Nhận thức triết học về con người" tại Đại hội triết học thế giới lần thứ XVIII được tổ chức vào năm 1988 ở Britơn (Anh). Tại Đại hội này, thường có thành viên tham gia nào có ý định phủ nhận đóng góp vĩ đại của C.Mác trong việc quy cái cá nhân về cái xã hội. Bởi mọi thành viên tham gia Đại hội đều thừa nhận rằng, với quan niệm này, lần đầu tiên antinômi “ cá nhân và xã hội" và quan điểm siêu hình vốn làm khổ các nhà tư tưởng quá khứ đã được khắc phục, quan điểm coi con người như là đơn vị độc lập tuyệt đối, xã hội là tống số cơ học, là cái máy liên hợp của các cá nhân đã bị bác bỏ. Vấn đề bản chất con người còn được C. Mác để cập đến trong Bản thảo kinh tế triếthọc năm 1844và Hệ tư tướng Đức.Tư tưởng của C.Mác vì vậy đã trở thành cơ sở phương pháp luận để chúng ta xem xét các quan điểm sinh học xã hội trong triết học phương Tây hiện đại, đặc biệt là nhân bản học triết học với tư cách tiền đề phương pháp luận của chúng.

Nhân bảnhọc triếthọc được định nghĩa một cách ngắn gọn là triết học về con ngườihay còn gọi là họcthuyết về bảntính conngười. Học thuyết này lấy tồn tại củachính con người vàbản tính, tính cá thể của con người làmđối tượng nghiên cứunhằm mục đích khẳng định con ngườinhư làsự biểu hiện độcđáo củađời sống nói chung và như là chủ thể sáng tạo vănhoá và lịch sử.

Như chúng ta đã biết, ý đồ khẳng định con người và bản chất con người thông qua những đặc trưng không có mối liên hệ nào với các quá trình lịch sử - xã hội, gán ghép con người vào khuôn khổ thể chất, tách biệt con người về mặt không gian, xem xét nó bên ngoài mối quan hệ với môi trường xã hội là đặc trưng của nhân bản học triết học về con người và xã hội. Nhân bản học triết học là một trào lưu của triết học phương Tây thế kỷ XX, xuất hiện vào năm 1928 do Selơ và Plesnơ sáng lập. Khuynh hướng triết học này đã đề ra nhiệm vụ dựa trên cơ sở dữ liệu của các khoa học cụ thể về con người, như sinh học, tâm lý học, xã hội học, để xây dựng một quan niệm hoàn chỉnh về con người.

Khẳng định tính nhân bản của con người là trung tâm, triết học của M.Selơ và của một loạt học thuyết triết học phương Tây khác đã coi con người như một khách thể trừu tượng, nằm ngoài lịch sử. Mục đích của M.Selơ là tìm lời giải đáp cho toàn bộ vấn đề cơ bản về tồn tại người, bắt đầu từ bán chất của con người, tiếp đến là các yếu tố tự nhiên, sinh học, tâm lý và tinh thần của tồn tại con người và cuối cùng là chỉ ra tính cá nhân, tính xã hội của con người.

Đối chiếu với nhiều yếu tố ở động vật, M.Selơ nhấn mạnh rằng, sự tồn tại củacon người được thiết lập bởisự căng thẳng giữa cuộc sống và tinh thần mà theo ông, tinh thần là trạng thái luôn mâu thuẫn với cuộc sống và không thể quy được về sự tiến hoá tự nhiên của cuộc sống, mặc dù thông qua cuộc sống phức tạp, nó mới có được sức mạnh vô song. Điều đó cho thấy trong nhân bản học triết học có sự kết hợp yếu tố tôn giáo với quan điểm khoa học tự nhiên.

Khác với nhân bản học triết học Selơ, một số biến thể khác của nhân bản học triết học khi đề cập tới cái xã hội trong con người đã quy cái xã hội đó về cái cá thể và qua đó, bỏ qua bản chất xã hội của con người với tư cách tổng hoà các quan hệ xã hội. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm của triết học hiện sinh. Chẳng hạn, K.Giaxpemột trong những người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh, đã cho rằng, nhìn chung, nhân cách con người tồn tại ngoài mối liên hệ với lịch sử. Rằng, cái quyết định nhân cách con người là tính tuyệt đối, vĩnh hằng, phi lịch sử, còn tính xã hội ở con người chỉ là cái trừu tượng, như tính loài, tính cá thể. Quan điểm triết học, trừu tượng này rõ ràng là không thể làm rõ vấn đề mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội và tự nhiên, sinh học trong sự phát triển của con người.

Trong triết học phương Tây hiện đại, các khái niệm "chủ nghĩa nhân bản", "nhân học triết học" , "triết học nhân bản chủ nghĩa" là những khái niệm không đồng nhất, hơn nữa, mỗi khái niệm này còn mang tính đa nghĩa. Điều chúng tôi muốn nói tới ở đây là, triết học phương Tây hiện đại đã tăng cường quan tâm đến vấn đề con người bằng việc phục hồi và cái biến chủ nghĩa nhân bán cổ điển với tư cách là cách tiếp cận phi lịch sử về con người và các hiện tượng xã hội.

Vốn là hệ quả của xu hướng này, triết học của chủ nghĩa nhân bán "mới" đã tiếp nhận các quan điểm duy lý chủ nghĩa, duy linh chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa, phi duy lý chủ nghĩa, giá tri luận, nhận thức luận, tâm sinh học về con người. Mặc dù tổn tại dưới nhiều biến thể và có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, song chủ nghĩa nhân bản triết học trên bình diện mà chúng ta đang quan tâm vẫn chỉ là một phương pháp nhất định trong nhận thức triết học về con người. Quan điểm phi lịch sử về con người trong các khuynh hướng này càng bộc lộ rõ khi các thành tố tâm - sinh học của hoạt động con người được chúng coi là xuất phát điểm và là cơ sở để nhận thức các mặt khác nhau của con người.

Sự tiến bộ của khoa học tự nhiên đã dẫn đến sự cải biến liên tục của chủ nghĩa nhân bản triết học, song về thực chất, đó chỉ là sự biến đổi về hình thức, về cơ sở kinh nghiệm chủ nghĩa, chứ không phải là sự biến đổi được luận chứng một cách khoa học.Chẳng hạn, vốn là một trong các hình thức phổ biến và có ảnh hưởng nhất của khuynh hướng sinh học xã hội, phân tâm học vẫn không thoát khỏi quan điểm phi lịch sử, khi sử dụng các biện pháp lýluận và thực tiễn chữa bệnh tâm thần. Thực tiễn xã hội cung như những cứ liệu của tâm - sinh học về hoạt động hệ thần kinh bậc cao đã chỉ ra rằng, trong hành vi của những con người tham gia vào các quan hệ xã hội, thì cái bản năng bị đẩy xuống hàng thứ yếu để nhường chỗ cho các hành vi văn hoá - xã hội và chịu sự kiểm duyệt của các hành vi đó. Chính Phrớt cũng thừa nhận sự kiểm duyệt đó và ông gọi đó là "sự kiểm duyệt văn hoá" . Thừa nhận ý nghĩa quan trọng của sự kiểm duyệt đó song ông lại cho rằng chức năng quan trọng đó của sự kiểm duyệt không phải là ở sự cải tạo mà là sự đè nén thô bạo của nó đối với sức khoẻ tâm, sinh lý của con người. Thực ra, phân tâm học đã dựa vào quan niệm về cấu trúc của nhân cách, song theo các nhà phân tâm học, đó là cấu trúc bất biến, đóng vai trò cơ sở không những cho mọi hình thức ứng xử, mà còn cho cá nền văn minh và quan hệ của con người với văn hoá.

Nhà khoa học người Mỹ - L.Oát, đã đưa ra một quan điểm nhân bản chủ nghĩa thể hiện rõ tính chất nhị nguyên giữa cái sinh học và cái xã hội, đồng thời phân định một cách siêu hình mối trường văn hoá xã hội và con người. Ông cho rằng, "những gì mà người ta coi là bản tính của con người đều hoàn toàn không thuộc về giới tự nhiên, mà thuộc về văn hoá. Lối ứng xử bên ngoài của con người có xu hướng, có trọng tâm và nội dung thường không phải là do tính sinh học bên trong quy định, mà do sự kích thích của các nhân tố văn hoá bên ngoài". Thực ra, trong quan điểm này của L. Oát, môi trường xã hội có tác động tới một sinh thể nằm ngoài xã hội, áp đặt cho nó một vẻ bề ngoài có tính chất xã hội đặc biệt, nhưng lại không tham gia vào việc hình thành bản chất của sinh thể đó. Con người, trong quan niệm của L.Oát, vẫn là một thực thể sinh học phản ứng lại các kích thích tố văn hoá bên ngoài, nhưng lại không chịu những biến đổi nội tại về chất do hoạt động văn hoá của mình gây ra. Do vậy, theo ông, lối ứng xử của con người phải là kết quả tác động của hai yếu tố - sinh học và văn hoá. Ông viết: "Lối ứng xử của con người, một mặt, là chức năng của cơ thể sinh học, mặt khác, là chức năng của truyền thống văn hoá siêu thể chất".

Sự phân định và đặt đối lập văn hoá với con người càng rạch ròi hơn vì bản thân văn hoá, theo L.Oát, là một hiện tượng hoàn toàn độc lập, thần bí, nó chỉ phục tùng logic riêng của mình và con người không thể sáng tạo ra nó, không giám sát được nó, mà chỉ có thể lĩnh hội nó. Trong môi trường văn hoá, con người chỉ có khá năng ứng xử giống như động vật, nghĩa là con người chỉ có thể ứng xử "bằng sự phán ứng" một cách miễn cưỡng. Ông viết: "Mỗi dòng văn hoá luôn chảy, biến đổi, lớn lên và phát triển phù hợp với các quy luật riêng của nó. Lối ứng xử của con người chỉ là sự phản ứng của cơ thể đối với dòng chảy đó của văn hoá". Điều đó cho thấy, L.Oát có ý đồ dung hợp khuynh hướng sinh học xã hội với "quyết định luận văn hoá", nhưng lại không vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa nhân bản mà cơ sở của nó là đề cao sự tự trị của cái sinh học trong con người.

Phần lớn các đại biểu của khuynh hướng sinh học xã hội đều cho rằng, cái xã hội trực tiếp phục tùng cái tự nhiên, con người hoàn toàn bị sinh học hoá. Gần đây, quan niệm đó của chủ nghĩa nhân bản thường gắn liền với luận điểm về tính độc đáo của mỗi cá nhân. Điều đó một phần có liên quan đến các thành tựu của di truyền học, nhất là những phát hiện mới về tính độc đáo của quỹ gen trong mỗi con người. Tuy nhiên, không nên quên rằng, vấn đề tính độc đáo sinh học luôn được các khoa học xã hội chú trọng và hơn nữa, các khoa học này không bao giờ có ý định bác bỏ những thành tựu của sinh học.

Một đại biểu khác của thuyết nhân học là nhà nhân học người Mỹ - L.Taygơ, lại cho rằng, tính độc đáo văn hoá - xã hội của mỗi người đều có cơ sở sinh học của nó. Ông khẳng định: "Nếu con người là độc đáo về mặt văn hoá, mà đúng là như vậy, thì đó là đặc tính về bán tính sinh học của họ". Do vậy, ông đề nghị nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội và hoạt động của con người bằng các phương tiện của sinh học và coi đó là cách tiếp cận đích thực khoa học của các khoa học xã hội.

Di truyền học

Việc L.Taygơ đưa vào thông tin di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên để lý giải các mặt khác nhau của đời sống xã hội không có gì mới so với quan điểm của các đại biểu khác trong khuynh hướng sinh học xã hội, song mặt tích cực ở đây, theo chúng tôi, đáng được thừa nhận và đó là sự giải thích của ông về nhưng hậu quả tai hại của việc con người dưa hoạt động sản xuất kinh tế của mình ra khỏi khuôn khổ của các chuẩn mực sinh học. Theo ông, việc người cổ chuyển từ hái lượm và săn bắn sang sản xuất là do dân số tăng lên và nguồn sinh thái tự nhiên ngày một nghèo nàn hơn. Con người luôn hướng tới sự giàu có, song lý tưởng về sự giàu có chỉ mang tính tương đối Rằng, khi nguyên tắc sinh học còn đủ để điều tiết khát vọng tăng trưởng sản xuất thì sự phát triển của nhân loại vẫn diễn ra một cách tương đối bình thường. Ngay sau khi khát vọng làm giàu phục tùng nguyên tắc "giàu có hơn nữa", thì sự điều tiết sản xuất và tiêu thụ thông qua chính trị bắt đầu thay thê cho sự điều tiết tự nhiên.

Với quan niệm này, L.Taygơ đã giải thích khát vọng làm giàu của con người như là nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải có những thể chế xác định để điều chỉnh hoạt động của nó. Thể chế xác định đó, theo ông, là chính trị. ông gọi chính trị là công cụ thay thế cho sự điều tiết tự nhiên. Thời kỳ lịch sử mà L.Taygơ gọi là "bình thường" là thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại theo quan điểm của nhân bản học triết học, khi đó con người nhận thức bản thân mình như là bộ phận của tự nhiên, đồng thời khách thể hoá chính bản thân mình. Đến thời kỳ thứ hai mà ông gọi là thời kỳ khủng hoảng, thời kỳ mà mối quan hệ tự nhiên - con người bị phá vớ trên nhiều phương diện, thì con người nhận thấy mình đã trở thành đối tượng của sự suy tư triết học, nghĩa là cần phải hiểu mình từ chính bản thân mình. Tuy nhiên, sự giải thích theo kiểu này của L.Taygơ lại mâu thuẫn với các dữ liệu sử học mà theo đó, nhân loại chưa hề có giai đoạn phát triển "bình thường", giai đoạn mà tự nhiên có khả năng đáp ứng những nhu cầu của xã hội một cách tương đối đầy đủ. Nguyên nhân của mâu thuẫn đó là ở chỗ, L.Taygơ không muốn thừa nhận rằng, không phải yếu tố di truyền, mà tính chất và loại hình hoạt động sân xuất, suy cho cùng, mới là cái quy định văn hoá, tôn giáo và đạo đức của con người.

Một biến thể khác của quan điểm sinh học hoá xã hội hiện đại là chủ nghĩa duy khoa học. Những người theo khuynh hướng này cho rằng, vấn đề không đơn gián là"lấp đầy" tri thức triết học bằng hệ thuật ngữ khoa học cụ thể, mà là việc sử dụng một cách tối đa khoa học để định vị "thực thể" của con người trong khuôn khổ của hệ tọa độ sinh lý học. Nếu hệ toạ độ đó ở Phoiơbắc là các đặc trưng quen thuộc về thể xác, tâm hồn, tình cảm, thì ở những người theo khuynh hướng sinh học xã hội là các khái niệm về cấu trúc của mối liên hệ phản xạ và của những phản ứng động (quan niệm của những người theo chủ nghĩa hành vi xã hội), về cấu trúc tâm lý cá nhân (quan niệm của nhưng người theo phân tâm học) hay về mã di truyền (quan niệm của những người theo thuyết tập tính xã hội). Vì tính người trong con người không thể bộc lộ bằng cách nào khác ngoài cách thông qua quan hệ xã hội, nên quan hệ xã hội được xem hoặc là sự phản chiếu bản chất sinh học của con người , hoặc bị đồng nhất về chất với các quá trình diễn ra "ở bên trong" con người. Những kết luận như vậy cho thấy sự bế tắc của chủ nghĩa nhân bản với tư cách một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức xã hội.

Qua đó, có thể nói, mặc dù nhân bản học triết học là một học thuyết triết học về con người, song bất kỳ một học thuyết nào tách rời con người ra khỏi xã hội để phục vụ cho mục đích đề cao ý thức hệ tư sản đều có chung phương pháp luận mang tính phi lịch sử, không thừa nhận hoạt động sản xuất và quan hệ xã hội của con người là nguồn gốc thực thể của bản tính con người. Con người là một hiện tượng độc đáo và phong phú, nên việc nhận thức bản tính của nó không thể coi là giản đơn và có thể thực hiện ngay được. Để có thể nhận thức được bản tính con người, cần thực hiện những công trình nghiên cứu thận trọng và lâu dài, kết hợp với cách tiếp cận khoa học liên ngành về chức năng tâm lý của con người. Nhiệm vụ của triết học là xuất phát từ các dữ liệu khoa học để đưa ra những thông báo khái quát về con người, chỉ ra khiếm khuyết của các khuynh hướng triết học giải thích sai lệch về bản chất con người. Với suy nghĩ đó, theo chúng tôi, học thuyết Mác về bản chất con người là một đóng góp mang ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học

    21/03/2006Lê Ngọc HùngXã hội học nghiên cứu hệ thống xã hội, "nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội...". Dựa vào tiếp cận hệ thống, tác giả khác gợi ra "một cách đặt vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học"...
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Tổng - tích hợp lý thuyết, một trào lưu mới của tiến trình phát triển xã hội học

    20/10/2005Tô Duy Hợp...Hành vi con người rất phức tạp và nhiều chiều cạnh, và rất khó có khả năng rằng một quan điểm lý thuyết có thể bao trùm tất cả các khía cạnh của nó. Tính đa dạng trong tư duy lý luận cung cấp nguồn ý tưởng phong phú mà chúng ta có thể rút ra trong nghiên cứu, và nó kích thích năng lực sáng tạo là vô cùng cần thiết đối với tiến bộ trong công tác xã hội học...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...