Nhẩn nha vào hội xum vầy

05:28 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Giêng, 2009

Tết được “sinh ra”, trước hết là để cho con người nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm trời vất vả tảo tần, lam lũ. Đó cũng là dịp để chúng ta có thể quên đi những điều muốn quên và nhắc nhở cái không thể quên bằng những nụ cười - những điều muốn nhớ. Tết để cho ông bài mẹ cha, con cháu trùng phùng, ghi nhớ công lao tổ tiên qua những nén nhang nghi ngút cầu xin, mong ước.Hương khói bay khắp nhà, khắp xóm, cùng thôn như để muốn nói rằng sự hiếm hoi của niềm vui thoảng chốc đến không ngờ. Nhưng có lẽ cái Tết chìm, Tết gợi, Tết của muôn đời là ờ chỗ nó làm cho ta sống mà như bay lâng lâng giữa muôn trùng những nghĩa đúng - sai...

Sẽ có người nói, cho dù năm chưa hết, Tết chưa đến nhưng cái đúng, điều sai đã thường xuyên chen vai sát cánh với nhau rồi. Quả đáng tội vì đó lại là sự thật. Tương lai thích thắp sáng bằng hy vọng và chờ đợi còn quá khứ lại muốn được sẻ chia, an ủi bằng những góc cạnh mù mở. Tết của “ngày xưa” được minh định bằng sáu cụm từ rõ ràng, sòng phẳng: " Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh ". Đọc và ngẫm rồi, nghĩ mà thương cho tổ tiên. Nghèo đến nỗi "ước mơ” cho ngày Tết mau đến để có thịt mỡ mà ăn! Bây giờ nói, những đứa trẻ thừa cân; những anh chàng "tốt” bụng, hổng có tin bao giờ. Hai vế của câu đối thật rạch ròi. Cái để ăn, một nửa; nửa còn lại là niềm vui của mắt nhìn, tai nghe và tâm tưởng. Ba tiếng "câu đối đỏ" thật đáng tự hào. Nghèo đến như thế mong ước giản dị đến như thế mà vẫn còn chỗ dành cho chữ nghĩa. Khát học, thèm biết ngay cả khi dành hẳn một tháng Giêng là tháng để ăn chơi vậy mà đất nước không thoát khỏi đói nghèo, mới lạ. Câu đối ngày Tết là thú chơi thâm thúy, sắc sâu. Giả sử bây giờ ta viết thì sẽ viết về cái gì theo cung cách 'khai cuộc” của 14 chữ trên? “Quà cáp, phong bì, quan đợi gửi/ Cờ bay, khẩu hiệu, ghế chờ trao. Hoặc Đặc sản, nhà hàng, khuôn dấu đỏ/ Chúc mừng, cờ bạc, xắp đô xanh…

“Nghi lễ” chúc tụng trước, trong và sau ngày Tết của ta cũng là cái đáng phải bàn. Bất cứ khi nào gặp nhau cũng hỏi có vui không, gửi lời thăm ông, bà, cha mẹ… cho dù có khi các cụ chẳng còn. Không hiếm những cái bắt tay vừa mềm ẽo ượt, vừa lâu; cộng thêm chuyện lắc qua lắc về xem ra khó nhìn quá. Tại sao không thể có những cái bắt tay với ánh mắt nhìn thẳng vào người mình tiếp xúc (eyes to eyes). chặt (firmly} và dứt khoát (briefly)? Nhất là những cái bắt tay của quan trên chìa ra cho cấp dưới - thà không chạm phải còn hơn!

Thời buổi 3% dân số sống dư dật đã biến tục đi lễ đền chùa trở thành vấn nạn. Xe công dập dìu lấn át xe tư bất chấp chuyện Chính phủ cấm dùng xe công đi chơi đền chùa. Người viết bài này Mồng Một Tết năm nào cũng phải đưa mẹ già đến viếng thăm Đền Củi (Hà Tĩnh) và nhìn thấy tận mắt “kính thưa các loại biển số, từ 12A, 29A ở tít phía Bắc đến 51A, 67A... ở tận trời Nam. Nhiều đến nỗi tìm được chỗ đậu xe là khó vô cùng. Các cụ vẫn tiếp tục chí phải: Con người tìm đến với sự mầu nhiệm khi cần nhở vả thần linh một điều gì đó. Xem ra, cấm xe công mà không có đủ chế tài nghiêm khắc cho sự cấm thì hóa ra là ném đá để bèo dạt, lá trôi giống như cụ Trần Đàn thời Đường ví von:

“Nhất ba tài động vạn ba tùy" - một đợt sóng dậy lên làm dậy cả ngàn vạn đợt sóng khác.

Trước và sau Tết, nạn cờ bạc dường như là căn bệnh vô phương cứu chữa. Nhà nhà đánh bài, làng làng cờ bạc. Đánh "nhỏ” thôi nhưng cũng đủ để tán gia, hoại sản biết bao gia đình. Một lần nữa, các cụ lại vẫn đúng: “thứ nhất chơi tiên, thứ nhì giỡn tiền”. Tiên đâu có mà vui chơi, đàn hát: thành ra, cờ bạc trở thành đệ nhất anh hào để cho con người đùa giỡn. Suy ra thì cũng chằng thể trách ai. Nhà nước cấm chơi cờ bạc nhưng TV, báo chí mỗi ngày cập nhật hàng trăm lần, hàng trăm kiểu về chuyện đoán tỷ số, dò vé số để may mắn trúng thưởng? Tại sao có thể nói một đằng nhưng lại khuyến khích một nẻo như thế? Một khi chuyện cờ bạc đã từng tồn tại hàng ngàn năm cùng với văn minh nhân loại thì cấm đoán chỉ càng làm cho nó hấp dẫn và kích thích hơn. Nếu nghĩ xa và sâu hơn một chút thì chắc phải giật mình vì đó là sự giả dối hiển nhiên; Chẳng lẽ giả dối đã trở thành một đặc trưng không thế thiếu của thời này?

Tết chẳng thể nào thiếu rượu, bia. Nền văn minh nào chẳng cần đến rượu - kể cả văn hóa Hồi giáo cầm đoán nó. Thần rượu nho Dionysos là một trong các vị thần được ca ngợi nhiều nhất trong thần thoại Hy Lạp. Nói chính xác hơn, ông là một trong những đứa con đầu tiên của Deus. Rượu để thăng hoa và quên lãng; phần không thể thiếu để kỳ khỏi vô phong. Đúng như câu ngạn ngữ Nhật đã khẳng định: “Kẻ uống rượu không biết cái hại của rượu. Còn người không uống rượu không biết cái lợi của rượu”. Nhưng mà, xin mở ngoặc với ý muốn cực kỳ nhấn mạnh: Có lẽ ít có nơi nào trên trái đất này "văn hóa nhậu” đã trở thành một tiêu chí đáng sợ như ở ta. Thời đại công nghiệp nhưng vẫn cứ lai rai suốt ngày, kể cả khi chưa Tết, dù nắng lửa hay mưa dầm. Nguy hại hơn là Tết nào cũng có hàng trăm đệ tử lưu linh vội ra đi. Giá như không có những lần quá chén oan nghiệt ấy?

Xuân Và Tuổi Trẻ
Nhạc: La Hối.
Lời : Thế Lữ
Thể hiện: Cẩm Vân
>> Nghe nhạc...

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn luôn luôn cười với hoa .

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân tươi

Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi,
Ta hát ca đón mừng xuân mới,
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái

Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái

Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca,
Xuân tưng bừng

Happy New Year
Nhạc: ABBA
Trình bày: Thanh Hoa
>> Nghe nhạc...

Xin chúc cho mọi người
Một mùa xuân tươi vui suốt đời
Như đóa hoa thơm ngát hương
Sẽ vui luôn không bao giờ buồn

Và tôi xin chúc cho bạn bè
Một tình yêu bền lâu suốt đời
Luôn có nhau trên bước đường
Đến tương lai sáng soi trong tim
Với muôn yêu thương trong con tim

Happy New Year trọn một ngày vui
Lời ca vang đã vang lên xóa tan đêm đên
Với bao nhiêu ước mơ hân hoan niềm vui sống dâng tràn

Happy New Year chào một ngày vui
Lời ca vang đã vang lên với muôn yêu thương
Hỡi em yêu hãy nghe câu ca mà tôi hát cho đời
Hát cho đời
Hát cho người

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...