Khi nhanh và mới thì chẳng việc gì phải tự ti mình nhỏ

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
11:07 SA @ Thứ Bảy - 21 Tháng Hai, 2009

Nhiều dự báo cho rằng, kinh tế các nước sẽ phát triển nhanh hơn sau khủng hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) có tận dụng được cơ hội này không? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi: Các doanh nghiệp sẽ đương đầu với sự suy giảm năm 2009 thế nào, chủ động đổi mới để vượt lên hay thụ động theo sự biến đổi của thời cuộc...

Tốc độ + Tư duy = Thành công

Trong điều kiện khoa học và công nghệ - động lực của sự thay đổi - phát triển rất nhanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta cũng có những lợi thế, có khả năng hạn chế những điểm yếu của mình. Có thể nói do sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, ngày nay có hai yếu tố rất quyết định trong quá trình lập nghiệp và phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.

(1) Tốc độ: Quy mô không bằng tốc độ. Như vậy quy mô nhỏ không phải là bất lợi quá lớn đối với doanh nghiệp mà chính tốc độ “đẻ” ra quy mô. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo ra tốc độ phát triển cao.

(2) Tư duy: Tư duy mạnh hơn kinh nghiệm. Cũng chính sự thay đổi nhanh này mà vai trò của kinh nghiệm tuy vẫn còn nhưng ngày càng giảm, vai trò của tư duy ngày càng tăng. Nói cho đầy đủ là tư duy cộng với trí tưởng tượng - hay bay bổng hơn - tư duy cùng với một chút lãng mạn là cơ sở chủ yếu quyết định thành công chứ không phải là kinh nghiệm, vì cái hôm qua không còn đúng cho ngày hôm nay trong một thế giới toàn cầu hoá và biến đổi không ngừng.

Như vậy, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (thường là mới thành lập, ít kinh nghiệm thương trường) cũng không phải là hạn chế lớn. Microsoft bắt đầu là một doanh nghiệp bé, thậm chí rất bé do sinh viên Bill Gates cùng với anh bạn lập ra.

Nhưng nhờ tư duy tuyệt vời với chiến lược phát triển đúng đắn, trong một thời gian rất ngắn, ông đã biến công ty thành một tập đoàn hàng đầu thế giới và bản thân ông trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Tập đoàn Sony nổi tiếng của Nhật ngày nay cũng bắt đầu từ một công ty gia đình buôn bán bóng đèn và công tắc…

8 bí kíp để tăng tốc độ và mở hướng mới trong tư duy

Để khai thác hai yếu tố Tốc độ và Tư duy, theo tôi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm được 8 điều sau đây:

Đừng có lười ra gió!

PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Như những cơn "phải gió", chúng ta thấy rằng "phải gió" chẳng qua là do mình yếu, chứ không phải là do gió độc. Vì vậy, thượng sách không phải là ngăn cản, mà hãy đón gió để đưa con thuyền của bạn ra khơi.

Mộtlà, lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn, cụ thể là lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường đúng đắn trên cơ sở phân tích kỹ lợi thế so sánh của doanh nghiệp và luôn tìm cách duy trì và tạo ra lợi thế so sánh mới nhằm chiếm lĩnh được các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản phẩm (hiện được phân thành nhiều công đoạn khác nhau và ngày càng sâu).

Giáo sư Michael E. Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại, có nói: Vấn đề không phải là làm ra sản phẩm tốt nhất mà là sản phẩm phù hợp nhất. Tại sao lại như vậy? Vì nếu làm ra sản phẩm tốt nhất thì sẽ có hai giới hạn.

Thứ nhất, chỉ có một số đối tượng tiêu dùng mới có khả năng tiếp cận với sản phẩm tốt nhất, trong khi phổ tiêu dùng rất rộng (tại sao hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của VN đều cảm thấy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dễ hơn so với thị trường EU hay Nhật Bản? Vì ở Hoa Kỳ, một đất nước có dân số gần 250 triệu người lại là một quốc gia đa sắc tộc, mức thu nhập dân cư rất khác nhau, phổ tiêu dùng rất rộng, dễ tìm đối tượng khách hàng phù hợp hơn so với EU hay Nhật Bản).

Thứ hai, bản thân doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có khả năng làm ra sản phẩm tốt nhất. Vấn đề là phải phân lớp được thị trường và khách hàng, và chọn phân khúc thị trường và khách hàng phù hợp với lợi thế và khả năng của doanh nghiệp. Đến đây sẽ xuất hiện câu hỏi: Có thể cũng có doanh nghiệp chọn phân khúc thị trường và khách hàng mà doanh nghiệp mình đã lựa chọn. Vậy sẽ xử lý thế nào? Phải tạo ra cái độc đáo, cái bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.

Hai là, lựa chọn đúng công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý để bảo đảm nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hạ giá thành và phí lưu thông. Đồng thời phải luôn luôn đổi mới và nâng cấp năng lực công nghệ và quản lý, không được ngủ quên trước những thành quả đã có vì cuộc ganh đua sẽ rất quyết liệt. Bởi lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ sự đổi mới.

Ba là, phát triển mạng lưới kinh doanh và quan hệ bạn hàng thông qua việc xác lập quan hệ dài hạn với khách hàng, xây dựng các cửa hàng, trung tâm phân phối hoặc đại lý mua bán hàng cho mình. Phải coi mạng lưới bán hàng là “cứ điểm kinh doanh” của doanh nghiệp.

Bốn là, thiết lập quan hệ liên kết và hợp tác có lựa chọn không chỉ theo chiều dọc của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, liên kết theo cụm ngành mà cả theo chiều ngang với các doanh nghiệp khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích. Các hãng kinh doanh nước ngoài cạnh tranh nhau gay gắt nhưng vẫn sẵn sàng hợp tác với nhau. “Đối với các công ty thì từ ngữ của ngày nay là sáp nhập, liên minh, đối tác chiến lược hợp tác và sự toàn cầu hoá siêu quốc gia” (Micheal Porter).

Năm là, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức thông tin, dự báo và phân tích thị trường để có chính sách phản ứng kịp thời và chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại mà mọi thứ biến đổi rất nhanh như thời đại chúng ta đang sống.

Sáu là, coi trọng việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, trong đó chú ý xác định giá trị nền tảng làm cơ sở cho việc xây dựng văn hoá mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.

Bảy là, phấn đấu tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp trên cơ sở nhận thức đúng về thương hiệu.

Cuối cùng và đây là điều quan trọng nhất: Phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, coi nguồn nhân lực trình độ cao là yêu cầu bất biến để có thể thích ứng với một thế giới biến đổi không ngừng.

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ
(nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tự quy hoạch cuộc đời

Trong khủng hoảng, nguy cơ mất việc làm rất lớn. Bất kỳ ai nghiêm túc đều phải hoạch định con đường đi cho mình, ngắn hạn hoặc dài hạn, nhưng phải có quy hoạch cho bước phát triển tiếp theo. Phải tính mức xấu nhất là hoạch định bị đổ bể nhiều lần.

Những kiến thức cả về xã hội, nhân văn, nghề nghiệp sẽ giúp người trẻ dự báo viễn cảnh. Người thành công là người dự báo trước, định liệu theo dự báo đó. Dự báo càng trúng thì càng dễ thành công, chứ chưa hẳn cứ giỏi là đã thành công.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • “Mỗi Doanh nghiệp hãy có chiến lược duy tân của chính mình”

    29/04/2007Hoàng Linh - Thanh Hằng“… Trong thời đại ngày nay, nếu DN nào không tự đổi mới mạnh mẽ, tự sáng tạo thị sẽ không thể đứng vững và phát triển được. Cuộc duy tân của đất nước tạo thuận lợi cho và cũng dựa phần nào vào cuộc duy tân của DN”...
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Chủ động và nhạy bén hơn khi cơ hội đến

    03/08/2006Ngô ĐồngĐáng lẽ từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam sớm ý thức một điều rằng: Dù có hội nhập WTO hay không thì cạnh tranh toàn cầu cũng ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp, chứ không phải là vấn đề mở cửa nhanh hay chậm. Mở cửa để bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, song để chiếm ưu thế trong sân chơi đó phải có sự chuẩn bị và nhạy bén với cơ hội...
  • Đừng quên lợi thế kinh doanh

    01/12/2005Lê Văn HàTập đoàn loại hàng đầu thế giới về công nghệ thực phẩm tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài vào lĩnh vực sản xuất men vi sinh thực phẩm cao cấp. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là "phải tìm cho được đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường Việt Nam".
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • xem toàn bộ