Nhiều cái cần thì chưa dạy!

11:13 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Năm, 2008
Có một nghịch lý: Một mặt, cả giáo viên và học sinh đều than là chương trình giáo dục của ta quá nặng nề, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ. Song mặt khác, những gì thu nhận được trong trường học lại không đủ để trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn nhận thức để vào đời.

Sinh viên ra trường đi làm hầu hết phải "đào tạo lại từ đầu", làm nghề không xứng với thời gian ăn học, thiếu ý thức về xã hội, môi trường, tỉ lệ tội phạm thanh thiếu niên, quan hệ tình dục không an toàn tăng...

Rõ ràng, còn rất nhiều điều các em cần phải học thì nhà trường chưa dạy, trong khi đó, nhiều kiến thức không thiết thực lại đang làm nặng thêm những áp lực học đường. Con số hơn 147.000 học sinh bỏ học năm học 2007-2008 Bộ GD và ĐT vừa công bố cũng có thể coi là một dấu hiệu về sự thiếu thiết thực của chương trình giáo dục...

Giáo dục sao cho biết cách làm người

Giáo dục tại các nước phát triển trên thế giới nhận thức rằng học sinh không chỉ cần đào tạo về kiến thức chuyên môn mà còn phải được tôi luyện những kỹ năng sống. Tuy nhiên, ngành giáo dục VN lại đang đi ngược xu thế này.

PV LĐ đã có cuộc phỏng vấn với GS-TS KHGD Nguyễn Xuân Hãn về vấn đề này.

- Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của tình trạng trên?

Chương trình học ở bậc phổ thông hiện nay quá nặng, chiếm nhiều thời gian học tập, thì lấy đâu thời gian để rèn luyện cho các em những kỹ năng sống? So với mặt bằng chung của nhiều nước, chương trình học ở VN ôm đồm, nhiều nội dung trong SGK của ta nặng hơn từ 1-3 năm.

Ở các nước học sinh tiểu học được dạy cách chơi mà học, học sinh trung học vẫn được vừa học vừa chơi, còn THPT học nhiều hơn chơi, và chỉ đến đại học, việc học mới chiếm đa số quỹ thời gian của học sinh (chơi ở đây có nghĩa là học sinh học ở ngoài nhà trường, có thời gian so sánh những điều mình học được với cuộc sống phong phú và cả học hỏi những gì mình yêu thích).

Còn ở ta, chương trình học quá tải ngay từ lớp 1. Học ở trên lớp, học thêm, về nhà làm bài tập, thời gian ngủ không đủ, còn đâu sức lực thời gian để tìm hiểu cuộc sống xung quanh, trong khi lứa tuổi học sinh là lứa tuổi muốn tự tìm tòi, khai phá, phát triển tư duy. Cũng không lạ, khi việc bỏ học ở phổ thông đang là vấn nạn.

- Còn những nguyên do nào khiến học sinh của ta khi ra đời thường bị thụ động, thưa ông?

Môi trường học vẫn bị trói buộc trong bốn bức tường của lớp học, khiến cả giáo viên lẫn học sinh trở thành những người xử lý kiến thức thụ động. Các chương trình học ngoại khoá, tìm hiểu thực tế v.v... ít hoặc không được đưa vào giảng dạy. Phương pháp đó làm học sinh ù lì, thui chột dần khả năng sáng tạo.

Việc thiếu hụt các chương trình ngoại khoá nhằm tăng cường các kỹ năng sống khiến các em bị hổng về mặt này, gây nhiều hậu quả khó lường. Đơn cử, việc không chú trọng phổ cập các kiến thức về tình dục lành mạnh khiến các em tự tìm tòi thông tin qua các kênh không chính thống, gây hậu quả tiêu cực. Hay trường hợp năm ngoái, 5 học sinh lớp 7 ở Sóc Trăng chết đuối do chìm đò. Nếu các em được học bơi tại trường, có thể câu chuyện đã khác.

Người VN không có thói quen dạy các em "nói ngược" giáo viên, thường áp đặt suy nghĩ lên các em về sự sáng tạo, cách nhìn nhận cuộc sống. Tại các nước phát triển, giáo viên là người hướng dẫn, và quyền học thuộc về học sinh.

Ví dụ họ đưa ra danh sách các đầu sách, sau đó tổ chức học nhóm rồi thảo luận nội dung trước lớp. Phương thức này giúp các em học được cách tự thu lượm kiến thức, tự bảo vệ chính kiến của mình, rèn luyện sự tự tin, khả năng làm việc nhóm và diễn đạt trước đám đông. Bên cạnh đó, các em còn có dịp thể hiện sự đoàn kết bằng việc hỗ trợ và bênh vực đại diện cho nhóm của mình.

Ứng xử giáo dục cũng có tác động rất lớn tới tâm lý học sinh, là một trong những mấu chốt tạo nên sự hình thành nhân cách của các em. Trẻ em rất nhạy cảm nên giáo viên phải có cách chỉnh sửa lỗi sai một cách tế nhị. Theo tôi, việc chấm điểm, xếp thứ và công bố công khai là một việc không nên làm. Nên bảo mật các thông tin này và chỉ công khai khi học sinh yêu cầu nhằm thể hiện sự tôn trọng học sinh.

- Theo ông, trước mắt ngành giáo dục VN phải làm gì?

Trước hết, phải có một chương trình giảng dạy ổn định, phân bổ thời gian học và chơi một cách hợp lý, tăng cường các hoạt động ngoại khoá, hướng các em phát triển sở thích v.v... Tôi cho rằng việc thay đổi này có thể làm được và không tốn tiền của Nhà nước. Chương trình giảng dạy ngoài nhà trường có thể thay đổi linh hoạt theo khả năng hiện có của địa phương, nhằm giúp các em phát triển phù hợp với môi trường sống.

Ví dụ, chương trình giáo dục dành cho các em sống ở vùng sông nước nên đưa môn bơi vào giảng dạy. Đặc biệt phải phát triển những chương trình đào tạo chuyên sâu về tâm lý của các em để hiểu các em hơn, từ đó dễ dàng hướng các em tới sự "chân, thiện, mỹ". Điều cốt lõi nhất của giáo dục là phải dạy sao cho các em biết cách học, biết cách làm người.

Nội dung liên quan

  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Công việc là niềm hạnh phúc

    24/10/2007Giáng NgọcTrong căn phòng làm việc được bài trí một cách giản dị, ông đang cặm cụi nghiện cứu bên một kho sách vở tài liệu ngổn ngang. Ngay lần gặp đầu tiên, ông đã gieo vào lòng người đối thoại ấn tượng khó quên bằng một câu nói chân thành"Hạnh phúc là được vùi mình vào công việc"...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Chương trình nặng nề, phương pháp nhồi nhét - nguy cơ của nền giáo dục

    09/07/2005PGS-TS Đỗ Huy ThịnhGần đây, khái niệm giáo dục chủ động được đề cập khá nhiều, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới cách nhìn về người dạy, người học trong quá trình giáo dục. Thực ra, đây không phải là một khái niệm mới trong giáo dục thế giới nhưng lại mới ở chỗ vạch ra những vấn đề đáng quan tâm khi xây dựng một nền giáo dục chủ động trong hoàn cảnh ở Việt Nam. ...
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • xem toàn bộ