Nhìn đểu

05:18 CH @ Chủ Nhật - 10 Tháng Tư, 2011

Ở trường tôi vấn đề lo ngại nhất hiện nay là sự xuống cấp về đạo đức của học trò. Các cụ nhà ta đã hoàn toàn đúng khi đưa ra chân lý "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", quỷ ma thì các thầy phù thủy còn yểm bùa hay phù phép mà trị được chứ còn lũ học trò... chỉ khổ thân cho các thầy, cô giáo.

Thầy T hiệu phó trường tôi đi kiểm tra lớp học đang trong giờ dạy. thầy phát hiện một học trò gục xuống đầu bàn ngáy khò khò rất ngon lành. Chắc đêm qua nó mải đi chơi "chát". Chẳng là ở cùng xã, thầy đã mấy lần gặp nó vào quán. hành động khó coi ấy làm thầy nổi giận. Thầy vào tận lớp tóm tóc mai của trò kia mà kéo dậy. Cái thành phần chẳng phải quỷ ma ấy bị đánh thức khi đang nồng giấc điệp, giương cặp mắt thao láo nhìn thầy chẳng hiểu đầu cua tai nheo là thế nào làm thầy càng bực quát:

- Cút ngay ra khỏi lớp!

Song trò làm sao mà ra được khi bị túm tóc mai, bị lôi ngược không phải ra khỏi lớp mà lên trời đau thót như tra điện. Nó buông ra câu cộc lốc:

- Bỏ ra!

Câu nói của một học sinh lớp 12 thiếu cả chủ ngữ và sai be bét về ngữ pháp làm cho thầy càng lộn ruột. Thầy rít lên:

- Mày dám chống đối tao hả?

Trò thì đâu có để ý đến lời cảnh tỉnh đầy nguy hiểm ấy, hất tay người thầy đang cầm tóc nó rồi vớ lấy cuốn sách.

- Chẳng cho học thì về chứ làm gì mà ghê thế!

Rồi nó phóng cái nhìn vào thầy, thầy bị trò xúc phạm cũng chĩa cái nhìn vào nó như hai võ sĩ quyền Anh ở thế xông trận. Cả lớp im thít trong sự căng thẳng. Họ sợ điều tối kỵ sẽ xảy ra. Thấy tình thế gay cấn, thầy nghĩ ngay đến lực lượng hỗ trợ, chạy ra ngoài và quát lạc cả giọng vì bực bội và căm phẫn:

- Đưa thằng này về bóp! (1)

Thầy đi sau áp tải, vào đến cửa phòng, thầy quơ tay túm lấy cổ áo nó kéo sấp vào góc tường căm giận:

- Thằng chọi con, mày còn dám láo nữa không?

Rồi thầy ra đòn bằng cả hai tay vả túi bụi vào mặt nó. Nỗi xúc động quá mức ở người đã gần 60 tuổi làm cho cơ bắp thầy run bần bật.

Đứa học trò ngỗ ngược ấy tỉnh ngộ ngay vì nó thấy quanh thầy có cả lực lượng hùng hậu, lại có cả một bộ luật. Nó ôm hai tay vào mang tai che đòn rồi đưa ra lời thương thuyết:

- Em xin thầy, em xin lỗi.

Ra đòn một lúc đã hạ cái lục ức trên cổ, thầy chỉ tay vào mặt nó.

- Mày nhớ cái mặt tao nhé. Tao còn trên cả bố mày, tao bằng vai với ông nội của mày. Tại sao lúc nãy mày dám nhìn đểu tao?

- Đâu có ạ - Nó vẫn đứng thế như sợ thầy ra đòn.

- Ngẩng mặt lên xem nào.

Trò ngẩng mặt lên nhìn thầy vẫn ánh mắt trong veo lúc nãy. Ánh mắt của một đứa trẻ không biết sợ. Quân quỷ ma ấy giá có dẫn nó ra trường bắn giữa hai hàng lưỡi lê nó vẫn có cái nhìn như thế. Được trực tiếp chứng kiến pha giáo học pháp và viết những dòng này, tôi thấy se lòng. Tôi thầm trách Thượng đế sao lại đặt cái nhìn của hai con gà chọi là thầy và trò. Trò thì đã đành nó là thứ ma quỷ, còn thầy, giá thầy có cái nhìn bao dung của kẻ chăn gà thì tốt biết mấy.

------

(1) Phòng bảo vệ ở ngoài cổng

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Ván cờ cuộc đời

    10/06/2010Hạ ViTiếp tục series những tiểu thuyết trinh thám nước ngoài bán chạy nhất thế giới, NXB VH-TT lại đưa người đọc đến với câu chuyện về bộ cờ vua và những bí ẩn đẫm máu mang một sức hút mãnh liệt. Toàn bộ tên các chương sách đều được đặt liên quan đến cờ vua: phòng vệ, quân tốt tiến đến bốn cánh hậu, một ván cờ…
  • Khí chất của một cơn giông

    03/06/2010Nguyễn Vĩnh NguyênKể lại một cách đơn giản câu chuyện “tinh thần Gatsby” hay “Thời đại Jazz” vận vào cuộc đời của vợ chồng Scott thì đã có một câu chuyện hay; điều đó hầu hết những trang bìa 4, lời bạt của tiểu thuyết Gatsby vĩ đại đã thường làm. Nhưng trong Alabama Song (*), nhà văn Pháp Gilles Leroy đã làm một cuộc mổ xẻ tinh tế nội tâm của Zelda Sayre qua cách sáng tạo nhật ký, hư cấu tiểu sử làm cho câu chuyện vốn đậm chất văn chương này càng thêm ám ảnh.
  • "Đời sống tình yêu"

    12/01/2010Vũ Quỳnh Hương"Người xưa từng nói, tình yêu là tự do, trong đời tôi chưa từng nghe điều gì ngớ ngẩn hơn thế. Tình yêu không mất tiền ư? Tình yêu đòi một cái giá cao nhất". Đó là những lời của nhân vật trong một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của nhà văn người Israel, Zeruya Shalev - "Đời sống tình yêu" - vừa được ra mắt độc giả VN.
  • Hai người trên đảo Không Tên

    14/10/2009Lê Minh KhuêSức hấp dẫn của cuốn sách không phải ở sự khai thác một đề tài mới lạ hay tạo dựng cốt truyện dài hơi, ngồn ngộn vốn sống với vô số những tình tiết ly kỳ, mà thể hiện ở nghệ thuật dẫn chuyện và phương thức mà nhà văn cấu trúc nên tác phẩm...
  • "Nam tước trên cây" - một tồn tại trong suốt gieo neo

    20/09/2009Vũ Ngọc Thăng dịchNhân vật sống cả đời trên cây, một cuộc đời không hề đơn điệu, thật vậy: sôi nổi phiêu lưu; không hề ẩn dật, song luôn duy trì một khoảng cách giữa mình và đồng loại: tối thiểu mà không thể vi phạm.
  • Không dấu vết

    04/08/2009Nguyễn Ngọc TưNhững buổi sáng ngồi cà phê ở quán quen, đôi khi tôi bị mất cảm giác về thời gian. Như thể mình đang ngồi trong ngày hôm qua, hôm kia.
  • Nhẫn Thạch: Tiếng kêu xé lòng nơi tột cùng câm lặng

    22/04/2009Đình KhôiVới Nhẫn Thạch, Atiq Rahimi đã dựng lên một sân khấu, ở đó tràn ngập những lời độc thoại của người phụ nữ, nơi duy nhất người đàn ông chịu im lặng (dẫu cho là một sự im lặng chết chóc) giữa đất nước mà người phụ nữ chưa bao giờ được cất lên tiếng nói.
  • xem toàn bộ