Nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt 2008, một câu hỏi lớn…

11:52 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Giêng, 2009

365 ngày đã qua, nhìn lại, dường như mỹ thuật Việt Nam cũng có không ít sự kiện. Nhưng những sự kiện đó có đưa mỹ thuật Việt hiện đại lên được một tầm cao mới.

Một xu hướng nghệ thuật mới, cũng như thiên tài nghệ thuật, có khi mất cả vài trăm năm, hay ít nhất vài chục năm mới xuất hiện, đó đã là quy luật.

Hơn 20 năm sau thời kỳ mở cửa, dường như chưa lúc nào mỹ thuật Việt thôi đau đáu câu hỏi: liệu đã xuất hiện một xu hướng nghệ thuật mới? Bởi sau một thời đoạn dài với "lịch sử mỹ thuật" chừng hơn trăm năm. nhũng chiếc bóng của bộ tứ "Trí Lân Vân Cẩn" hay "Nghiêm Liên Sáng Phái" vẫn phủ xuống nền hội họa VN.

Và mỗi năm, khi cánh cửa khép lại 365ngày cũ, mở ra những ngày mới.,câu hỏi: "Thời khắc cho xu hướng nghệ thuật Việt đã đến?" lại được đặt ra.

Sắp đặt "trứng" của tác giả Hoàng Duy Vàng trong dự án 'Thiên nhiên nổi dậy"

Năm 2008, cũng như mấy năm trở lại đây, sau thời vàng son của thế hệ hội họa giá vẽ thập niên 90, câu hỏi này lại được đặt lên đôi vai những nghệ sĩ sáng tác với các loại hình thị giác đương đại. Cũng là dễ hiểu. Thế hệ họa sĩ thập niên 90 thế kỷ trước dường như đã cũ mòn, bản thân họ không mấy ai có ý định thoát ra khỏi những cái khuôn đã từng mang lại danh tiếng và tiền bạc cho cá nhân họ. Những họa sĩ theo hội họa giá vẽ, tiếp tục khai phá thị trường và tiếp cận công chúng, mà thị trường và công chúng (đích thụự thì nằm ở ngoài biên giới VN, vì cho đến nay chỉ có "Tây" mới thực sự có thị trường tranh và công chúng mua tranh) cũng chưa thoát ra khỏi cảm thức mỹ thuật VN là....mỹ thuật của thời Đông Dương hay thời mở cửa, nên phần lớn các họa sĩ giá vẽ thế hệ trẻ vẫn phải tiếp tục đánh mất mình vào lực hút thị trường, làm sao có thể "bán được tranh" nếu muốn duy trì đời sống và khát vọng nghệ thuật một cách "chuyên nghiệp".

Vì vậy, ở góc độ này ,chúng ta không bàn đến hội họa giá vẽ.

Một xu hướng nghệ thuật mới lên ngôi?

Cái gọi là "nghệ thuật ý niệm" có vẻ như đang bùng nổ trong các sáng tác của các nghệ sĩ trẻ VN. Chiếc áo "nghệ thuật ý niệm" giống như chiếc áo tàng hình, khoác vào bất kỳ dự án, triển lãm nào thuộc loại hình thị giác mới, có vẻ cũng vừa vặn. Công chúng, phần tò mò muốn được xem các nghệ sĩ... vẽ bằng mồm (nói theo dịch giả Trịnh Lữ trong một bài viết gần đây về nghệ thuật hậu hiện đại), phần "choáng váng" với những tuyên ngôn nghệ thuật thông qua các "hành vi thể hiện", không thể không thừa nhận là... áo rất đẹp, dù họ có thể không nhìn thấy chiếc áo đó ở đậu cả.

Còn những nghệ sĩ, có khi cũng không biết mình sẽ phải thể hiện hành vi nghệ thuật như thế nào, nhưng chủ yếu là cái hành vi ấy phải được "tuyên ngôn" đến công chúng ra sao, nên cũng cứ thoải mái sử dụng bằng các tên gọi khác nhau là dự án nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật v.v... Đáng nói là họ còn được sức gió góp lực với kha khá các khoản tiền tài trợ, đến từ các quỹ hỗ trợ văn hóa quốc tế. Thực ra, việc tài trợ của những quỹ này rất đáng hoan nghênh và vô cùng cần thiết, nhất là trong một đời sống nghệ thuật đầy rẫy khó khăn như ở VN. Nhưng cũng vì vậy mà dường như chiếc áo ít ai nắm được hình dáng, màu sắc ra sao kia, ở VN, lại là chỗ ẩn trú để nghệ sĩ tha hồ mà... ý niệm!

Trình diễn "Những dấu hỏi" của tác giả Phạm Văn Trường trong cuộc thi tìm kiếm Tài năng nghệ thuật trình diễn 2008

Một dự án trong năm được Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa Đan Mạch tài trợ cho nghệ thuật đương đại của họa sĩ Hoàng Duy Vàng (1960, Hà Nội) mang tên "Thiên nhiên nổi dậy" (trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Việt - 42 Yết Kiêu, Hà Nội), nội dung là sự khéo léo kết hợp giữa những serie tranh hoa súng, đề tài quen thuộc của Hoàng Duy Vàng, với các sắp đặt trứng đa sắc màu và kích cỡ, chất liệu, đã được nhận số tiền 70 triệu đồng. Chỉ tiếc, hoa súng: đề tài cũ, cách xử lý: không mới. Còn các sắp đặt hình trứng, cũng không thể "qua mặt" hình ảnh và những trưng bày về quả trứng, hay hạt gạo mà họa sĩ Lê Bá Đảng đã "tượng hình" Việt Nam mang đi khắp Đông Tây. Rồi trước đó, cách đây 1, 2 năm, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng có một triển lãm về hạt gạo, với bố cục không khác... trứng!

Hai triển lãm, được tổ chúc cùng thời điểm (tháng 9), cùng địa điểm (tại Trung tâm Nghệ thuật Hà Nội Future Art - Tây Hồ - Hà Nội) là "Cái gì" và "Khẩu súng cùng những cô gái" của nhóm nghệ sĩ Nguyên Khê, Phương Vũ Mạnh sống và làm việc tại Hà Nội và hai nghệ sĩ đến từ Đan Mạch Robert A. Mody và Jes Brinch. Nghệ thuật sắp đặt và thử nghiệm công nghệ với những tác phẩm mang tính ẩn dụ, hài hước, những bức tranh gần với phong cách biếm họa Mỹ hiện đại, các manơcanh, mô hình xe tăng v.v... Sau khi xem, cái được nhất mà công chúng cảm nhận dường như là lần này các nghệ sĩ đã được "chơi một cuộc" khá vui thú, không phải lo lắng kinh tế, như nhiều triển lãm, dự án nghệ thuật đương đại tốn kém khác! Một dự án nghệ thuật rất... cộng đồng, do các nghệ sĩ tự bỏ tiền túi mang tên "Ra đường" của họa sĩ trẻ Ngô Lực (trình bày thể nghiệm tại HN từ ngày 8 - 20.6.2008) chủ trì đã thu hút hơn 15 người, cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên trong nghệ thuật tham dự. Tại triển lãm này, những hành vi nghệ thuật khiến cộng đồng phục lăn thuộc về một nghệ sĩ không chuyên, một nhà báo với sự tình nguyện làm cột điện cho trẻ con tè và để người qua đường dán tờ rơi quảng cáo... mục đích thu hút công chúng đến với nghệ thuật dường như đã đạt được với kiểu "tương tác" như thế! Nhưng ngoài ý nghĩa "cộng đồng", thì phần "nghệ thuật" của dự án có vẻ lạc mất đâu đó không ai thấy.

Cuộc tranh cãi trên báo chí giữa họa sĩ Lê Thiết Cương và họa sĩ Lê Quảng Hà nhân triển lãm "Máy" của Hà hồi cuối tháng 11 (tổ chúc tại Viện Goethe), vẫn còn bỏ lửng câu hỏi "Có hay không một xu hướng nghệ thuật mới?" trong sáng tác của các họa sĩ trẻ, nhưng trước đó, chúng ta có thể nhìn lại hiện tượng "Những dấu hỏi" của Trường Art - biệt danh của họa sĩ Phạm Văn Trường.

"Tôi là cột điện" của tác giả Lê Anh Hoài trong dự án "Ra đường"

"Những dấu hỏi", với cảnh tượng một nhóm người nhảy múa trong một túi vải lớn được son vẽ rất nhiều dấu hỏi, sau đó chui ra khỏi túi với những trang phục vẽ đầy các dấu hỏi, rồi bằng các động tác trình diễn như nhảy múa, giằng co, giật áo khoác của nhau, các nghệ sĩ muốn khán giả hiểu rằng "tác phẩm" này thể hiện sự khám phá, tìm hiểu, bóc tách các mối quan hệ giữa người với người, mà sau khi bóc tách đến lớp cuối cùng, vẫn nguyên vẹn những dấu hỏi. Sau đó các nghệ sĩ rời sân khấu đi xuống phía khán giả, chia cho khán giả những mảnh quần áo vừa được "bóc tách", thuyết phục khán giả mặc vào và mời khán giả thế chỗ của mình trên sân khấu. Một loạt "nghệ sĩ" lại lên "vũ đài" với những trang phục toàn dấu hỏi, họ được mời chui vào chiếc túi vải, và vũ điệu hỗn loạn lại bắt đầu trong tiếng nhạc... "Tác phẩm" này đã mang đến cho Trường 3.000 USD, giải nhất của cuộc thi Tài năng nghệ thuật trình diễn, vẫn do Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa VN - Đan Mạch tổ chức vào hạ tuần tháng 10 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật VN (Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Ở những màn trình diễn khác, các nghệ sĩ thị giác đương đại đã sử dụng ngôn ngữ cơ thể, âm nhạc, hình ảnh video, đạo cụ giúp khán giả trải nghiệm những cảm giác khác nhau như sốt ruột, tò mò với Đợi (Lê Thị Minh Nguyệt), triết lý sống với Chuyển động tròn của Nguyễn Huy Anh sợ hãi cùng những tiếng lợn kêu khi bị chọc tiết với Những con lợn vui vẻ (Phạm Huy Thông), tuyệt vọng với Lụt (Lê Văn Sơn).

Nhưng, khán giả có trải nghiệm được nhũng cảm giác và "tư tưởng" mà các nghệ sĩ muốn gửi gắm hay không, thì cũng không ai biết, khi khá nhiều khán giả bỏ ra về trước khi buổi trình diễn kết thúc. Và thêm một câu hỏi khác, có lẽ là câu hỏi thực sự mà công chúng đặt ra, rằng: Liệu đó có phải là... nghệ thuật?

Mang chuông đi... ngắm xứ người?

Trong năm 2008, mỹ thuật VN tiếp tục có nhiều dịp cọ xát với thế giới bên ngoài, qua đó, có thể nhìn lại khía cạnh thị trường, nhìn lại vai trò của truyền thông đại chúng đối với đời sống mỹ thuật... ở khía cạnh thị trường, có lẽ đó là lần đầu tiên, ngoại trừ họa sĩ hải ngoại Lê Phổ đã có ý thúc bảo hộ độc quyền tác phẩm của mình qua gallery Mỹ Wally Findlay từ năm 1963, những họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Hoàng Tường, Lê Quý Tông, Trần Long Anh Quân.... đã được nếm mùi "đo sàn" tại nhà đấu giá Borobudur.

Trình diễn "Những vết lằn" của tác giả Trần Lương. Đây là một trong những tác giả được xem là người đi tiên phong và khuyến khích các tác giả trẻ trong sáng tác loại hình thị giác đương đại ở VN

Nhiều lý do được đưa ra như khủng hoảng kinh tế thế giới, chưa xuất hiện đại gia Việt mua tranh Việt, nhũng lưu ý về một "nền mỹ thuật sao chép"..., nhưng vẫn không đủ lý giải cho sự so sánh giữa giá tranh sàn của các họa sĩ VN: vài nghìn USD (vẫn không có người mua), với giá tranh thấp nhất của các nghệ sĩ cùng khu vực được đưa ra trong buổi đấu giá như Feng Zhengjie (sinh 1968, Trung Quốc) có giá sàn tử 107. 143 USD, Tang Zhigang (sinh 1959, Trung Quốc) có từ 214.286 USD, Agus Suwage (sinh 1959, lndonesia) từ 122.000 USD, I Nyoman Masriadi (sinh 1 973, lndonesia) từ 128.571 USD... ở khía cạnh truyền thông đại chúng, trong năm 2008, sự kiện mỹ thuật được báo chí hồ hởi đề cao là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham dự cuộc thi "APB Foundation Signature Art Prize" 2008 do Bảo tàng Mỹ thuật Singapore (SAM) phối hợp với Quỹ các nhà máy bia Châu á Thái Bình Dương (APB) tổ chức, nhằm giúp công chúng yêu nghệ thuật trên khắp thế giới có dịp chiêm ngưỡng những thể nghiệm độc đáo của mỹ thuật đương đại.

Ba tác phẩm thuộc ba loại hình nghệ thuật: nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc sắp đặt do TS. Natalia Kraevskaia - nhà phê bình mỹ thuật, giám đốc Salon Natasha ở Hà Nội - lựa chọn. Đó là các tác phẩm "Tấn công và che chở", một tác phẩm nhiếp ảnh kỹ thuật số, lấy chủ đề chính là "nhận thức và các mối tương quan" của Hoàng Dương Cầm, một sự kết hợp mang ý nghĩa châm biếm. Tác phẩm "Chị em Đông Dương số 9" của Nguyễn Quang Huy thể hiện những giấc mơ, hy vọng của phụ nữ với mong muốn xây dựng một thánh đường dành riêng cho họ. Cuối cùng là một tác phẩm về phố cổ Hà Nội được tái hiện như một "Hóa thạch sống" của Vương Văn Thạo được báo giới ca ngợi hết mức là sẽ khơi dậy được niềm tự hào về quá khứ và mở ra tương lai phát triển của Hà Nội. Đáng tiếc, ba tác phẩm chở kỳ vọng "mang chuông đi đánh xứ người", có lẽ cũng chìm lỉm giữa 31 tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới cùng có mặt tại cuộc "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Có đi xa mới biết sự thán phục của mình với mỹ thuật nước nhà đôi khi chẳng khác gì lời trầm trồ của một người tưởng rằng mình có con mắt xanh với nghệ thuật khi nhìn thấy bộ quần áo... tàng hình.

Ở khía cạnh "nhìn lại mình", trong năm 2008, hội thảo quốc tế và triển lãm Đổi mới - Mỹ thuật VN sau 1990 tại SAM - Bảo tàng Nghệ thuật Singapore hồi tháng 5 có thể xem là một cơ hội để dẫn đến những nhận định như của họa sĩ Nguyễn Quân: "...Các báo cáo rất công phu của các tác giả quốc tế... làm cho cử tọa, nhất là người VN ngạc nhiên và cảm động. Tính chuyên nghiệp, sự trân trọng, mối quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu nước ngoài, sự thích thú của những người sưu tập nước ngoài đối với Mỹ thuật đổi mới làm các nhà nghiên cứu VN ngượng ngùng tự hỏi sao ta không làm được như họ... ". Và, "Nghĩ tới những bàn cãi nghiệp dư, những tranh luận vụn vặt (và tranh giành tẹp nhẹp) về mỹ thuật nước nhà trong chính giới, giới kinh doanh và giới nghệ thuật ta mà chẳng dám thốt ra lời". Một họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật còn... ngạc nhiên cảm động và ngượng ngùng đến mức chẳng dám thốt ra lời" thì làm sao công chúng bình thường có thể thoát khỏi "một câu hỏi lớn không lời đáp" về mỹ thuật Việt đương đại?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Nghệ thuật cao siêu rất đời thường

    05/12/2008Nguyễn QuânVới nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình "hàn lâm", dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như "Điêu khắc cổ Việt Nam", "Đồ họa cổ Việt Nam", "Điêu khắc Tây Nguyên", "Chùa Dâu- Tứ Pháp", "Chùa Bút Tháp"…
  • Hiện tại và hiện đại

    02/12/2008Trần DuyMột nền hội họa hiện đại là một nền hội họa thuật tả những chuyển động của xã hội trong cuộc sống đang diễn biến tích cực về sự thay đổi trong sản xuất, trong tư duy của con người để tồn tại ở xã hội ấy. Tất nhiên ở thời đại nào đều có ngôn ngữ riêng của thời đại ấy.
  • Người nông dân và sự tiêu dùng nghệ thuật

    18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột

    24/05/2005Nhà phê bình Nguyên HưngKhông được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có...
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ