Nhìn từ gói giải cứu ở Ireland

02:06 CH @ Thứ Năm - 02 Tháng Mười Hai, 2010
Ireland từng được xem là hình mẫu thành công trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và trở nên giàu có. Từ vị trí là một trong những nước có mức lương thấp nhất Tây Âu, đến năm 2006 lương của công nhân chế tạo đã là 26 USD/giờ, cao hơn 23,8 USD của Mỹ.

Người ta từng gọi đó là Sự thần kỳ Ireland.


Sinh viên Ý xuống đường biểu tình ở Rome ngày 30-11, phản đối việc chính phủ cắt giảm nguồn ngân sách 12 tỉ USD và 130.000 việc làm trong ngành giáo dục - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2007, Ireland vẫn thường xuyên được nhắc tới nhưng ở thái cực ngược lại. Đỉnh điểm là hôm chủ nhật vừa qua, nước này đã phải chấp nhận gói trợ giúp 85 tỉ euro (tương đương 50% GDP của mình) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để củng cố tài chính công (50 tỉ) và tái cấp vốn cho các ngân hàng (35 tỉ).

Nhìn vào mục đích sử dụng của gói trợ giúp sẽ thấy trục trặc của Ireland chính là nợ công và khu vực ngân hàng. Đây là hai bài học rất đáng để tham khảo.

Ở vấn đề thứ nhất, có rất nhiều tranh luận về mức nợ công an toàn, nhưng nếu nhìn vào tỉ lệ nợ công/GDP năm 2009 ở mức 64,8% và những rắc rối mà Ireland đang gặp phải sẽ là một tham khảo tốt để xem xét lại chiến lược vay nợ và đầu tư công của mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia có mức nợ công đã rất gần con số nêu trên.

Ở vấn đề thứ hai, hệ thống ngân hàng từng được xem là một trong những biểu tượng của sự thành công thì nay là một trong những rắc rối chính. Hệ thống ngân hàng đã phát triển quá nóng nhờ nguồn vốn khổng lồ chảy vào. Tính đến ngày 30-9-2009, tổng nợ nước ngoài của Ireland lên đến 10 lần GDP hay 515.000 USD/người.

Vấn đề gây ra rắc rối cho hệ thống ngân hàng Ireland là do họ có quá nhiều tiền. Các khoản đầu tư được xem xét thiếu cẩn trọng đã biến thành nợ xấu làm nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản, kéo theo hệ thống ngân hàng không chỉ ở Ireland sụp đổ do hiệu ứng lây lan. Đây chính là một trong những nguyên nhân mà EU và IMF phải ra tay cứu giúp, ngoài việc Ireland là thành viên của EU và chủ nợ của 10 lần GDP nêu trên là các nước phát triển.

Tóm lại, nếu không có những đánh giá cũng như giải pháp cần thiết thì điểm yếu về nợ công cũng như hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể gây rắc rối cho bất cứ quốc gia nào. Và chúng ta cần nhớ rằng rất khó để có được ưu ái như Ireland hay Hi Lạp.


Euro tuột giá, lãi suất trái phiếu tăng

Nỗi sợ về bùng nổ khủng hoảng nợ ở châu Âu đã nhấn chìm đồng euro và thị trường chứng khoán toàn cầu ngày 1-12 trước khi có thể hồi phục một phần nhờ các chỉ số phát triển kinh tế lạc quan của Trung Quốc. Đồng euro tụt xuống mức thấp nhất trong 10 tuần qua, còn 1,2969 USD.

Các chuyên gia lo ngại đồng euro sẽ còn rớt giá nếu không có các biện pháp mạnh trấn an giới đầu tư, như Reuters cho biết. Tổng cộng trong tháng 11, đồng euro đã mất giá 7%, mức nghiêm trọng nhất kể từ tháng 5-2010. Các chỉ số chứng khoán châu Âu có lúc tụt xuống mức thấp nhất trong vòng sáu tháng qua khi thị trường châu Á bị ảnh hưởng mạnh.

Cơn lốc tăng lãi suất trái phiếu cũng thổi qua nhiều nước châu Âu. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng lên 5,5% từ mốc cũ 5,46%, trong khi lãi suất của Bồ Đào Nha tăng từ 7% lên 7,072%. Ngay cả Ý cũng chịu mức tăng lãi suất trái phiếu từ 4,638% lên 4,687%.

Trong khi đó, số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở khối sử dụng đồng euro đã đạt đến mức kỷ lục trong 12 năm qua là 10,1%, tăng thêm 0,1% so với tháng 9-2010. Tỉ lệ này đạt đến 20% tại Tây Ban Nha và thấp hơn ở một số nước khác như Đức (7,5%), Hà Lan (4,4%). Tỉ lệ thất nghiệp cao đe dọa sẽ tạo nên những thách thức mới cho các chính phủ thuộc khối trong lúc phải đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ủy ban châu Âu, nợ công của Bồ Đào Nha có thể sẽ “leo thang” từ 80% GDP năm 2009 lên 85% năm 2010, 100% vào năm 2014 và thâm hụt ngân sách của nước này có thể tăng từ 8% trong năm ngoái lên 8,6% trong năm nay.

Nợ công của Tây Ban Nha trong năm nay có thể lên tới 70% và thâm hụt ngân sách nhà nước lên tới 11% GDP. Trong khi đó, nhìn chung thâm hụt ngân sách của khối đồng euro hiện chiếm 6% GDP của khối và nợ công chiếm 84% GDP.

TRẦN PHƯƠNG
Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ công hữu vô chủ đến lợi ích nhóm

    10/04/2015Trần Trọng ThứcDưới tác động của kinh tế thị trường và chủ trương phân cấp quản lý, tình trạng công hữu vô chủ diễn ra ngày càng phong phú với việc phân lô đất cho các dự án hay đấu thầu những khu đất vàng ở các đô thị. Nhờ vậy một số cá nhân có thế lực đã trục lợi qua việc biến tài sản chung thành sở hữu riêng.
  • Nói gì về Vinashin lúc này?

    24/07/2010Đỗ Thái BìnhTrước tình hình Vinashin hiện nay, các nhà quản lý đất nước cần có những quyết định dứt khoát: đóng cửa các cơ sở, dự án chỉ cốt chơi trội; tập trung mọi nguồn lực cho các cơ sở, dự án gắn liền với yêu cầu vận tải, đánh bắt, bảo vệ chủ quyền trên biển; cố cứu giữ các thành quả công nghệ vừa thu lượm được dù với giá rất đắt do đầu tư dàn trải, thiếu bài bản, đặc biệt là các lớp kỹ sư và công nhân vừa được chạm tay tới nhiều công nghệ mới; duy trì và phát huy các thiết bị công nghệ mới rất đắt tiền, kể cả cần bố trí, phân phối lại, bổ sung cho phù hợp.
  • Nợ công - đừng để cháy nhà mới lo dập lửa

    25/05/2010Ts. Trịnh Tiến DũngVay nợ để phát triển là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Không ở đâu trên thế gian này có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng chính là những con nợ kếch sù. Vay nợ không phải là điều đáng lo nhất.
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...
  • Các con số … không biết nói!

    07/09/2006Tin TinTrong 5 năm qua đã phát hiện 12.300 cán bộ tham nhũng, gây thiệt hại 2.200 tỉ đồng, 5.000 chỉ vàng (tương đương 4.000 tỷ đồng) và 4.900 hécta đất...
  • xem toàn bộ