Nhìn và Thấy

01:35 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Hai, 2006

Đời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó.

Tôi nhớ vào những năm đầu của thời Đổi mới, ta thường được nghe khắp nơi hô hào “nhìn thẳng vào sự thật” và ta nhiệt tình làm theo lời hô hào đó, cũng hăng hái nhìn, nhìn thẳng, nhìn sâu, nhìn lui, nhìn tới, nhìn gần, nhìn xa, nhìn cả vào sự thật và sự không thật, bởi vì đã biết đâu là thật, là không thật; có mắt thì cứ nhìn, cứ giương mắt ra mà nhìn, còn cái sự nhìn vào đâu thì đã có ai cắm bảng đề cho biết đâu là thật, đâu là không thật để mà lựa chọn? Lúc đầu ta hăm hở và háo hức cứ đụng vào bất cứ chuyện gì cũng cứ cố “nhìn thẳng vào”, nhưng rồi dần dà ta tự nhận ra rằng không phải cứ hễ “nhìn thẳng vào” là ta thấy được sự thật, cái “thật” không phải khi nào cũng dễ dãi phơi bày cho ta nhìn thấy mỗi khi cứ cố tình sấn sổ “nhìn thẳng vào”. Ta bắt đầu nghi ngờ chính đôi mắt ta, đôi mắt vẫn là của ta đó mà nhiều lúc ta ngỡ như đã quen được nhìn bằng mắt của ai khác, nên cái mà ta thấy cũng không phải là cái mà ta cần thấy, muốn thấy, mà thay vào đó là cái mà “ai khác đó” muốn thấy, muốn ta thấy.

Nhìn và thấy vốn là hai việc khác nhau, tuy có liên hệ mật thiết với nhau. Nhìn là hành động của đôi mắt,

Trong cuộc sống, nhiều khi cái cần thiết lại là ở sự không thống nhất chứ không phải ở sự thống nhất. Mỗi người yêu một vẻ, mỗi người thích một cách thì mới đỡ tranh chấp, mới dễ hòa thuận, và do đó mới có cuộc sống phong phú, đa dạng trong hòa bình được.

cụ thể là đưa mắt về một hướng đối tượng nào đó để có được một hình ảnh về đối tượng đó; còn thấy là sự nhận biết về đối tượng qua hình ảnh nhìn được bằng mắt, thấy còn có nghĩa rộng hơn là sự nhận biết được bằng các giác quan nói chung, chứ không riêng thị giác. Người ta nói nhìn thấy, và cũng nói nghe thấy, ngửi thấy, thậm chí nếm thấy, sờ thấy. Nhìn là hoạt động thu nhận thông tin tự nhiên của đôi mắt “trời cho”, còn thấy là một hoạt động nhận thức của chủ thể con người, thông qua sự tham gia hoặc ít hoặc nhiều của tâm thức và trí tuệ. Tất nhiên, hễ có nhìn thì có thấy, nhiều người khác nhau nhìn vào cùng một hiện tượng tuy nhận được hình ảnh như nhau, nhưng lại có thể thấy những điều khác nhau. Điều thấy nào là thật, là không thật, không dễ mà phán xét được. Cho nên, đưa ra khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật” thoạt đầu tưởng có thể nhanh chóng xác lập được một tiêu chuẩn thật thà, trung thực trong sinh hoạt xã hội, nhưng hóa ra không phải đơn giản như vậy.
Có thực có một “sự thật” chung trong mỗi hiện tượng để mọi người cùng nhìn cùng thấy không? Tôi e rằng khó mà có một trả lời dứt khoát. Bảo rằng bông hoa này vàng, bông hoa kia tím thì hẳn mọi người có thể cùng nhìn cùng thấy như nhau, nhưng nếu bảo bông hoa này đẹp, bông hoa kia không đẹp, hay hơn nữa bông hoa này đáng yêu, bông hoa kia không đáng yêu thì chắc là khó có ý kiến thống nhất. Có nhất thiết cần có ý kiến chung thống nhất không? Ai cần cái thống nhất đó? Trong cuộc sống, nhiều khi cái cần thiết lại là ở sự không thống nhất chứ không phải ở sự thống nhất. Mỗi người yêu một vẻ, mỗi người thích một cách thì mới đỡ tranh chấp, mới dễ hòa thuận, và do đó mới có cuộc sống phong phú, đa dạng trong hòa bình được chứ. Cái “sự thật” chung mà ta mong muốn mọi người cùng thấy khi cùng “nhìn thẳng vào” theo tôi hiểu không phải là hiếm có, nhưng đó là những sự thật nào?

Thiên nhiên, đất trời, cuộc sống con người và xã hội có biết bao nhiêu sự thật, có những sự thật hiển nhiên và còn vô vàn những sự thật được ẩn giấu, dẫu là ta có cùng nhìn thì chắc cũng không bao giờ có thể cùng thấy như nhau. Cái việc không thấy như nhau cần phải được xem là bình thường, và cũng không nên áp đặt cái thấy của một người này cho một người khác. Từ nhìn đến thấy là cảm thụ và suy nghĩ, điều này phụ thuộc vào năng lực cảm và nghĩ, hay năng lực tư duy thị giác, của từng người. Tư duy thị giác, khác với tư duy nói chung, có thể không cần qua những bộ máy phức tạp của suy luận duy lý và lập luận lô gích, mà được thực hiện trực tiếp bằng cơ chế của những trực cảm thị giác, thường khi cho con người những phản ứng nhanh nhậy tức thời trước đòi hỏi của hoàn cảnh. Tư duy thị giác là một loại năng lực nhìn và thấy đặc biệt của con người, kết hợp các khả năng trực cảm và trí tuệ, một trực cảm đầy chất trí tuệ và một trí tuệ đầy tính nhạy bén của trực cảm tâm linh. Một cái thấy chung không thể có được bằng áp đặt mà chủ yếu là có được bằng cách cùng rèn luyện một năng lực chung của tư duy thị giác.

Có thể chăng, chính nhờ cái năng lực tư duy thị giác sắc bén này mà các nhà vật lý tài ba của thời đại chúng ta nhìn thấu được nhiều “sự thật” kỳ ảo trong thế giới vi mô của vật chất; và cùng với các nhà vật lý, nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau bắt đầu nhìn thấy những bất định và hỗn độn khởi nguồn từ trong thế giới tất định, để rồi nhìn thấy nhiều trật tự mới, nhiều tổ chức mới của sự sống nẩy sinh từ trong vô vàn những tương tác “ở bên bờ hỗn độn” trong quá trình phức tạp của tiến hóa. Và trong thời đại chúng ta, hy vọng sẽ gần đến lúc mà cánh cửa bí ẩn để đi vào đời sống tâm linh cũng sẽ hé mở trước năng lực của tư duy thị giác đó...

Ta cần nhìn gì và ta muốn thấy những gì, sẽ còn là câu hỏi muôn đời của cuộc sống. Đời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó. Và tất nhiên, hãy để cho những điều thú vị nhìn thấy được từ những đôi mắt đó tự do trao đổi với nhau, góp phần tạo nên vẻ đẹp giàu có chung của cuộc đời.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • xem toàn bộ