Nho giáo và văn hóa Việt Nam

08:47 SA @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười Một, 2009

Khi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thống - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
(Họa phúc mối mầm không một chốc
Anh hùng để hận mấy ngàn năm).

Nền quân chủ Nho giáo cuối mùa từ lâu đã tỏ rõ là một mô hình chính trị - xã hội - văn hóa lỗi thời, kìm kẹp sự phát triển của sức sản xuất xã hội, cơ chế quan liêu ăn bám vào xã hội tiểu nông khư khư giữ lấy những giáo điều Tống Nho, vừa mang tính ngoại sinh, vừa mang tính lạc hậu.

Nếu ở Trung Hoa – Tổ quốc của Nho giáo - qua những biến thiên lịch sử và biến động xã hội; hệ tư tưởng Nho cũng còn có những triển chuyển về hình thức (và cả nội dung nữa) từ Nho Khổng cuối Xuân Thu, Nho Mạnh thời Chiến quốc, rồi Hán Nho, rồi Tống Nho (mà phương Tây hay gọi là “Nho giáo mới” (néo-confucianisme) vượt qua triều đại ngoại tộc “Mông-nguyên” cũng còn chút sức lực để lột xác một lần nữa thành Minh Nho (với Vương Dương Minh chẳng hạn), thì cái hệ tư tưởng Nho giáo mà tầng lớp thống trị Đại Việt qua các triều đại đã vay mượn của Trung Hoa ấy đã tỏ ra trì trệ ở Tống Nho, ít ra cũng từ thế kỷ XV.

Theo ý tôi, cái bi kịch tảng nền của xã hội Việt Nam cổ truyền là chưa bao giờ tầng lớp thống trị - mà trước đây giới sử học cứ tạm gán cho nó cái nhãn “phong kiến - địa chủ” - có đủ sức mạnh tinh thần để sáng tạo nổi một hệ tư tưởng riêng, độc lập, xứng hợp với tầm vóc của một nhân dân - dân tộc (Nation-peuple) rất đỗi anh hùng và thích sống riêng ngoài cõi bờ - nhưng luôn luôn ở bên rìa - của một đế chế Trung Hoa rộng lớn...

Cứ lấy cái mốc lịch sử thế kỷ XV cho tiện bình giải. Nếu sức mạnh toàn dân, toàn dân tộc hội đủ và kết tinh ở cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc, sau 10 năm (1418-1427) đủ quật đổ ách thống trị Minh thuộc, trung hưng lại quốc gia Đại Việt một lần nữa (ông tổ dựng nước: các Vua Hùng; ông tổ trung hưng I: Ngô Quyền (938); ông tổ trung hưng II: Lê Lợi (1427);) thì bộ tổng chỉ huy Lam Sơn do Bình Định Vương đứng đầu ấy, sau đại thắng Chi Lăng - Đông Quan, tự tổ chức thành “nhà Lê” thành nền quân chủ Đại Việt mới phục hưng ấy, lại hữu thức tuyên bố lấy Tống Nho làm quốc giáo, lấy “Cửa Khổng Sân Trình” làm miếu đình thiêng liêng, lấy Tứ thư Ngũ kinh làm hệ qui chiếu của tư duy, lấy thi cử kiểu Nho làm phương thức đào tạo nhân tài quốc gia.

Không có sáng tạo, chỉ có vay mượn; chỉ có áp dụng; chỉ có thích nghi. Đó là sự thực của lịch sử tư tưởng chính thống Đại Việt.

Có không ít người bảo: Đó là điều tất nhiên thôi. Thì cứ cho là “tất nhiên” đi. Là một “tất yếu lịch sử”? Có thể lắm. Thì cũng phải giải trình cái “tất nhiên” ,”tất yếu” ấy ra chứ!

K.Mác bảo: “Những ý niệm thống trị một thời đại là những ý niệm của giai tầng thống trị”.

Cái giai tầng thống trị Đại Việt-Việt Nam từ thế kỷ XV trên thế kỷ XIX (địa chủ và nông dân quan liêu hóa và “học làm sang”) cho dù có một lúc nào đó khá mạnh về chính trị-quân sự thì, theo tôi, bao giờ cũng là “tiên thiên bất túc”- tuy có thể “hậu thiên năng nghi” chứ không đến nỗi “hậu thiên bất nghi”! - về mặt tâm linh và nói thẳng ra là còi cọc về mặt hệ tư tưởng hay tín ngưỡng dân gian không ngoài Lễ nghi nông nghiệp. Đó là cái mặt bằng nội sinh để Nho giáo và các tôn giáo lớn ngoại sinh khác tràn vào và bám rễ sinh sôi.

Nói về Lê Lợi và nhà Lê có ý định độc tôn Tống Nho, phải chăng ta có thể nói rằng “Sau thắng lợi lớn về quân sự là thất bại lớn “về tinh thần”?

Vì dù sao, trước thời Minh thuộc, các vua Trần chẳng hạn, qua cửa miệng những Minh tông, Nghệ Tông... đã nêu cao khẩu hiệu “Không mô phỏng Đường Tống” "Quốc gia xây dựng, tự có pháp độ riêng”. Đến quan đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, trong một bài thơ xướng họa ở trường thi đã viết:

Hán Đường nhị Tống hựu Nguyên Minh.
Lệ thiết từ khoa tuyến tuấn anh.
Hà tự thánh triệu cầu tự học,
Đương tri vạn thế tuyệt cơ bình.
(Hán, Đường, hai Tống đến Nguyên Minh
Lệ mở khoa thi chọn tuấn anh.
Sao giống triều ta cầu thực học
Cho muôn đời dứt tiếng chê bình).

Hẳn đó là những “gien” di truyền văn hóa để, trong “Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cất cao giọng đọc tuyên ngôn độc lập cả về chính trị

Sơn xuyên chi phong vực ký thù
(Cõi bờ sông núi đã riêng)cả về văn hóa:
Nam Bắc chi phong tục diệc dị
(phong tục Việt Hoa cũng khác)

(Nhưng một cánh én Ức Trai không đủ làm nên một mùa xuân văn hóa cung đình Hậu Lê – Cả triều đình càng ngày càng có xu hướng mô phỏng Trung Hoa, từ lễ nhạc đến phẩm phục và sân khấu cung đình. Và tôn Tống Nho lên hàng quốc giáo, với ý định độc chuyên).

Trước đó nữa, thì các vua Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thường sùng Phật, đến mức ta có thể mệnh danh chế độ Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là nền Quân chủ Phật giáo để phân biệt với chế độ các vua Lê - Nguyễn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX sùng Nho, mà ta có thể gọi là nền Quân chủ Nho giáo.

Cố nhiên, trước hay sau thế kỷ XV thì trên cơ địa Đại Việt này cũng chẳng có một “Giáo” nào được độc tôn trên thực tế. Người ta bảo rằng dưới thời Lý Trần, là tình trạng “Tam giáo (Phật, Lão, Nho) đồng nguyên” hay “Tam giáo tịnh hành”, ngoài biết bao đền miếu khác của tín ngưỡng dân gian. Và cho dù triều Lê Thánh Tông - thường được sĩ phu đời sau khen là “minh quân lương tướng” (vua sáng tôi hiền) - đã ra lệnh cấm xây chùa mới (để đình và văn chỉ ngày càng mọc lên nhiều), chỉ cho phép sửa chữa chùa cũ, thì như một “đối trọng” và “siêu bù trừ”, các bà phi Lê- Mạc- Trịnh lại rất thường hay đứng ra làm “hội chủ” hưng công dựng chùa mới và sửa chùa cũ thêm nguy nga tráng lệ. Sự hỗn dung (hợp dung) tôn giáo (syncrétione religicux) hay sự khoan dung (Générosité) hay khuynh hướng dung hoà tư tưởng và tôn giáo chắc chắn là một bản tính của tâm thức Việt Nam.

Ở quãng giữa hai triều đại Lê- Nguyễn của nền Quân chủ Nho giáo, là triều đại Tây Sơn ngắn ngủi mà có người ca ngợi là “đổi mới” thậm chí là “Cách.mạng” nữa...

Tôi không phải là chuyên gia về Tây Sơn học, nhưng tôi biết chắc rằng anh em Tây Sơn có lệnh ở mỗi tổng huyện chỉ để một chùa và trong thư gửi La Sơn phu tử,Quang Trung khẳng định dứt khoát nền quốc học khi ấy vẫn là “nền học của Chu Tử” (tức Chu Hi – Tống Nho) và sách dịch ra chữ Nôm của “Sùng chính thư viện” do Sơn phu tử được cử làm Viện trưởng cũng vẫn quanh đi quẩn lại là Tứ thư, Ngũ kinh. Triều Tây Sơn vẫn chỉ là một triều quân chủ Nho giáo không hơn không kém.Và đến triều Cảnh Thịnh thì quân dân lại đua nhau sửa chùa, đúc chuông, như một xu thế dân gian không cưỡng được của thời “chiến hậu”.

Trong một bài viết đầu năm nay trên tạp chí Sông Hương tôi đã bình luận rằng việc Quang Trung sùng thượng Tống Nho và Chu Tử là một điểm lạc hậu bảo thủ của Ngài, so với Hồ Quý Ly ở 4 thế kỷ trước chẳng hạn:

Cuối thế kỷ XIV, nhà cải cách và đổi mới Hồ Quý Ly đã dám nêu “Bốn nghi ngờ” trong hành trạng đức Khổng Tử, không muốn coi ông là “tiên thánh” để được thờ ở chính điện Văn Miếu mà chỉ xem ông là “tiên sư” để thờ ở gian phía Đông, nhường địa vị cũ cho Chu Công - nhà hoạt động thực tế đầu thời Chu. Hồ Quy Ly lại càng xem rẻ .Tống Nho và các bậc đại nho thời Tống như Chu Hi, Trình Hạo... gọi họ là “đạo nho” (nhà nho ăn trộm), học thì rộng nhưng tài thì sơ, chuyên nghề lột cắp văn chương, tư tưởng...

Tôi nghĩ ông Hồ là người chuộng thực tế và việc làm thiết thực, ông không ưa sự “không đàm khoát luận” Của Tống Nho Chu - Trình. Ông cũng không ưa gì - cái tổ chức Phật giáo Đại Việt cuối đời Trần sau một thời gian dài được triều đình và quý tộc quá “o bế”, tặng cho quá nhiều “ruộng đất và điền nô” để xây dựng những “đại danh lam, tiểu danh lam”... nên đã trở nên “hủ hóa”. Mọi người đều biết Hồ Quý Ly đã sai Đại-nam thiền sư cầm đạo quân thiền sư đi đánh Chiêm Thành để muốn mượn tay giặc ngoài giết chết bớt sư sãi. Cái biện pháp khắc bạo đó cố nhiên là “thất nhân tâm”. Khi còn sinh thời, có lần giáo sư Cao Xuân Huy bảo với tôi rằng, theo ý thầy, có lẽ về một tư tưởng - văn hóa, Hồ Quý Ly chịu ảnh hưởng của một phái Tống Nho khác miền Giang Triết, chủ trương thực dụng - thực tế hơn là phái siêu hình Trình-chu...

Cũng có người cho rằng cái gì Hồ Quý Ly không hay chưa làm được thì sau 10 năm chống Minh thắng lợi, Lê Lợi và nhà Lê đã làm được, nghĩa là về mặt kinh tế - xã hội, đập tan tập đoàn đại địa chủ có điền trang - thái ấp, thực hiện phép quân điền, tái công xã hóa làng - xã Đại Việt và về mặt văn hóa - tư tưởng, hạ uy thế hoàn toàn tập đoàn quốc sư-phật giáo, đưa Tống Nho lên ngôi chủ đạo về hệ tư tưởng Nhà nước - dân tộc (Etat-Nation)...

Với thời kỳ thịnh trị Lý - Trần, từ vua quan đến dân chúng đều sùng Phật, trọng Lão - và Nhà nước cũng bắt đầu sử dụng Nho giáo, tích hợp nho sĩ vào cơ chế hành chính - xã hội. Lý Thánh Tông là đệ tử thế hệ thứ nhất của thiền phái Thảo Đường nhưng chính vị vua này đã sai xây Văn Miếu thờ Khổng tử. Và vợ ông là bà Ỷ Lan và con ông là vua Nhân Tông là người đầu tiên mở khoa thi Nho giáo để tuyển nhân tài.Vua Lý hay đi xem gặt và hay giảm tô thuế cho dân. Có người bảo: “Thế lấy gì để đơm xôi cúng xã tắc”: Vua bảo: “Dân no đủ thì Trẫm cũng no đủ, nào có lo gì!”. Đấy đúng là “mô phỏng” một câu “chữ liền” trong Luận ngữ, chỉ khác là đổi một câu phủ định thành câu khẳng định: “Bách tính bất túc, quân thục dữ túc?” (Trăm họ không đủ ăn thì vua đủ ăn với ai?). Đấy chỉ là lấy một ví dụ tôi sẵn nhớ và ghi để chứng minh rằng: Trong đầu óc mỗi ông vua Lý sùng Phật cũng đã dung hợp ít giáo lý của Khổng Mạnh. Tôi xin lấy một ví dụ khác vừa mới chợt tìm hiểu ra. Vùng Phù Đổng- Tiên Du- Kinh Bắc- có sẵn một huyền thoại nội sinh nào đó về một đứa trẻ ăn nhiều cơm gạo và trở thành Người khổng lồ (Huyền thoại này cũng có ở một vài hải đảo Inđônêxia có tảng nền kinh tế chung như châu thổ Nhị hà là nghề nông trồng và tảng nền xã hội chung là chế độ mẫu hệ “có mẹ, không có cha”.Rồi đến thời Lý - Trần, người ta đọc được ở trong Kinh thi, Kinh thư và các kinh điển Nho giáo khác những huyền tích về mẹ ông Nghiêu ông Thuận hợp với rồng đỏ mà đẻ, bà Hoa Lư dẫm phải dấu chân người to lớn ở Lôi Trạch rồi sinh ra Phục Hi, bà Khương Nguyên dẵm vào vết chân thần, thấy tâm động, bụng lớn dần, có mang và đẻ ra ông Hậu Tắc v.v.. Thế là những tác giả Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quai..., xào xáo các huyền thoại nội sinh và huyền tích ngoại sinh đó lại rồi trên cái nền kháng chiến chống Tống – chống Nguyên đương đại mà tạo ra một huyền tích Phù Đổng thiên vương đánh giặc Ân như ta đã biết.

Cho nên học giả Lý Trần có đọc kỹ Thi Thư... đi nữa thì cũng chẳng thuần Nho: “Quỷ thần kính nhi viễn chi” “bất ngữ: Quái, lực, loạn, thần...” (Đức phu tử không nói chuyện quái dị, loạn, thần thánh...) Thờ “Thần” là một đường hướng tôn giáo chính của dân Việt. Cũng vậy, khi một ông vua Trần sùng Phật là dẫn dụ một câu của Đạo đức kinh “hòa quang đồng trần” (Hòa ánh sáng với bụi bẩn)- câu này là triết lý chính trị, triết lý-sống đời của nhà Trần) thì ta cũng hiểu vua - và dân - Việt rất có khuynh hướng dung hợp mọi điều mà mình cho là hay là hợp dù nó đến từ những ngả đường tư tưởng văn hóa khác nhau... để trau dồi nên cái bản sắc dung hợp, khoan hòa của nền văn hóa Việt Nam ...

Sau 100 năm (1427 - 1528) có vẻ quá thiên Nho của các vua nhà Lê sơ- nó bắt đầu tạo nên tình trạng nhị phân văn hóa giữa cung đình và dân gian- nhà Mạc, xuất thân dân chài phóng khoáng và phóng túng như nhà Trần, lại lên ngôi nhân chủ và tuy vẫn sùng Nho hay ra vẻ sùng Nho-nhưng rõ ràng xã hội được cởi mở hơn về tư tưởng - văn hóa. Giới khảo cổ nghệ thuật Việt Nam đã chứng minh rằng: Rất nhiều chùa chiền, đạo quán được xây dựng lại trong thời Mạc cùng với việc tô tượng đức Quan âm - Nam Hải phù hộ cho thương nhân và thương thuyền. Cũng vào khoảng này, việc thờ vợ chồng Chử Đồng Tử- Tiên Dung như các vị tổ nghề buôn bán Việt Nam cũng phổ biến dọc các bờ sông- đường nước giao thông vận tải chính yếu của nước Việt.

Một lần nữa, cái dân gian (hay “dân tộc - nhân dân”) lại “điều chỉnh lại cái chính thống (hay “dân tộc-nhà nước”) mềm hóa cái độc chuyên Nho bằng cái đa dạng Phật- Lão- Nho và tín ngưỡng dân gian. Nguyễn Bỉnh Khiêm là trạng nguyên Nho, Trình Quốc Công của nhà Mạc (Trạng Trình) mà đâu có thuần Nho với “sấm ký” của Bạch Vân am và Bạch Vân cư sĩ? Thực ra thì ngay trên ông vua Lê Thánh Tông mà người đời và giới sĩ phu cứ hay bào là “độc tôn Nho giáo” (hẳn là hữu thức thôi, “mẹo chính trị” thế thôi) chứ chỉ với những huyền tích về ông ở Thăng Long - nào khi bé ở chùa Huy Văn (phố Hàng Bột - Tôn Đức Thắng hiện nay); nào khi lớn và đỗ làm vua đã “gặp tiên” ở chùa Ngọc Hồ (phố Nguyễn Khuyến hiện nay) rồi tiên biến mất ở gần cửa Nam Đại Hưng để vua tiếc ngẩn ngơ và sai lập “quán vọng tiên” (Phố Hàng Bông hiện nay) thì, theo ý tôi, ông vua đứng đầu Tao Đàn ấy cũng chẳng thuần Nho tí nào... Ông vẫn là ông vua - vị đứng đầu rất oai vệ - của một nhân dân Việt Nam có căn tính tiểu nông- hỗn dung tôn giáo.

Nói gì đến những ông chúa Trịnh của Đàng ngoài, cứ “ba năm chúa mở khoa thi “Nho giáo, nhưng vẫn cứ rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân ( (chùa dâu, Thuận Thành - Hà Bắc nay) về Thăng Long - đông kinh để cầu mưa hay cầu tạnh!

Nói gì đến những ông chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng Nho đấy – mà có vẻ Minh Nho hơn Tống Nho – nhưng rước bao nhiêu thiền sư phái Lâm Tế của Quảng Đông sang Phú Xuyên truyền giáo (xem chẳng hạn thích Đại sán Hải Ngoại kỷ sự). Và là chúa sùng Nho nhưng lại tự xưng la “thiên túng đạo nhân” chi chi đó… thì – vãn như dân Việt thôi – chẳng có gì là thuần Nho cả…

Lạ lùng nhất đối với tôi, kẻ ngày trước cứ tin vào giới sử đồng nghiệp ghi ghi chép chép rằng các vua triều Nguyễn, đặc biệt là Minh Mạng “độc tôn Nho giáo” – Nhưng sau ngày giải phóng miền nam, lần đầu tiên được vào thăm thành nội Huế, tôi sửng sốt khi thấy cạnh ngay lầu son gác tía “trong nội” là ngôi chùa Phật và “điện Hòn Chén” nổi danh của xứ Huế hàng năm các đấng vương tôn công tử quý phi- cả vua nữa- đến thăm và dâng lễ lại là đền thờ Mẫu gốc Chăm pa: Thiên y a na! Rồi cũng chính ông Minh Mạng chứ ai đã vào thăm xứ Quảng, thăm các chùa - đền hang núi Non nước và đổi tên núi Non Nước này thành Ngũ – hành- sơn. “Đền ngũ hành” thờ chư vị tiên nữ phổ biến khắp xóm ấp miền Trung miền Nam, cho đến tận hôm nay.

Dẫn dụ đủ mọi chuyện linh tinh tản mạn, từ Lý Trần qua Lê- Mạc – Tây Sơn – Nguyễn, từ cung đình đến dân gian, tôi chỉ muốn đi đến cái kết luận tuy đơn sơ và giản dị này mà mấy chục năm qua đâu có dễ dàng gì lọt vào đầu óc và luận văn khoa học của mấy vị học giả đáng kính của ta; chưa từng bao giờ có tình trạng độc tôn Nho giáo trong đời sống văn hóa – tư tưởng Việt Nam lịch đại, cho dù là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX!

Nói cho có vẻ mác xít thì trên cơ sở hạ tầng Nông Dân- Nông nghiệp- Xóm làng của Đại Việt – Việt Nam truyền thống, lại có một đất nước bán đảo ở giữa chốn giao thoa và giao lưu kinh tế - văn hóa Đông Tây Nam Bắc thì về mặt tôn giáo – tín ngưỡng – một thành phần cấu trúc đồng thời là sản phẩm của văn hóa nói chung – tâm thức người dân Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng… có cái “duy lý” của Nho (duy lý kiểu kỹ thuật nông nghiệp phương Đông chứ không phải duy lý kiểu thương nghiệp phương Tây cũ và duy lý mới kiểu công nghiệp phương Tây từ thế kỷ XVIII đến nay); có cái “tâm linh” của Phật, có cái “siêu việt” của Lão Trang và có cả cái mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông…

Đây là “di sản truyền thống”, trước khi tiếp xúc với phương Tây...

Ngẫm nghĩ kỹ, tôi cho rằng, theo diễn trình lịch sử:

1. Thời đại các VUA HÙNG - hay thời đại văn hóa Đông sơn là thời đại xác lập mặt bằng của tư cảm Việt Nam. Những nghi thức nông nghiệp , tín ngưỡng sinh linh: thần ma, núi non, sông nước, mây mưa, sấm chớp, gió bão, đất cát..., những vật tổ: Hùm beo, rắn, thuồng luồng, rùa, giải, chim thiêng v.v.. tất cả xoay quanh chất huyền. huyền thoại, huyền tích rồi huyền sử...

2. Thời đại bắc thuộc Đạo Hoàng Lão (đạo giáo)- đạo thần tiên rồi và đạo Nho từ Trung Quốc du nhập. Đạo Phật từ Ấn Độ và từ Trung Hoa du nhập. Ảnh hưởng Ấn trung hòa ảnh hưởng Hoa. Đạo Phật được dân theo mạnh hơn Nho nhiều vì Nho theo Trung Hoa áp bức bóc lột mà vào còn Phật theo Ấn Độ buôn bán mà vào. Nho gia “Lễ” trị tức là đề cao trật tự vua –tôi, cha- con, chồng vợ.

Nho trọng Cha trong khi người Việt trọng Mẹ.

Nho trọng Chồng trong khi người Việt trọng Vợ.

Nho trọng Vua “tôn quân trong khi người Việt trọng Làng đại thống nhất”.

Người Việt bị ách thống trị Bắc bị ách thống trị Bắc thuộc nên mê say tinh thần Từ bi Bác ái, trọng Bố thí của Phật. Thế kỷ VI thủ lĩnh Việt “Lý súy” là Phật Tử chứ không là “thiên tử”, Lý Nam Đế-người Việt đầu tiên xưng Đế-lên ngôi xây ngay chùa Khai Quốc (chùa mở nước, sau là chùa Trấn quốc ở Hà nội nay) chứ không xây Văn Miếu.

Cuối Bắc thuộc, thiền sư dự báo và truyền bá tinh thần Độc Lập TỰ CHỦ chứ không phải là Nho sĩ.

3.Thời đại Độc Lập-tự chủ.

a) Thiền sư họp thành giới trí thức Việt đầu tiên, có ảnh hưởng lớn từ trong triều đến ngoài nội. Lạ một điều, Thiền – Tịnh - Mật của Phật giáo Lý Trần đều có tinh thần “nhập thế” có tác dụng chủ -khách quan là củng cố tinh thần DÂN TỘC. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV tạo thế chênh khác với Tống- Nguyên: Tống Nho/Việt Phật. Truyền thống cũ của người Việt được tích hợp vào chùa Phật chứ không vào miếu Nho. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội chủ yếu diễn ra ở Chùa - Đền. Đã có nho sĩ từ đời lý, nhưng ban đầu làm “thư lại” sau mới có “đại thần”. Đã có nho sĩ Đàm Dĩ Mông bài Phật. Đến thời Trần, đặc biệt cuối Trần, thế lực nho sĩ dần mạnh hơn. Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bắt đầu công kích Phật. Lớp học trò Chu Văn An - như Phạm Sư Mạnh (dĩ Mạnh vi sư-lấy Mạnh Tử làm thầy) - đòi “cải cách” theo Trung Hoa nhưng thất bại.

b) Sang thời Lê, từ đây có hẳn một giới sĩ phu Nho giáo là cốt lõi của trí tuệ Đại Việt, ảnh hưởng mạnh tới triều đình rồi đến ngoài dân gian.

Tôi cho rằng cái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Nho giáo trên nền chính trị cung đình là sự củng cố nền quân chủ thống nhất, là chế độ khoa cử để tuyển lựa nhân tài các giai tầng xã hội vào bộ máy quan liêu. Còn ảnh hưởng lớn nhất của Nho giáo trên nền văn hóa xã hội là sự thờ cúng tổ tiên . Từ lễ gia tiên với bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình, đến các nhà thờ họ rồi đền/ đình thờ các vị “tiền hiền” và thành hoàng làng - xã và cao nhất - từ thời Hồng Đức - là đền thờ Tổ Hùng Vương: người Việt cổ - mà người thừa kế khá thuần phác là người Mường, không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vậy có thể kết luận đó là một ảnh hưởng của Lễ giáo Nho Hoa. Cũng vậy, tôi lục lọi mãi các tài liệu thời Lý Trần mà không thấy việc thờ tổ Hùng Vương. Đại Việt sử lược chỉ ghi vua Lý đi lễ đền Sơn Tinh. Việt điện u linh của Lý Trần không hề có truyện riêng về Hùng Vương. Đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, tiến sĩ triều Lê rồi Lĩnh Nam chích quái san nhuận lại của tiến sĩ Vũ Quỳnh thời Hồng Đức và các thần phả đền Hùng từ Lê sơ đến Lê mạt...mới xuất hiện truyện họ Hồng Bàng, thế phả nhà Hùng rồi nhà Thục và lệ quốc tế ở đền Hùng vốn chỉ là một đền thờ THẦN NÚI (“Đột ngột cao sơn” rồi mới đến “Cổ Việt Hùng thị thập bát thế” - cạnh “Ất sơn”, “Viên sơn” trên ba bài vị ở đền Hùng). Vậy đó là một ảnh hưởng lớn của “Lễ gia tiên” mở rộng và Nho giáo Việt Nam.

Trong tư cảm của mình, tôi không thích một sự phân tích rành rẽ (và siêu hình) cái gì là ảnh hưởng tích cực, cái gì là ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với nền văn hóa Việt Nam. Theo tôi, nhiều khi hai mặt tích cực, tiêu cực - như hai mặt của cùng một bàn tay - phục sẵn trong tư duy Nho giáo.

Một thí dụ: “ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết cái mới, thì có thể làm thầy mọi người). Tôn trọng quá khứ như vậy thì rất hay, nó sinh ra môn lịch sử và các bài học lịch sử. Nhưng ông tổ Nho giáo lúc nào cũng “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ ( tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu cái cổ) và tuyên bố “ngô tòng Chu” (tôi theo nhà Châu) thì riêng đức Phu tử thế nào còn cần bàn luận thêm nhưng rõ ràng nó sinh ra tình thần phục cổ! Một thí dụ khác đạo Trung dung và thế ứng xử Doãn chấp kỳ trung. Lúc bình thời nào đó, đó là cách giữ gìn tốt sự quân bình, không thái quá, không bất cập. Ấy thế nhưng vào lúc biến, cần đổi mới mạnh mẽ - cả tư duy và hành động - phải có gan phiêu lưu, lao mạnh vào xu thế mới thì cứ “trung dung” mãi đâu có được?

Một thí dụ khác: sự TRUNG HIẾU, sự TIẾT HẠNH. Phải xét chúng trong sự vận động biện chứng của lịch sử, của xã hội.

Thời nào đó, hoàn cảnh nào đó thì;
Tra thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình

(Đồ Chiểu, Lục Vân Tiên)

là đúng. Lúc khác, hoàn cảnh khác mà cứ “ngu trung”, mà cứ giữ cái giáo điều “tử vị phu ẩn, phụ vị tứ ẩn”, (con vì tình che giấu cho cha, cha vì tình che giấu cho con ) là sai.

Lại nữa, Nho giáo nhìn toàn khối có rất nhiều mâu thuẫn trong lý luận. Cần biết chắt lọc tinh hoa - và về mặt này Bác Hồ là bậc thầy của mọi người chúng ta. Lấy một thí dụ: Vấn đề DÂN.

Cái ý: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh tử) là tuyệt


vời song cái ý “dân khả sử do chi bất khả tri chi” (Luận ngữ) (dân chỉ có thể khiến theo theo chứ không thể không cho biết được) lại là một chủ trương “ngu dân”. Một thí dụ khác:

Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài anh sử để chờ kịp khoa
( Ca dao)

Chế độ thi cử tạo ra tinh thần hiếu học, tạo ra tinh thần tôn sư trọng đạo.

Muốn sang thì bắc câu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

“Không thầy đó mày làm nên”: Đạo đức quá hay! Giáo dục rất được đề cao! Song mặt khác, khi “vào đời”, Nho giáo và khoa cử đã cuối cùng tạo ra một lối học vụ kinh sử ngàn xưa, xa rời thực tế, tạo ra thói kiêu căng rởm của những con “mọt sách”.


Tú tài bất xuất môn
Năng tri thiên hạ sự
(Người giỏi không ra cửa
cũng biết mọi sự đời).

để cuối cùng ở đầu thế kỷ XX là một sự thất vọng đắng cay:

Nào có ra gì cái chữ Nho
ông nghè, ông cống cũng nằm co

hay ai oán hơn nhiều.

Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp
chỉ tại nhà Nho học chữ Tầu

(thám hoa Vũ Phạm Hàn).

Bài viết có hạn, Không thể trong một bài, nói mọi chuyện về Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong nền văn hóa Việt Nam. Tựu trung, thái độ hư vô chủ nghĩa “phủ định sạch trơn” là sai. Mà đề cao nó lên mây xanh, coi như động lực tiến hóa nhanh của xã hội xưa và cả nay nưa thì là mê lắm. Xin học lại Bác Hồ về chỉ một việc: thế ứng xử với Nho học và nền đạo đức Nho phong.

Khi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
(Họa phúc mối mầm không một chốc
Anh hùng để hận mấy ngàn năm).

Nền quân chủ Nho giáo cuối mùa từ lâu đã tỏ rõ là một mô hình chính trị - xã hội - văn hóa lỗi thời, kìm kẹp sự phát triển của sức sản xuất xã hội, cơ chế quan liêu ăn bám vào xã hội tiểu nông khư khư giữ lấy những giáo điều Tống Nho, vừa mang tính ngoại sinh, vừa mang tính lạc hậu.

Nếu ở Trung Hoa – Tổ quốc của Nho giáo - qua những biến thiên lịch sử và biến động xã hội; hệ tư tưởng Nho cũng còn có những triển chuyển về hình thức (và cả nội dung nữa) từ Nho Khổng cuối Xuân Thu, Nho Mạnh thời Chiến quốc, rồi Hán Nho, rồi Tống Nho (mà phương Tây hay gọi là “Nho giáo mới” (néo-confucianisme) vượt qua triều đại ngoại tộc “Mông-nguyên” cũng còn chút sức lực để lột xác một lần nữa thành Minh Nho (với Vương Dương Minh chẳng hạn), thì cái hệ tư tưởng Nho giáo mà tầng lớp thống trị Đại Việt qua các triều đại đã vay mượn của Trung Hoa ấy đã tỏ ra trì trệ ở Tống Nho, ít ra cũng từ thế kỷ XV.

Theo ý tôi, cái bi kịch tảng nền của xã hội Việt Nam cổ truyền là chưa bao giờ tầng lớp thống trị - mà trước đây giới sử học cứ tạm gán cho nó cái nhãn “phong kiến - địa chủ” - có đủ sức mạnh tinh thần để sáng tạo nổi một hệ tư tưởng riêng, độc lập, xứng hợp với tầm vóc của một nhân dân - dân tộc (Nation-peuple) rất đỗi anh hùng và thích sống riêng ngoài cõi bờ - nhưng luôn luôn ở bên rìa - của một đế chế Trung Hoa rộng lớn...

Cứ lấy cái mốc lịch sử thế kỷ XV cho tiện bình giải. Nếu sức mạnh toàn dân, toàn dân tộc hội đủ và kết tinh ở cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc, sau 10 năm (1418-1427) đủ quật đổ ách thống trị Minh thuộc, trung hưng lại quốc gia Đại Việt một lần nữa (ông tổ dựng nước: các Vua Hùng; ông tổ trung hưng I: Ngô Quyền (938); ông tổ trung hưng II: Lê Lợi (1427);) thì bộ tổng chỉ huy Lam Sơn do Bình Định Vương đứng đầu ấy, sau đại thắng Chi Lăng - Đông Quan, tự tổ chức thành “nhà Lê” thành nền quân chủ Đại Việt mới phục hưng ấy, lại hữu thức tuyên bố lấy Tống Nho làm quốc giáo, lấy “Cửa Khổng Sân Trình” làm miếu đình thiêng liêng, lấy Tứ thư Ngũ kinh làm hệ qui chiếu của tư duy, lấy thi cử kiểu Nho làm phương thức đào tạo nhân tài quốc gia.

Không có sáng tạo, chỉ có vay mượn; chỉ có áp dụng; chỉ có thích nghi. Đó là sự thực của lịch sử tư tưởng chính thống Đại Việt.

Có không ít người bảo: Đó là điều tất nhiên thôi. Thì cứ cho là “tất nhiên” đi. Là một “tất yếu lịch sử”? Có thể lắm. Thì cũng phải giải trình cái “tất nhiên” ,”tất yếu” ấy ra chứ!

K.Mác bảo: “Những ý niệm thống trị một thời đại là những ý niệm của giai tầng thống trị”.

Cái giai tầng thống trị Đại Việt-Việt Nam từ thế kỷ XV trên thế kỷ XIX (địa chủ và nông dân quan liêu hóa và “học làm sang”) cho dù có một lúc nào đó khá mạnh về chính trị-quân sự thì, theo tôi, bao giờ cũng là “tiên thiên bất túc”- tuy có thể “hậu thiên năng nghi” chứ không đến nỗi “hậu thiên bất nghi”! - về mặt tâm linh và nói thẳng ra là còi cọc về mặt hệ tư tưởng hay tín ngưỡng dân gian không ngoài Lễ nghi nông nghiệp. Đó là cái mặt bằng nội sinh để Nho giáo và các tôn

giáo lớn ngoại sinh khác tràn vào và bám rễ sinh sôi.

Nói về Lê Lợi và nhà Lê có ý định độc tôn Tống Nho, phải chăng ta có thể nói rằng “Sau thắng lợi lớn về quân sự là thất bại lớn “về tinh thần”?

Vì dù sao, trước thời Minh thuộc, các vua Trần chẳng hạn, qua cửa miệng những Minh tông, Nghệ Tông... đã nêu cao khẩu hiệu “Không mô phỏng Đường Tống” Quốc gia xây dựng, tự có pháp độ riêng”. Đến quan đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, trong một bài thơ xướng họa ở trường thi đã viết:

Hán Đường nhị Tống hựu Nguyên Minh.
Lệ thiết từ khoa tuyến tuấn anh.
Hà tự thánh triệu cầu tự học,
Đương tri vạn thế tuyệt cơ bình.
(Hán, Đường, hai Tống đến Nguyên Minh
Lệ mở khoa thi chọn tuấn anh.
Sao giống triều ta cầu thực học
Cho muôn đời dứt tiếng chê bình).

Hẳn đó là những “gien” di truyền văn hóa để, trong “Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cất cao giọng đọc tuyên ngôn độc lập cả về chính trị

Sơn xuyên chi phong vực ký thù
(Cõi bờ sông núi đã riêng)cả về văn hóa:
Nam Bắc chi phong tục diệc dị
(phong tục Việt Hoa cũng khác)

(Nhưng một cánh én Ức Trai không đủ làm nên một mùa xuân văn hóa cung đình Hậu Lê – Cả triều đình càng ngày càng có xu hướng mô phỏng Trung Hoa, từ lễ nhạc đến phẩm phục và sân khấu cung đình. Và tôn Tống Nho lên hàng quốc giáo, với ý định độc chuyên).

Trước đó nữa, thì các vua Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thường sùng Phật, đến mức ta có thể mệnh danh chế độ Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là nền Quân chủ Phật giáo để phân biệt với chế độ các vua Lê - Nguyễn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX sùng Nho, mà ta có thể gọi là nền Quân chủ Nho giáo.

Cố nhiên, trước hay sau thế kỷ XV thì trên cơ địa Đại Việt này cũng chẳng có một “Giáo” nào được độc tôn trên thực tế. Người ta bảo rằng dưới thời Lý Trần, là tình trạng “Tam giáo (Phật, Lão, Nho) đồng nguyên” hay “Tam giáo tịnh hành”, ngoài biết bao đền miếu khác của tín ngưỡng dân gian. Và cho dù triều Lê Thánh Tông - thường được sĩ phu đời sau khen là “minh quân lương tướng” (vua sáng tôi hiền) - đã ra lệnh cấm xây chùa mới (để đình và văn chỉ ngày càng mọc lên nhiều), chỉ cho phép sửa chữa chùa cũ, thì như một “đối trọng” và “siêu bù trừ”, các bà phi Lê- Mạc- Trịnh lại rất thường hay đứng ra làm “hội chủ” hưng công dựng chùa mới và sửa chùa cũ thêm nguy nga tráng lệ. Sự hỗn dung (hợp dung) tôn giáo (syncrétione religicux) hay sự khoan dung (Générosité) hay khuynh hướng dung hoà tư tưởng và tôn giáo chắc chắn là một bản tính của tâm thức Việt Nam.

Ở quãng giữa hai triều đại Lê- Nguyễn của nền Quân chủ Nho giáo, là triều đại Tây Sơn ngắn ngủi mà có người ca ngợi là “đổi mới” thậm chí là “Cách.mạng” nữa...

Tôi không phải là chuyên gia về Tây Sơn học, nhưng tôi biết chắc rằng anh em Tây Sơn có lệnh ở mỗi tổng huyện chỉ để một chùa và trong thư gửi La Sơn phu tử,Quang Trung khẳng định dứt khoát nền quốc học khi ấy vẫn là “nền học của Chu Tử” (tức Chu Hi – Tống Nho) và sách dịch ra chữ Nôm của “Sùng chính thư viện” do Sơn phu tử được cử làm Viện trưởng cũng vẫn quanh đi quẩn lại là Tứ thư, Ngũ kinh. Triều Tây Sơn vẫn chỉ là một triều quân chủ Nho giáo không hơn không kém.Và đến triều Cảnh Thịnh thì quân dân lại đua nhau sửa chùa, đúc chuông, như một xu thế dân gian không cưỡng được của thời “chiến hậu”.

Trong một bài viết đầu năm nay trên tạp chí Sông Hương tôi đã bình luận rằng việc Quang Trung sùng thượng Tống Nho và Chu Tử là một điểm lạc hậu bảo thủ của Ngài, so với Hồ Quý Ly ở 4 thế kỷ trước chẳng hạn:

Cuối thế kỷ XIV, nhà cải cách và đổi mới Hồ Quý Ly đã dám nêu “Bốn nghi ngờ” trong hành trạng đức Khổng Tử, không muốn coi ông là “tiên thánh” để được thờ ở chính điện Văn Miếu mà chỉ xem ông là “tiên sư” để thờ ở gian phía Đông, nhường địa vị cũ cho Chu Công - nhà hoạt động thực tế đầu thời Chu. Hồ Quy Ly lại càng xem rẻ .Tống Nho và các bậc đại nho thời Tống như Chu Hi, Trình Hạo... gọi họ là “đạo nho” (nhà nho ăn trộm), học thì rộng nhưng tài thì sơ, chuyên nghề lột cắp văn chương, tư tưởng...

Tôi nghĩ ông Hồ là người chuộng thực tế và việc làm thiết thực, ông không ưa sự “không đàm khoát luận” Của Tống Nho Chu - Trình. Ông cũng không ưa gì - cái tổ chức Phật giáo Đại Việt cuối đời Trần sau một thời gian dài được triều đình và quý tộc quá “o bế”, tặng cho quá nhiều “ruộng đất và điền nô” để xây dựng những “đại danh lam, tiểu danh lam”... nên đã trở nên “hủ hóa”. Mọi người đều biết Hồ Quý Ly đã sai Đại-nam thiền sư cầm đạo quân thiền sư đi đánh Chiêm Thành để muốn mượn tay giặc ngoài giết chết bớt sư sãi. Cái biện pháp khắc bạo đó cố nhiên là “thất nhân tâm”. Khi còn sinh thời, có lần giáo sư Cao Xuân Huy bảo với tôi rằng, theo ý thầy, có lẽ về một tư tưởng - văn hóa, Hồ Quý Ly chịu ảnh hưởng của một phái Tống Nho khác miền Giang Triết, chủ trương thực dụng - thực tế hơn là phái siêu hình Trình-chu...

Cũng có người cho rằng cái gì Hồ Quý Ly không hay chưa làm được thì sau 10 năm chống Minh thắng lợi, Lê Lợi và nhà Lê đã làm được, nghĩa là về mặt kinh tế - xã hội, đập tan tập đoàn đại địa chủ có điền trang - thái ấp, thực hiện phép quân điền, tái công xã hóa làng - xã Đại Việt và về mặt văn hóa - tư tưởng, hạ uy thế hoàn toàn tập đoàn quốc sư-phật giáo, đưa Tống Nho lên ngôi chủ đạo về hệ tư tưởng Nhà nước - dân tộc (Etat-Nation)...

Với thời kỳ thịnh trị Lý - Trần, từ vua quan đến dân chúng đều sùng Phật, trọng Lão - và Nhà nước cũng bắt đầu sử dụng Nho giáo, tích hợp nho sĩ vào cơ chế hành chính - xã hội. Lý Thánh Tông là đệ tử thế hệ thứ nhất của thiền phái Thảo Đường nhưng chính vị vua này đã sai xây Văn Miếu thờ Khổng tử. Và vợ ông là bà Ỷ Lan và con ông là vua Nhân Tông là người đầu tiên mở khoa thi Nho giáo để tuyển nhân tài.Vua Lý hay đi xem gặt và hay giảm tô thuế cho dân. Có người bảo: “Thế lấy gì để đơm xôi cúng xã tắc”: Vua bảo: “Dân no đủ thì Trẫm cũng no đủ, nào có lo gì!”. Đấy đúng là “mô phỏng” một câu “chữ liền” trong Luận ngữ, chỉ khác là đổi một câu phủ định thành câu khẳng định: “Bách tính bất túc, quân thục dữ túc?” (Trăm họ không đủ ăn thì vua đủ ăn với ai?). Đấy chỉ là lấy một ví dụ tôi sẵn nhớ và ghi để chứng minh rằng: Trong đầu óc mỗi ông vua Lý sùng Phật cũng đã dung hợp ít giáo lý của Khổng Mạnh. Tôi xin lấy một ví dụ khác vừa mới chợt tìm hiểu ra. Vùng Phù Đổng- Tiên Du- Kinh Bắc- có sẵn một huyền thoại nội sinh nào đó về một đứa trẻ ăn nhiều cơm gạo và trở thành Người khổng lồ (Huyền thoại này cũng có ở một vài hải đảo Inđônêxia có tảng nền kinh tế chung như châu thổ Nhị hà là nghề nông trồng và tảng nền xã hội chung là chế độ mẫu hệ “có mẹ, không có cha”.Rồi đến thời Lý - Trần, người ta đọc được ở trong Kinh thi, Kinh thư và các kinh điển Nho giáo khác những huyền tích về mẹ ông Nghiêu ông Thuận hợp với rồng đỏ mà đẻ, bà Hoa Lư dẫm phải dấu chân người to lớn ở Lôi Trạch rồi sinh ra Phục Hi, bà Khương Nguyên dẵm vào vết chân thần, thấy tâm động, bụng lớn dần, có mang và đẻ ra ông Hậu Tắc v.v.. Thế là những tác giả Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quai..., xào xáo các huyền thoại nội sinh và huyền tích ngoại sinh đó lại rồi trên cái nền kháng chiến chống Tống – chống Nguyên đương đại mà tạo ra một huyền tích Phù Đổng thiên vương đánh giặc Ân như ta đã biết.

Cho nên học giả Lý Trần có đọc kỹ Thi Thư... đi nữa thì cũng chẳng thuần Nho: “Quỷ thần kính nhi viễn chi” “bất ngữ: Quái, lực, loạn, thần...” (Đức phu tử không nói chuyện quái dị, loạn, thần thánh...) Thờ “Thần” là một đường hướng tôn giáo chính của dân Việt. Cũng vậy, khi một ông vua Trần sùng Phật là dẫn dụ một câu của Đạo đức kinh “hòa quang đồng trần” (Hòa ánh sáng với bụi bẩn)- câu này là triết lý chính trị, triết lý-sống đời của nhà Trần) thì ta cũng hiểu vua - và dân - Việt rất có khuynh hướng dung hợp mọi điều mà mình cho là hay là hợp dù nó đến từ những ngả đường tư tưởng văn hóa khác nhau... để trau dồi nên cái bản sắc dung hợp, ekhoan hòa của nền văn hóa Việt Nam ...

Sau 100 năm (1427 - 1528) có vẻ quá thiên Nho của các vua nhà Lê sơ- nó bắt đầu tạo nên tình trạng nhị phân văn hóa giữa cung đình và dân gian- nhà Mạc, xuất thân dân chài phóng khoáng và phóng túng như nhà Trần, lại lên ngôi nhân chủ và tuy vẫn sùng Nho hay ra vẻ sùng Nho-nhưng rõ ràng xã hội được cởi mở hơn về tư tưởng - văn hóa. Giới khảo cổ nghệ thuật Việt Nam đã chứng minh rằng: Rất nhiều chùa chiền, đạo quán được xây dựng lại trong thời Mạc cùng với việc tô tượng đức Quan âm - Nam Hải phù hộ cho thương nhân và thương thuyền. Cũng vào khoảng này, việc thờ vợ chồng Chử Đồng Tử- Tiên Dung như các vị tổ nghề buôn bán Việt Nam cũng phổ biến dọc các bờ sông- đường nước giao thông vận tải chính yếu của nước Việt.

Một lần nữa, cái dân gian (hay “dân tộc - nhân dân”) lại “điều chỉnh lại cái chính thống (hay “dân tộc-nhà nước”) mềm hóa cái độc chuyên Nho bằng cái đa dạng Phật- Lão- Nho và tín ngưỡng dân gian. Nguyễn Bỉnh Khiêm là trạng nguyên Nho, Trình Quốc Công của nhà Mạc (Trạng Trình) mà đâu có thuần Nho với “sấm ký” của Bạch Vân am và Bạch Vân cư sĩ? Thực ra thì ngay trên ông vua Lê Thánh Tông mà người đời và giới sĩ phu cứ hay bào là “độc tôn Nho giáo” (hẳn là hữu thức thôi, “mẹo chính trị” thế thôi) chứ chỉ với những huyền tích về ông ở Thăng Long - nào khi bé ở chùa Huy Văn (phố Hàng Bột - Tôn Đức Thắng hiện nay); nào khi lớn và đỗ làm vua đã “gặp tiên” ở chùa Ngọc Hồ (phố Nguyễn Khuyến hiện nay) rồi tiên biến mất ở gần cửa Nam Đại Hưng để vua tiếc ngẩn ngơ và sai lập “quán vọng tiên” (Phố Hàng Bông hiện nay) thì, theo ý tôi, ông vua đứng đầu Tao Đàn ấy cũng chẳng thuần Nho tí nào... Ông vẫn là ông vua - vị đứng đầu rất oai vệ - của một nhân dân Việt Nam có căn tính tiểu nông- hỗn dung tôn giáo.

Nói gì đến những ông chúa Trịnh của Đàng ngoài, cứ “ba năm chúa mở khoa thi “Nho giáo, nhưng vẫn cứ rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân ( (chùadâu, Thuận Thành - Hà Bắc nay) về Thăng Long - đông kinh để cầu mưa hay cầu tạnh!

Nói gì đến những ông chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng Nho đấy – mà có vẻ Minh Nho hơn Tống Nho – nhưng rước bao nhiêu thiền sư phái Lâm Tế của Quảng Đông sang Phú Xuyên truyền giáo (xem chẳng hạn thích Đại sán Hải Ngoại kỷ sự). Và là chúa sùng Nho nhưng lại tự xưng la “thiên túng đạo nhân” chi chi đó… thì – vãn như dân Việt thôi – chẳng có gì là thuần Nho cả…

Lạ lùng nhất đối với tôi, kẻ ngày trước cứ tin vào giới sử đồng nghiệp ghi ghi chép chép rằng các vua triều Nguyễn, đặc biệt là Minh Mạng “độc tôn Nho giáo” – Nhưng sau ngày giải phóng miền nam, lần đầu tiên được vào thăm thành nội Huế, tôi sửng sốt khi thấy cạnh ngay lầu son gác tía “trong nội” là ngôi chùa Phật và “điện Hòn Chén” nổi danh của xứ Huế hàng năm các đấng vương tôn công tử quý phi- cả vua nữa- đến thăm và dâng lễ lại là đền thờ Mẫu gốc Chăm pa: Thiên y a na! Rồi cũng chính ông Minh Mạng chứ ai đã vào thăm xứ Quảng, thăm các chùa - đền hang núi Non nước và đổi tên núi Non Nước này thành Ngũ – hành- sơn. “Đền ngũ hành” thờ chư vị tiên nữ phổ biến khắp xóm ấp miền Trung miền Nam, cho đến tận hôm nay.

Dẫn dụ đủ mọi chuyện linh tinh tản mạn, từ Lý Trần qua Lê- Mạc – Tây Sơn – Nguyễn, từ cung đình đến dân gian, tôi chỉ muốn đi đến cái kết luận tuy đơn sơ và giản dị này mà mấy chục năm qua đâu có dễ dàng gì lọt vào đầu óc và luận văn khoa học của mấy vị học giả đáng kính của ta; chưa từng bao giờ có tình trạng độc tôn Nho giáo trong đời sống văn hóa – tư tưởng Việt Nam lịch đại, cho dù là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX!

Nói cho có vẻ mác xít thì trên cơ sở hạ tầng Nông Dân- Nông nghiệp- Xóm làng của Đại Việt – Việt Nam truyền thống, lại có một đất nước bán đảo ở giữa chốn giao thoa và giao lưu kinh tế - văn hóa Đông Tây Nam Bắc thì về mặt tôn giáo – tín ngưỡng – một thành phần cấu trúc đồng thời là sản phẩm của văn hóa nói chung – tâm thức người dân Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng… có cái “duy lý” của Nho (duy lý kiểu kỹ thuật nông nghiệp phương Đông chứ không phải duy lý kiểu thương nghiệp phương Tây cũ và duy lý mới kiểu công nghiệp phương Tây từ thế kỷ XVIII đến nay); có cái “tâm linh” của Phật, có cái “siêu việt” của Lão Trang và có cả cái mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông…

Đây là “di sản truyền thống”, trước khi tiếp xúc với phương Tây...

Ngẫm nghĩ kỹ, tôi cho rằng, theo diễn trình lịch sử:

1. Thời đại các VUA HÙNG - hay thời đại văn hóa Đông sơn là thời đại xác lập mặt bằng của tư cảm Việt Nam. Những nghi thức nông nghiệp , tín ngưỡng sinh linh: thần ma, núi non, sông nước, mây mưa, sấm chớp, gió bão, đất cát..., những vật tổ: Hùm beo, rắn, thuồng luồng, rùa, giải, chim thiêng v.v.. tất cả xoay quanh chất huyền. huyền thoại, huyền tích rồi huyền sử...

2. Thời đại bắc thuộc Đạo Hoàng Lão (đạo giáo)- đạo thần tiên rồi và đạo Nho từ Trung Quốc du nhập. Đạo Phật từ Ấn Độ và từ Trung Hoa du nhập. Ảnh hưởng Ấn trung hòa ảnh hưởng Hoa. Đạo Phật được dân theo mạnh hơn Nho nhiều vì Nho theo Trung Hoa áp bức bóc lột mà vào còn Phật theo Ấn Độ buôn bán mà vào. Nho gia “Lễ” trị tức là đề cao trật tự vua –tôi, cha- con, chồng vợ.

Nho trọng Cha trong khi người Việt trọng Mẹ.

Nho trọng Chồng trong khi người Việt trọng Vợ.

Nho trọng Vua “tôn quân trong khi người Việt trọng Làng đại thống nhất”.

Người Việt bị ách thống trị Bắc bị ách thống trị Bắc thuộc nên mê say tinh thần Từ bi Bác ái, trọng Bố thí của Phật. Thế kỷ VI thủ lĩnh Việt “Lý súy” là Phật Tử chứ không là “thiên tử”, Lý Nam Đế-người Việt đầu tiên xưng Đế-lên ngôi xây ngay chùa Khai Quốc (chùa mở nước, sau là chùa Trấn quốc ở Hà nội nay) chứ không xây Văn Miếu.

Cuối Bắc thuộc, thiền sư dự báo và truyền bá tinh thần Độc Lập TỰ CHỦ chứ không phải là Nho sĩ.

3.Thời đại Độc Lập-tự chủ.

a) Thiền sư họp thành giới trí thức Việt đầu tiên, có ảnh hưởng lớn từ trong triều đến ngoài nội. Lạ một điều, Thiền – Tịnh - Mật của Phật giáo Lý Trần đều có tinh thần “nhập thế” có tác dụng chủ -khách quan là củng cố tinh thần DÂN TỘC. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV tạo thế chênh khác với Tống- Nguyên: Tống Nho/Việt Phật. Truyền thống cũ của người Việt được tích hợp vào chùa Phật chứ không vào miếu Nho. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội chủ yếu diễn ra ở Chùa - Đền. Đã có nho sĩ từ đời lý, nhưng ban đầu làm “thư lại” sau mới có “đại thần”. Đã có nho sĩ Đàm Dĩ Mông bài Phật. Đến thời Trần, đặc biệt cuối Trần, thế lực nho sĩ dần mạnh hơn. Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bắt đầu công kích Phật. Lớp học trò Chu Văn An - như Phạm Sư Mạnh (dĩ Mạnh vi sư-lấy Mạnh Tử làm thầy) - đòi “cải cách” theo Trung Hoa nhưng thất bại.

b) Sang thời Lê, từ đây có hẳn một giới sĩ phu Nho giáo là cốt lõi của trí tuệ Đại Việt, ảnh hưởng mạnh tới triều đình rồi đến ngoài dân gian.

Tôi cho rằng cái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Nho giáo trên nền chính trị cung đình là sự củng cố nền quân chủ thống nhất, là chế độ khoa cử để tuyển lựa nhân tài các giai tầng xã hội vào bộ máy quan liêu. Còn ảnh hưởng lớn nhất của Nho giáo trên nền văn hóa xã hội là sự thờ cúng tổ tiên . Từ lễ gia tiên với bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình, đến các nhà thờ họ rồi đền/ đình thờ các vị “tiền hiền” và thành hoàng làng - xã và cao nhất - từ thời Hồng Đức - là đền thờ Tổ Hùng Vương: người Việt cổ - mà người thừa kế khá thuần phác là người Mường, không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vậy có thể kết luận đó là một ảnh hưởng của Lễ giáo Nho Hoa. Cũng vậy, tôi lục lọi mãi các tài liệu thời Lý Trần mà không thấy việc thờ tổ Hùng Vương. Đại Việt sử lược chỉ ghi vua Lý đi lễ đền Sơn Tinh. Việt điện u linh của Lý Trần không hề có truyện riêng về Hùng Vương. Đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, tiến sĩ triều Lê rồi Lĩnh Nam chích quái san nhuận lại của tiến sĩ Vũ Quỳnh thời Hồng Đức và các thần phả đền Hùng từ Lê sơ đến Lê mạt...mới xuất hiện truyện họ Hồng Bàng, thế phả nhà Hùng rồi nhà Thục và lệ quốc tế ở đền Hùng vốn chỉ là một đền thờ THẦN NÚI (“Đột ngột cao sơn” rồi mới đến “Cổ Việt Hùng thị thập bát thế” - cạnh “Ất sơn”, “Viên sơn” trên ba bài vị ở đền Hùng). Vậy đó là một ảnh hưởng lớn của “Lễ gia tiên” mở rộng và Nho giáo Việt Nam.

Trong tư cảm của mình, tôi không thích một sự phân tích rành rẽ (và siêu hình) cái gì là ảnh hưởng tích cực, cái gì là ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với nền văn hóa Việt Nam. Theo tôi, nhiều khi hai mặt tích cực, tiêu cực - như hai mặt của cùng một bàn tay - phục sẵn trong tư duy Nho giáo.

Một thí dụ: “ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết cái mới, thì có thể làm thầy mọi người). Tôn trọng quá khứ như vậy thì rất hay, nó sinh ra môn lịch sử và các bài học lịch sử. Nhưng ông tổ Nho giáo lúc nào cũng “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ ( tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu cái cổ) và tuyên bố “ngô tòng Chu” (tôi theo nhà Châu) thì riêng đức Phu tử thế nào còn cần bàn luận thêm nhưng rõ ràng nó sinh ra tình thần phục cổ! Một thí dụ khác đạo Trung dung và thế ứng xử Doãn chấp kỳ trung. Lúc bình thời nào đó, đó là cách giữ gìn tốt sự quân bình, không thái quá, không bất cập. Ấy thế nhưng vào lúc biến, cần đổi mới mạnh mẽ - cả tư duy và hành động - phải có gan phiêu lưu, lao mạnh vào xu thế mới thì cứ “trung dung” mãi đâu có được?

Một thí dụ khác: sự TRUNG HIẾU, sự TIẾT HẠNH. Phải xét chúng trong sự vận động biện chứng của lịch sử, của xã hội.

Thời nào đó, hoàn cảnh nào đó thì;
Tra thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình

(Đồ Chiểu, Lục Vân Tiên)

là đúng. Lúc khác, hoàn cảnh khác mà cứ “ngu trung”, mà cứ giữ cái giáo điều “tử vị phu ẩn, phụ vị tứ ẩn”, (con vì tình che giấu cho cha, cha vì tình che giấu cho con ) là sai.

Lại nữa, Nho giáo nhìn toàn khối có rất nhiều mâu thuẫn trong lý luận. Cần biết chắt lọc tinh hoa - và về mặt này Bác Hồ là bậc thầy của mọi người chúng ta. Lấy một thí dụ: Vấn đề DÂN.

Cái ý: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh tử) là tuyệt


vời song cái ý “dân khả sử do chi bất khả tri chi” (Luận ngữ) (dân chỉ có thể khiến theo theo chứ không thể không cho biết được) lại là một chủ trương “ngu dân”. Một thí dụ khác:

Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài anh sử để chờ kịp khoa
( Ca dao)

Chế độ thi cử tạo ra tinh thần hiếu học, tạo ra tinh thần tôn sư trọng đạo.

Muốn sang thì bắc câu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

“Không thầy đó mày làm nên”: Đạo đức quá hay! Giáo dục rất được đề cao! Song mặt khác, khi “vào đời”, Nho giáo và khoa cử đã cuối cùng tạo ra một lối học vụ kinh sử ngàn xưa, xa rời thực tế, tạo ra thói kiêu căng rởm của những con “mọt sách”.


Tú tài bất xuất môn
Năng tri thiên hạ sự
(Người giỏi không ra cửa
cũng biết mọi sự đời).

để cuối cùng ở đầu thế kỷ XX là một sự thất vọng đắng cay:

Nào có ra gì cái chữ Nho
ông nghè, ông cống cũng nằm co

hay ai oán hơn nhiều.

Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp
chỉ tại nhà Nho học chữ Tầu

(thám hoa Vũ Phạm Hàn).

Bài viết có hạn, Không thể trong một bài, nói mọi chuyện về Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong nền văn hóa Việt Nam. Tựu trung, thái độ hư vô chủ nghĩa “phủ định sạch trơn” là sai. Mà đề cao nó lên mây xanh, coi như động lực tiến hóa nhanh của xã hội xưa và cả nay nưa thì là mê lắm. Xin học lại Bác Hồ về chỉ một việc: thế ứng xử với Nho học và nền đạo đức Nho phong.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Nền giáo dục theo tinh thần nho giáo

    09/11/2009Gs. Đặng Đức SiêuKhổng Tử - ông tổ của Nho gia, sống và hoạt động ở thời Xuân thu (1) một thờ đại lịch sử mà các nhà Nho sau này đã phê phán là thời “đời suy đạo hỏng”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con” đạo lý cương thường đảo ngược, thiên hạ đại loạn.
  • Nho giáo và kinh tế

    03/11/2009Trần Đình HượuNho giáo coi buôn bán là nghề của kẻ hèn hạ (tiện trượng phu). Trong tứ dân thương nhân bị xếp vào hạng bét, và về sau nhiều chính sách ức thương khác được ban hành. Mạnh tử đã bàn về vấn đề phân công, vấn đề trao đổi, vấn đề giá cả, chính sách thu thuế chợ, thuế đường...
  • Yếu tố thiêng liêng trong tiếp hợp nho giáo

    15/10/2009Hồ LiênNgày nay, sự phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc gắn bó với quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác đã được hiểu như một quy luật phổ biến. Nhưng trong quá trình “chung chạ” ấy, như thế nào để “hòa nhi bất đồng”, bản sắc văn hóa dân tộc là gì, câu hỏi ấy tưởng như dễ trả lời, nhưng chỉ ra được, “bắt tận tay day tận trán” là việc không dễ dàng.
  • Hiện đại đối thoại với nho giáo

    16/08/2009Bùi Đăng DuyTrong ngàn năm lịch sử, Nho giáo đã là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, cơ sở kinh tế - xã hội của nó không còn nữa, nó vẫn để lại dấu ấn khá đậm nét trong mọi lĩnh vực của đời sồng xã hội.
  • Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa (trích đăng)

    20/03/2009Nguyễn Tài ĐôngTìm ra và khẳng định tư tưởng xã hội hài hòa có nền tảng lý luận từ kho tàng triết học truyền thống là đã tiếp sức sống cho tư tưởng này, vấn đề còn lại là, phát triển các kênh đối thoại đa dạng hơn nữa giữa truyền thống và hiện đại mà ở đặc biệt là giữa chủ nghĩa Mác và Nho giáo để tìm ra nhiều lời giải đáp hữu hiệu cho hiện thực xã hội hài hòa.
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • “Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

    17/08/2006Lê Ngọc AnhNho giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng Tử là người sáng lập. Tại quê hương của Nho giáo đã từng có lúc rộ lên "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", nhưng thực tế đã chứng minh, cuối cùng thì Nho giáo vẫn là học thuyết có sức sống lâu bền nhất...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • xem toàn bộ