Nhóm lợi ích?!

10:23 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Bảy, 2016
Từ những nghiên cứu các vụ tiêu cực, tham nhũng có tổ chức gần đây, các chuyên gia đã kết luận là “lợi ích nhóm” ở Việt Nam đang khá phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng đến phát triển đất nước. Bức tranh xã hội bi hài do ảnh hưởng của việc tiền, quyền quyện vào nhau tiêu cực ấy được tác giả Thiện Đạo minh họa như dưới đây...
.
Xã hội hình thành, lại mang tính kinh tế trong mọi hoạt động thường xuyên với quy luật của cạnh tranh và khan hiếm, thì mưu cầu lợi ích là tất yếu , phổ biến.
.
Nên cách nói 'lợi ích nhóm' là sự bày tỏ 'khôn giảo' của người làm chính trị lọc lõi! Vì đề cập đến phạm trù lợi ích hiển nhiên mà mọi người, mọi giới, mọi cộng đồng đều có và sự liên minh đồng lợi ích để giữ và gia tăng cũng là lẽ thường trong đời sống xã hội! Vì thế , tuy có phát biểu về nó - dù như có bức xúc , nhưng chung chung, mơ hồ, có ý làm loãng đi tính nghiêm trọng, rất đặc thù của việc đó sinh ra bởi cơ chế quyền lực quản lý trong hệ thống Nhà nước ! Cách 'giảo ngôn' đó cũng là một sản phẩm văn hoá ứng biến cộng hưởng giữa kiểu trí thức 'Trạng Quỳnh' xưa và kiểu 'quan trường' nay!
.
Vì lẽ đó cũng sẽ sinh ra những sản phẩm phụ là 'trào lộng' kiểu 'dân gian' - từ dân : rất nhanh và lan rộng lâu bên trong dân chúng, nghe được thành thơ như dưới đây- ai cũng biết LỢI ÍCH NHÓM là gì, từ đâu ( thực chất là 'ĐINH ĐIỀN TIỀN TRIỆN' thuộc DÂY '4 Ệ' ( quan hệ / hậu duệ / đồ đệ / tiền tệ ))!
.
.
.
Nhóm lợi ích' là thế nào ?
Nhỏ to cả lũ đi vào hỏi Quan
Ai nào mà chẳng tính tham
'Đinh điền tiền triện' dễ gian lợi quyền ....
'Đinh' là nhân sự dây liền
'Điền' là trụ sở gắn nền 'ngôi sao'
'Tiền' là ngân sách rót ào
'Triện' là con dấu Sếp cao 'ban' làm
Từ chợ cho chí nơi sang
Dân tuy 'Thượng đế' chịu ngàn món chi
Nuôi bao công chức béo phì
Họ là 'đày tớ' trị vì 'chỗ ngon'
.
Nói mồm thương nước thương non
Nhưng mà liêm chính chả còn 'cục xương'
Những ai cứ giữ phận thường
Khổ không chịu nổi, tìm đường cầu Quan
.
' 4 Ệ' giữ cửa cả dàn
Khẩu hiệu 'dân biết dân bàn' treo cao
'Quy trình' Voi biết đi sao ?
'Lỗ kim' khéo đến thì thào cảm thông
Anh này chị nọ ắt xong
'Phong bì' cho đám 'hội đồng' làm ăn
Ngày xưa lập nhóm đi săn
Ngày nay lập nhóm để làm việc công
Nhưng 'đinh điền tiền triện' của Ông
Quân thần '4 Ệ' lợi không ra ngoài
Hơn được có thể là ai ?
Tức cười cho kẻ nói dai mù mờ
Hỡi kẻ khôn dại ngu ngơ
Biết thì dễ sống nếu nhờ 'nhóm ta'
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa ổn định rất khác với văn hóa phát triển

    16/04/2016Ngô Kinh Luân (thực hiện)Thử nhìn lại toàn bộ lịch sử của nước mình, thì đó chủ yếu là lịch sử giữ nước, lịch sử khép kín, lịch sử đối phó. Và chính vì đặc điểm của lịch sử như vậy nên tính âm càng phát huy được tối đa; không có nền văn hóa dân tộc nào lại đẹp như lịch sử của nước mình. Mặc dù phải va chạm, phải đối phó với đủ loại giặc ngoại xâm nhưng ta vẫn bảo tồn, gìn giữ được đất nước, được văn hóa...
  • Tính đại khái, Sự nửa vời và Tinh thần trách nhiệm của người Việt

    21/03/2016Thái TuấnSự nửa vời cũng dễ làm người ta hài lòng với những cái gì mình có, tự biện minh cho những yếu kém và ngại thay đổi. Trong chính trị, nó dễ dẫn đến những thỏa hiệp trong cải cách, ngay cả trên những vấn đề quan trọng nhất của đất nước...
  • 10 điều trăn trở...

    12/02/2016Nguyễn Tất ThịnhNgười dân có biết bao trăn trở, còn tôi viết những dòng này , là cảm xúc cá nhân, với mong muốn 'việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân' và với niềm tin vào Dân tộc chúng ta sẽ có nhiều ‘Hiền Nhân’, dấy lên Lương Tri để quét sạch điều xấu, sửa chữa điều sai...
  • Khắc phục để đến tương lai

    15/12/2015Nguyễn Tất ThịnhSắp hết năm, thông thường người ta thích nói đến thành tích! Thật sung sướng khi đâu đâu cũng thực được hân hoan như thế sau một năm lao động vất vả! Nhưng để thành thực hơn, và trách nhiệm hơn chúng ta thử bình tĩnh nhìn lại những vấn nạn từ quá khứ khoảng vài chục năm đã tích luỹ ...
  • 70 năm, Việt Nam đã vượt chặng đường không giống bất kỳ quốc gia nào

    03/09/2015Các vị khách mời phân tích về những thành tựu của Việt Nam sau 70 năm giành độc lập và những thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
  • Để được làm người tử tế

    22/05/2015Hồ Quốc TuấnTrong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế...
  • Giáo sư Hồ Sĩ Quý: Rất cần một bảng giá trị không lệch lạc

    14/04/2015Giáo sư, TS. Triết học Hồ Sĩ Quý... Xét cho cùng đây cũng chính là vấn đề Con Người, vấn đề văn hoá, tất nhiên là khu biệt ở cộng đồng cán bộ, đảng viên của Đảng. Để có thể có một cái nhìn toàn diện hơn vấn đề này từ trong chiều sâu tâm thức văn hoá, đặt vấn đề trong tổng thể cộng đồng dân tộc, VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư, tiến sĩ triết học Hồ Sĩ Quý – Viện trưởng Viện thông tin Khoa học xã hội. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
  • Từ công hữu vô chủ đến lợi ích nhóm

    10/04/2015Trần Trọng ThứcDưới tác động của kinh tế thị trường và chủ trương phân cấp quản lý, tình trạng công hữu vô chủ diễn ra ngày càng phong phú với việc phân lô đất cho các dự án hay đấu thầu những khu đất vàng ở các đô thị. Nhờ vậy một số cá nhân có thế lực đã trục lợi qua việc biến tài sản chung thành sở hữu riêng.
  • Chúng ta đang "thừa" văn minh, thiếu văn hóa?

    02/08/2014Bùi Đình PhongPhân biệt văn minh với văn hóa chỉ là tương đối, vì đây là những khái niệm, tuy không đồng nhất, nhưng gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau. Ngày nay người ta nói tới văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Còn thông thường, nói tới văn minh người ta thiên về giá trị vật chất, còn văn hóa chứa cả giá trị vật chất và tinh thần. Văn hóa là nói tới phương thức sử dụng và giàu tính nhân bản. Văn minh hướng tới kỹ thuật, sự tiện lợi trong cuộc sống...
  • Tại sao họ không thể, làm sao để có thể?

    10/07/2014Nguyễn Tất ThịnhThay vì chờ đợi đối tác, đối thủ, hay kẻ thù có thay đổi hành vi của họ không, thì cần quay vào tự hỏi : chúng ta có thể thay đổi gì…. Bắt đầu từ giới lãnh đạo và Chính quyền nên thành tâm lắng nghe Nhân dân ( thông qua điều tra xã hội ): tại sao họ đã từng không thể, và làm thế nào để có thể cho một Quốc gia sức mạnh, đáng được Quốc tế tôn trọng kết liên minh…
  • Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ

    06/02/2014Đỗ Lai Thúy - Phan ThắngVăn hóa của một dân tộc là một dòng chảy liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người, mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với văn hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng...
  • Đâu là thách thức lớn nhất trên đường phát triển?

    30/01/2014TS. Lê Đăng DoanhPhải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài này, đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong những giờ phút suy tư trầm lắng của mùa xuân này.
  • xem toàn bộ