Như bóng với hình

12:00 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Mười Một, 2006

Khi mà mỗi ngày lật trang báo thấy không biết bao nhiêu chuyện quyền của dân bị xâm phạm, bị ức hiếp, bị chiếm đoạt, thậm chí vì bệnh thành tích mà người dân nghèo không được phép …nghèo (Tuổi Trẻ 14-10-2005) mới thấy hết ý nghĩa sâu xa của nội dung “Dân vận” theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đặc biệt là làm sao để cho sự nghiệp của đất nước phải là “công việc của dân”, chính quyền “do dân cử ra”, đoàn thể do “dân tổ chức nên”. Đó cũng chính là nội dung hoạt động của xã hội dân sự vốn gắn liền với nhà nước pháp quyền như bóng với hình. Xây dựng tốt xã hội dân sự chính là làm tốt nội dung “Dân vận” Bác Hồ đã chỉ ra.

Trong bối cảnh hiện tại, đọc lại và suy ngẫm về bài “Dân vận” của Bác Hồ, viết vào ngày này (15-10) cách đây 56 năm ký tên X.Y.Z đăng trên Sự Thật, càng thấu hiểu sức nghĩ của một dự báo, tầm cao trí tuệ của một chủ trương và tính cập nhật của một tư tưởng.

Bác chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người nào, góp thành lực lượng của toàn dân”.

Tất cả những điều căn dặn về công tác dân vận đều được xây đắp trên cái nền vững chắc: “nước ta là nước dân chủ”. Mà thực chất nội dung của nước dân chủ là: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Đi liền với việc xây đắp vững chắc nền móng dân chủ của nhà nước pháp quyền, phải khởi động được lực lượng toàn dân. “Dân vận” theo đúng nghĩa, chính là khởi động và phát huy sức mạnh vô bờ của khối đại đoàn kết “không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”.

Đó cũng là nội dung của tầm nhìn mới thể hiện trong cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc VN hiện nay: “Đoàn kết mọi người VN ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội và dân tộc, quá khứ và ý thức hệ, tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là tán thành công cuộc đổi mới...”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trưng cầu dân ý điều kiện cần có

    08/12/2010Lê Xuân MậuGần đây việc trưng cầu ý dân được nêu ra trên nhiều báo chí và được nói đến ở nhiều nơi. Hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng này dù đã được quy định ở các bản Hiến pháp nhưng vẫn còn xa lạ với đời sống chính trị - pháp lý ở nước ta. Đó là điều mà cuộc sống đang đòi hỏi và một văn bản pháp luật cụ thể cần được xây dựng và ban hành...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Quyền lựa chọn của dân tộc

    20/08/2006TS Nguyễn Sĩ DũngQuyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • xem toàn bộ