Khủng hoảng Ukraina, phản ứng của Nga và bài học chính trị cho các nước

01:31 CH @ Thứ Bảy - 22 Tháng Ba, 2014

Khoảng hơn 5 năm gần đây, Thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia rải rác trên các châu lục. Hậu quả, sau những thiệt hại về người và của do tình trạng bạo động, bạo loạn nhất thời, thường dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản về thể chế và Chính quyền ở những nước đó. Điểm xem đó là Tunisia, Lybia, Cộng hòa Arap, Myanmar, Campuchia….và bây giờ là Ukraina…Chúng ta sẽ thấy có những bài học chung về nguyên nhân…

Bản chất cốt lõi của Chính trị là có Chính quyền bằng việc nắm Quyền lực Nhà nước một cách chính danh : ( Hành động trên cơ sở đúng Hiến pháp + được nhân dân bầu chọn chính thống + Các Quốc gia trên Thế giới công nhận hợp pháp ). Chỉ 1/3 điều trên vi phạm thì có thể một lực lượng được lên nắm Chính quyền nhưng đều gây ra những bất ổn và mâu thuẫn nội tại trong ngoài triền miên, nên thực tế không có ích gì cho Đất nước khi nó tiếp tục tồn tại ngoại trừ nó cố giữ quyền lực vì chính nó ! Nhưng có Chính quyền được từ Ba Điều trên rồi, nhưng Chính quyền vẫn có thể tự gây ra khủng hoảng Chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy : các khủng hoảng chính trị luôn xảy ra từ các vấn đề xấu trong nước bị tích tụ, cộng hưởng với các áp lực Quốc tế, cùng với những sự tranh giành ảnh hưởng lợi ích của các Nước lớn có những quan tâm về Địa kinh tế chính trị của họ…Tựu lại Chính Quyền luôn là đầu mối Nhân Quả!

Khoảng hơn 5 năm gần đây, Thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều Quốc gia rải rác trên các Châu lục. Hậu quả, sau những thiệt hại về người và của do tình trạng bạo động , bạo loạn nhất thời, thường dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản về Thể chế và Chính quyền ở những nước đó. Điểm xem đó là Tunisia, Lybia, Cộng hòa Ảrập, Myanmar, Campuchia…. và bây giờ là Ukraina…Chúng ta sẽ thấy có những bài học chung về nguyên nhân như sau (những người bình thường theo dõi thời sự đều đặn đều có thể tìm được những sự việc và thông tin chứng minh)

  1. Chính Quyền đi ngược lại mong muốn về lợi ích của Nhân Dân và quay lưng với tiến trình văn minh Thể chế, tự đóng lại những cơ hội của Đất nước.
  2. Khước từ sự dân chủ xã hội thực sự, đi đến tập trung quá mức quyền lực vào tay một hay một nhóm người dễ dẫn đến sự ‘biến dị của độc tài’
  3. Hệ thống Chính quyền bị mất lòng tin do Lãnh đạo Nhà nước hèn kém, suy thoái bởi các nhóm lợi ích nhũng loạn và đục khoét tài sản Quốc gia
  4. Dẹp biểu tình bằng những phương pháp vi hiến sai trái, sử dụng côn đồ, đặc biệt là dùng lực lượng vũ trang bắn vào Nhân dân của mình
  5. Đối đầu và gây mâu thuẫn sâu sắc với các nước khác trên Thế giới để sa vào những cuộc cấm vận kinh tế ngoại giao, không dễ tháo nút

Bất cứ Chính quyền nào của nước nào khi mắc phải 1 trong 5 điều trên thì tự nó đã gây ra khủng hoảng chính trị tiềm ẩn, nó đã bị vỡ từng mảng tính chính danh….Khi mắc phải 3/5 điều trên thì chắc chắn dần đi đến khủng hoảng không thể tránh khỏi. Mắc 5/5 điều trên thì không bao giờ có thể được cứu vãn, mà còn bị nguyền rủa suốt trong lịch sử.

Sự kiện khủng hoảng Chính trị ở Ukraina hiện nay cũng đúng là như thế với Chính quyền của Tổng thống Yunakovich. Nhưng cũng thấy được những dấu hiệu đó ở Chính quyền Nhà nước Nga do Putin làm Tổng thống ( tuy còn ở mức độ nhỏ và được lèo lái không bị sa đà làm tình hình rơi sâu vào hủng hoảng Đất nước – và đó cũng là sự thức thời cùng với ‘tài năng đặc biệt’ của Putin: Sa hoàng kiểu mới + Bản chất KGB + Tư chất Ivan Ivanovich !). Chúng ta cũng có thể thấy như Trung Quốc hiện nay có những dấu hiệu mắc phải ít nhiều trong 5 bài học trên và ông Tập đã nhận ra và tìm cách cải tổ chính trị là vì thế…


Quảng trường Độc lập tại thủ đô Kiev, Ukraine trước và sau bạo động. Bên trái là: Quảng trường Độc lập bình yên và bên phải là cảnh tan hoang sau những vụ đụng độ ác liệt giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động từ chiều 18/2. Ảnh: AFP.

Sau khủng hoảng thường là có ba ‘kịch bản’ chính về nguy cơ:

  1. Những bất ổn mọi mặt về an ninh, kinh tế xã hội kéo dài…có thể lây truyền, kéo Đất nước xuống sâu tăm tối, loạn lạc, đặc biệt khi trong lòng nó chưa sẵn có những lực lượng xã hội chính danh có tính tổ chức cao với cương lĩnh tiến bộ và đủ uy tín rộng rãi hòng có thể kịp thời ‘đứng lên phất cờ’ góp phần quan trọng chấn chỉnh và xây dựng mới tốt hơn
  2. Rơi vào ảnh hưởng có tính chi phối của một Quốc gia nào đó mà trở thành ‘mặt trận/ vùng đệm/ quân cờ / lực lượng / thế trận..’ do họ giật dây bởi sức mạnh quyền lực mềm, những cương tỏa về chính trị và kinh tế mang tính ‘nô dịch’ của thời đại ‘Đế quốc Mềm’ . Điều này sẽ khó gỡ và nguy hiểm hơn nhiều so với tình cảnh thuộc địa cổ điển
  3. Một Chính quyền mới rồi sẽ phải ra đời, với những sửa đổi Hiến pháp, cải cách kinh tế xã hội toàn diện với những cam kết rõ ràng mạnh mẽ với Nhân dân và Quốc tế. Nhưng nói chung sẽ rất yếu đuối và tự phân thân khi phải nhận rất nhiều sự trợ giúp của nhiều nước khác…Những lĩnh vực kinh tế cốt lõi của Đất nước sẽ tuột khỏi tay Doanh nghiệp trong nước…

Nếu rơi vào 1 trong 3 kịch bản đó thì nhanh nhất như kịch bản số 3 thì ít nhất cũng mất 30 năm ( là thời gian tối đa của chu kỳ Nhân Quả Chính trị Kinh tế Xã hội của một Đất nước trong bối cảnh Toàn Cầu – bài viết sau tôi sẽ lý giải nội dung này).

Có một giải pháp chính trị sớmđể tránh rơi vào ba kịch bản đó chính là : học tập kinh nghiệm của Hungary/ Myanmar / chí ít là Chính quyền của Campuchia cũng đã khá hơn chính họ trong những năm gần đây về nhận thức chính trị đi đến cải cách : hợp lòng các tầng lớp Nhân Dân, thuận với tiến bộ văn minh, tạo nền tảng Thể chế không rơi vào đổ vỡ Quốc gia… Bài học và phương pháp có nhiều và hữu ích ! Vấn đề chính là Lương Tri, Lương Chính, Lương Đống của giới Lãnh Đạo Nhà nước! Ngoài như thế, mà nhìn ai trong họ lại chỉ thấy sự tráo trở về hành xử , trí trá về biện luận , gian tham về việc làm…loanh quanh với vài ba cái biệt thự, cái vụ việc cỏn con như ‘gà mắc tóc’…thì Nhân Dân, hãy Cảnh giác ! Cùng lo về Vận mệnh của Quốc Gia!


Người biểu tình chất gạch, đá, lốp và các loại chướng ngại vật khác để chặn hoạt động giao thông dưới một cây cầu ở quảng trường Độc lập. Bộ Nội vụ Ukraina cho biết, những người biểu tình đang giữ 67 cảnh sát làm con tin tại thủ đô Kiev. Ảnh: EPA.

Bình luận thêm về giải pháp của Putin với tình hình Ukaina:

  • Nga không thể tiến hành ‘đô hộ’ được Ukraina cho dù thắng về vũ lực. Hoặc bất chấp mà sáp nhập bán đảo Crime vào Nga ( dù về lịch sử vốn thuộc và thân Nga): sẽ làm Nga suy kiệt và bị cô lập nhiều mặt ( dù các nước Phương Tây cũng bị thiệt hại ). Càng khơi sâu hận thù. Bài học 10 năm Apganistan thời Liên Xô là rất nặng nề. Putin sẽ biết cách không như thế.
  • Ukraina là địa bàn có tầm chiến lược về kinh tế chính trị quân sự chiến lược của Nga, nên Nga không dễ để Ukraina tuột khỏi sự ảnh hưởng của mình. Các nước Phương Tây không dễ bỏ qua điều đó. Vấn đề là các nước cùng thỏa hiệp ngoại giao : không động binh và gây kích động bạo lực + chấp nhận bầu cử lại Tổng thống có giám sát quốc tế + Giữ thể diện cho Nga
  • Thoát khỏi những định kiến và tư duy chính trị ‘thời chiến tranh lạnh’ quá quan trọng hóa các ảnh hưởng mang tính ‘phe trục’. Không quá coi trọng một vùng đất nhỏ sẽ thuộc về quyền hành chính của nước nào khi bất chấp mong muốn của chính Nhân dân, hoặc gây chiến tranh tương tàn mà hủy hoạ nhiều lợi ích thực các bên có bằng hòa bình hòa hợp và hội nhập.

Putin và Nga đã sai điều gì?

Lý luận của Putin và lưỡng viện Quốc Hội Nga cho rằng đến 97% người dân Creamea đã thông qua trưng cầy dân ý đồng tình sáp nhập bán đảo này vào Nga là hợp hiến ( ngay sau đó 1 ngày đã ký sắc lệnh hợp nhất …) thì đúng là bất chấp, và có phần ‘càn quấy’ về chính trị, vì :

  • Việc một lãnh thổ có tính chất như Creamea ( tự trị + thuộc lãnh thổ Ukraina , cho dù vốn dĩ có thuộc Nga xưa kia và tình cảm, cũng như số dân Nga sống trên đó có nhiều thế nào chăng nữa…chưa kể 3% còn lại đang gân tuyệt đối thuộc về chủng người Tarta – cần tôn trọng ) thì việc trưng cầu dân ý chỉ là 1/3 tính pháp lý ( 1/3 là nó đang thuộc về Ukraina hợp pháp , 1/3 nữa là LHQ đang công nhận nó như đang thế ). Khác gì việc nếu cho trưng cầu dân ý, thì những người Thái ở Tây bắc Việt nam muốn về Thái lan thì Thủ tướng Thái Lan sẽ được xử sự như Putin? Nếu dân Tân Cương ở TQ muốn rời khỏi Trung Quốc thì phải chăng Hồ Cẩm Đào sẽ ngay lập tức công nhận ?
  • Cách Putin và Viện Duma Nga giải quyết vấn đề Creamea như hiện nay sẽ gây ra các hệ lụy làm tăng nguy cơ li khai và bất ổn chính trị ở nhiều nước sau này như Anh Quốc với xứ Scoland, Nam hàn với Bắc Hàn, Trung Quốc với rất nhiều vùng lãnh thổ muốn rời bỏ khỏi Đại Lục, hay là vấn đề Đài Loan…. Ngay cả nước Mỹ đã từng và vẫn còn tâm lý người dân California muốn rời khỏi Hợp Chủng Quốc, Tây nguyên với Việt Nam…. Đẫy là chưa kể cái lỗi hành xử chính trị như thế chỉ chứng tỏ thái độ vị kỷ của tinh thần ‘Đại Nga’ chứ chưa đạt đến tầm cỡ của Cường quốc có trách nhiệm với Quốc tế, chưa kể các hậu quả ‘chiến tranh lạnh’ tai hại diễn ra gây thiệt hại vô vàn cho các bên và lâu dài…


Mới thấy rằng vốn ban đầu là cá nhân một Tổng thống Yuanokovich hủ bại mà đã gây ra những hệ lụy khiến cả tỉ người trên hành tinh phải khổ, cùng các vấn nạn nảy sinh trên quy mô Thế giới ! Nhân dân các nước phải cảnh giác với bài học này !!!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những kịch bản tiếp theo cho cuộc can thiệp của Nga vào Ukraine

    04/03/2014Thanh TùngCăng thẳng trên bán đảo Crimea của Ukraine vẫn đang tăng nhiệt khi các binh sỹ Nga đã tiến vào đây, kiểm soát khu vực này. Theo các nhà phân tích, kịch bản Nga can thiệp vào Ukraine có thể cũng giống những gì từng xảy ra tại Gruzia...
  • Suy ngẫm về cách làm việc của Putin liên tưởng đến Năng lực lãnh đạo

    04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
  • Putin "đấu khẩu" với Larry King: "Đừng chọc vào chuyện của chúng tôi!"

    08/12/2010Dịch giả Lê Đỗ HuyĐó là sự kiện được đặc biệt quan tâm trên màn ảnh nhỏ quốc tế ngày 2/12 vừa qua. Thông qua vệ tinh, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ lừng danh Larry King. Chương trình đã được truyền hình trực tiếp trên kênh CNN. ..
  • Putin 10 năm quyền lực và chúng ta học được gì?

    10/08/2009Nguyễn Tất ThịnhHôm nay chúng ta nói về V.Putin – Một tính cách Nga điển hình, một nhân cách Chính khách kiệt xuất, một người đàn ông có thể làm thần tượng cho nhiều người – ông ấy đã có đúng 10 năm thành công trên cương vị lãnh đạo tuyệt đỉnh của mình...