Những điều cần biết khi vào chùa

08:17 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Hai, 2014
Bạn là một tín đồ của đạo Phật? Hoặc đơn giản chỉ là thói quen đi chùa để thả lòng được thoải mái khỏi những mệt mỏi đời thường? Xin chia sẻ với bạn vài điều nho nhỏ cần biết khi đi lễ chùa

Chùa là nơi thờ Phật, bắt nguồn từ chữ Thù pa (tiếng Pali) hay là Stupa (tiếng Sansrit), Ấn Độ. Chùa gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt, được phát triển theo thời gian và phân hóa theo không gian.

Chùa Việt Nam có chùa làng và chùa nước. Chùa nước thường là những nghôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển sớm, có vị trí về phong thủy và phong cảnh đẹp, có quy mô lớn, có giá trị về văn hóa lịch sử tôn giáo và và thường là nơi tu hành của những tăng, ni Phật tử. Chùa làng thường có quy mô nhỏ hơn và là nơi sinh hoạt tâm linh trong làng. Vì vậy, những ngôi chùa thường là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách và nhiều tín đồ đến chiêm bái.

Theo phong tục cổ truyền người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lức vô biên của Phật, Chư Bồ Tát , các bậc Thánh Hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.

Ngôi chùa Việt không những là một kiến trúc tôn giáo biểu hiện cho Phật giáo, tín ngưỡng Việt mà còn mang trong mình biết bao trầm tích của nghệ thuật cùng những giá trị văn hóa của người Việt.

Do đó khi tham gia vào các nghi lễ thờ cúng tại chùa cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các quy trình tham quan và hành lễ khi vào Chùa

Chùa là nơi thanh tịnh và là nơi tu hành của các vị cao tăng nên khi vào chùa du khách phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về ứng xử văn hóa như sau:

- Về trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

- Về xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

- Về trình tự vào chùa:

+ Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa, và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng - ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ:
“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư
Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”.
Nghĩa là:
“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư
Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”.

Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta cũng không hoàn toàn là làm bước này khi đến chùa. Sau khi, vấn đáp sư trụ trì, du khách tới nhà khách nơi có bàn để bày lễ dâng Phật, Thánh, Mẫu tại chùa đang tham quan.

- Trình tự lễ trong chùa:

+ Thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí,…

+ Lễ tại ban Đức Ông: đặt lễ lục cúng, chắp tay hình búp sen, xin phép vào lễ Phật (vì Đức Ông là người kiểm soát tâm thế của kẻ đến chùa, chúng sinh đến với Phật).

+ Phật điện: đặt lễ tại chính giữa Tam bảo, chắp tay hình búp sen, đứng hoặc quỳ, thành tâm cầu khẩn điều an lành.

+ Sau đó đặt lễ ( nếu cần) và lần lượt kính lễ tại Ban Tổ, Nhà Mẫu và Ban Vong.

Mọi thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo cho những ai quan tâm

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Chuyện lạ tại Làng Chùa

    24/01/2011Bùi Quang MinhTrong tiết trời ngày Tết nơi thôn quê, trong không khí ẩm thực lễ Tết, lúc trà dư tửu hậu, các nhà thơ trao nhau những ý thơ, chủ nhà Nguyễn Quang Thiều thân tặng tôi cuốn tuyển thơ "Châu Thổ" của mình và đọc vài chùm thơ "Hồi tưởng" ... Một không khí thơ ngày xuân tràn ngập khung vườn quê rộng rãi...
  • Bụt chùa nhà không thiêng

    08/04/2010Pierre DarriulatTôi cứ nghĩ trong việc xây dựng được đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam chúng ta đâu cần viết và thảo luận nhiều, chỉ cần thực thi những ý kiến trên của GS Hồ Đắc Di.
  • Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

    19/08/2009Tạ Đức TúNgôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • xem toàn bộ