Những triết lý sống hay của Mahatma Gandhi

06:25 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Bảy, 2015

Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Dưới đây là những triết lý sống hay của ông...

1. Kẻ yếu không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh.

2. Đừng chỉ muốn thế giới phải thay đổi. Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn tạo ra cho thế giới

3. Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hy sinh mình vì lợi ích của người khác.

4. Không ai có thể làm tôi tổn thương, trừ phi tôi cho phép điều đó.

5. Một gram hành động vẫn hơn một tấn giáo điều.

6. Quá tin tưởng vào tài trí của chính mình là một việc không hề khôn ngoan.

7. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị bên ngoài tác động.

8. Hạnh phúc là khi điều bạn nghĩ, điều bạn nói, và điều bạn làm hài hòa với nhau.

9. Thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa và sạch sẽ hơn.

10. Đừng đánh mất niềm tin vào nhân loại. Nhân loại là cả một đại dương – đại dương rộng lớn không dễ bị nhiễm bẩn chỉ vì vài giọt nước trong đó bị ô nhiễm.



11. Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất.


12. Thử thách của tình bạn là sự trợ giúp lẫn nhau trong nghịch cảnh, và hơn thế, trợ giúp vô điều kiện.


13. Ăn miếng trả miếng chỉ khiến cả thế giới mù thôi.


14. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi.


15. Lời 'Không' thốt lên từ sự tin tưởng sâu sắc nhất vẫn tốt hơn lời 'Có' thốt lên chỉ để làm hài lòng, hay tồi tệ hơn, để lảng tránh rắc rối.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo

    26/06/2019Phạm ToànMột cuộc cải cách giáo dục tử tế sẽ phải giúp cho nhà giáo sống có chất lượng nhất toàn bộ những ngày lao động bình thường của đời mình...
  • Lòng tham, lòng tham vô độ...

    09/10/2019Nhà văn Nguyễn Quang ThânĐặt vấn đề “hàng hóa hay nhân cách” cũng chỉ là một cách đi sâu vào một khía cạnh khác xã hội tiêu dùng quá quen thuộc của kinh tế thị trường. Cái xã hội có vô vàn thứ quyến rũ từ hàng hóa đến chốn ăn chơi và cũng vô vàn cạm bẫy.
  • Bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hòa

    26/12/2017Đỗ Minh Tứ (*), Hoàng Thị Thu Huyền (**)Phan Bội Châu đã có quá trình chuyển biến tư tưởng từ cách mạng bạo động sang đấu tranh ôn hòa của Phan Bội Châu. Tác giả cũng đề cập tới hai khuynh hướng ủng hộ và phê phán - trong thái độ của người đương thời trước bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu, nêu ra một số ý nghĩa trong bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu...
  • Nền tảng của tư duy tích cực

    12/02/2015Trần Đình Hoành... tất cả những kỹ thuật tư duy tích cực không đặt căn bản trên chiều sâu tâm linh, có thể cho ta tích cực được một tí, khá hơn là tiêu cực hoàn toàn, nhưng chỉ đến một mức hời hợt nào đó mà thôi. Khi khổ đau trở thành quá lớn, khi sức chịu đựng của con người đã kiệt, chỉ có suối nguồn tâm linh mới cho ta sức mạnh để mỉm cười bước vào lò lửa, phi thường như người đi trên nước.
  • Hành trình tư tưởng của Tolstoi nhìn từ hôm nay

    29/12/2014Phạm Vĩnh CưMột trăm năm về trước, khi nhà văn Nga Lev Nikolaevich Tolstoi (1828-1910) qua đời trong niềm thương tiếc của nhiều triệu con người trên khắp mọi châu lục, công luận thế giới, đánh giá sự nghiệp của ông, chúng khẩu đồng từ đặt tên tuổi ông lên cạnh không chỉ Homère, Shakespeare, Goethe mà còn Phật Đà, Kitô, Lüther. Một trong những nghệ sĩ ngôn từ lớn nhất của loài người và đồng thời một nhà cải cách tôn giáo đã sáng lập một học thuyết tôn giáo mới cũng dành cho toàn thể loài người, không phân biệt dân tộc, quốc gia, đẳng cấp xã hội như đạo Phật và đạo Kitô...
  • Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy

    22/08/2013Nguyễn Thế ĐăngConfession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả...
  • Tìm lại lòng khoan dung

    20/08/2011Nguyên CẩnHơn lúc nào hết, lòng khoan dung phải được đề cao, phải được thực tập bằng những phương pháp thích hợp sao cho giữa những khác biệt, con người vẫn nhìn nhau là anh em. Trong xã hội ta, có lẽ việc dạy dỗ về lòng khoan dung cần được đặt ra từ rất sớm, ngay từ cấp học thấp nhất của nền giáo dục, để con người khi vào đời luôn biết tôn trọng sự khác biệt, không vì người ta khác mình mà đối xử với họ bằng sự coi thường hay dùng bạo lực để buộc người khác phải giống mình...
  • xem toàn bộ