Những giấc mơ từ cha tôi

09:10 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Năm, 2016

Chiến thắng của Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng là sự khẳng định thị trường xuất bản VN quả rất nhạy cảm với thời sự chính trị của... Hoa Kỳ: hiện có ba tập sách về Obama vừa được thực hiện ngay trước khi có kết quả chính thức bầu cử ở Mỹ.

Nhanh nhạy nhất là Công ty Vina Book đã phối hợp với NXB Văn Học tung ra tập sách của Obama: Những giấc mơ từ cha tôi ngay từ tháng mười.

Song song đó, NXB Văn Hóa Thông Tin kịp thời đưa ra thị trường quyển Tiểu sử Barack Obama của tác giả Joann F. Price.

NXB Trẻ cũng đón đầu sư kiện Obama sẽ trở thành ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng bằng một tác phẩm chuẩn bị công phu từ việc mua tác quyền và chuyển ngữ, biên tập:Barack Obama - Hi vọng táo bạo. Sách này vừa phát hành toàn quốc ngày 11-11-2008.

Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi: Hồi Ký Barack Obama

Tác giả: Barack Obama.
Dịch giả: Nguyễn Quang.
Nhà xuất bản: NXB Văn học
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 480

Mục lục

Lời tựa cho ấn bản 2004

Giới thiệu

Phần một: Nguồn gốc

Phần hai: Chicago

Phần ba: Kenya

Phần kết.

Giới thiệu nội dung

Trong cuốn hồi ký trữ tình, cuốn hút và không ủy mị này, con trai của một người cha châu Phi và người mẹ Mỹ da trắng đã đi tìm một ý nghĩa thực tế cho cuộc đời mình với tư cách là một người Mỹ da đen. Bắt đầu ở New York, nơi Barack Obama nghe tin về cha mình - một hình tượng ông biết như một huyền thoại đúng hơn là một con người - bị chết trong một tai nạn xe. Cái chết đột ngột này đã khơi dậy một cuộc phiêu lưu cảm xúc - thoạt đầu đến thị trấn nhỏ ở Kansas, từ đó ông lần tìm về cuộc di cư của gia đình bên mẹ đến Hawaii, và rồi đến Kenya, nơi ông gặp gia đình bên nội ở châu Phi, đối mặt với sự thật đắng cay về cuộc đời của cha, và cuối cùng là hòa giải sự thừa hưởng được phân tách của mình. Thông qua cuốn sách này, bạn đọc có thể biết được tiểu sử của Barack Obama, cùng với một chuyến hành trình tìm kiếm những sự thật về gia đình của ông và chủng tộc. Bút pháp của Obama sắc bén nhưng khoan dung. Đây là một cuốn sách đáng đọc và nghiền ngẫm.

“Người tình của mọi đen!”

“Một gã Yankee bẩn thỉu!”

“Người tình của mọi đen!”

Khi thấy Toot bọn chúng tản ra, nhưng ngay lúc đó một thằng bé trong đám ném một viên đá có sẵn trong tay qua hàng rào. Đôi mắt Toot dõi theo đường bay của viên đá cho đến khi nó rơi xuống gốc cây. Và ngay lập tức bà hiểu được căn nguyên của sự phấn khích này: mẹ tôi và một cô gái da đen cùng tuổi nằm úp cạnh nhau trên bãi cỏ, váy tốc lên trên đầu gối, những ngón chân cấm xuống mặt đất, đầu tựa lên hai bàn tay ngay trước một trong những cuốn sách của mẹ tôi. Từ đằng xa hai cô gái dường như có vẻ thanh thản bình yên dưới bóng mát của ngọn cây. Ngay lúc Toot mở cánh cổng và bà nhận ra cô gái da đen kia giật mình đánh thót còn mắt mẹ tôi ánh lên những giọt nước mắt. Hai cô gái vẫn còn bất động, tê cứng vì sợ hãi, cho đến khi Toot cuối xuống và đặt hai bàn tay lên đầu họ.

“Nếu các con thích chơi với nhau”, bà tôi nói, “vậy thì vì sự tốt đẹp các con hãy đi vào nhà. Cả hai con. Đi nào”. Bà bế mẹ tôi lên và chìa tay cho cô gái kia, nhưng trước khi bà muốn nói một điều gì đó, cô gái bổng vụt bỏ chạy, đôi chân dài của cô như chân của một con chó đua khi cô chạy mất hút ra đường.

Gramps giận dữ khi biết những gì đã xảy ra. Ông hỏi mẹ tôi và ghi lại tên những đứa trẻ. Ngày hôm sau, ông nghỉ làm buổi sáng và đến gặp hiệu trưởng của trường. Ông đích thân gọi điện đến bố mẹ của những đứa trẻ lăng mạ kia để phê bình thẳng thắng. Và với mỗi vị phụ huynh, ông đều nhận cùng một sự phản hồi:

“Tốt nhất là hãy nói chuyện với con gái ông, Ông Dunham à. Những cô gái da trắng không được chơi với những đứa da màu trong thị trấn này”…”.

- “Thật cuốn hút…cuốn sách miêu tả một cách thuyết phục hiện tượng phụ thuộc vào hai thế giới khác nhau, và rồi chẳng phụ thuộc vào bên nào cả.” - The New York Times Book Review

- “Với bút pháp trôi chảy, bình thản, thấu suốt, Obama đưa chúng ta tiến thẳng đến điểm giao nhau của những vấn đề hệ trọng nhất về nhân diện, giai cấp và chủng tộc.” - Washington Post Book World

- “Với cách thể hiện trong sáng… sống động và sâu sắc… Quyển sách này phải được đặt bên cạnh những tác phẩm như Sắc Màu Của Nước của James McBride và Cuộc Sống Trên Ranh Giới Màu Da của Greg William như một câu chuyện về cuộc sống bao quát toàn bộ những vấn đề chủng tộc tại Mỹ.” - Scott Turow

- “Một trong những cuốn sách đắt lực nhất về sự khám phá nội tâm mà tôi từng đọc, và hơn thế nữa nó khơi mở cho chúng ta đi sâu hơn vào những vấn đề không những về chủng tộc, giai cấp và màu da mà còn về văn hóa và tính chất sắc tộc. Cuốn sách được viết một cách sống động, trình bày khéo léo và tình tiết được sắp xếp như một quyển tiểu thuyết hay.” - Charlayne Hunter-Gault

- “Trong Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi Barack Obama đưa chúng ta trên một chuyến hành trình tìm kiếm những sự thật về gia đình và chủng tộc. Bút pháp của Obama sắc bén nhưng khoan dung. Đây là một cuốn sách đáng đọc và nghiền ngẫm.” - Alex Kotlowitz

- “Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi là một cuộc nghiên cứu nhạy cảm và tinh tế về chuyến hành trình của tác giả trẻ tài hoa này vào thế giới tuổi trưởng thành, cuộc tìm kiếm của anh về cộng đồng và vai trò của mình trong đó, một cuộc tìm kiếm sự cảm thông đối với cội nguồn, và sự khám phá của anh về chất thi vị của cuộc sống con người. Mẫn cảm và uyên thâm, cuốn sách này sẽ nói với bạn một điều gì đó về chính mình dẫu bạn là da đen hay da trắng.” - Marian Wright Edelman

Lời tựa cho ấn bản 2004

Gần một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi quyển sách này lần đầu tiên được xuất bản. Như tôi đề cập trong phần giới thiệu ban đầu, cơ hội để viết quyển sách này đã đến trong lúc tôi đang học ở trường luật, kết quả của cuộc bầu cử của tôi với tư cách là chủ tịch người Mỹ gốc Phi đầu tiên của tờ Harvard Law Review. Theo sau sự ủng hộ khiêm tốn nào đó của công thúng, tôi đã nhận được một đề bạt từ nhà xuất bản và tiếp tục làm việc với niềm tin rằng câu chuyện về gia đình tôi, và những nỗ lực của tôi để hiểu câu chuyện đó, có thể nói trong một cách nào đó đối với những rạn nứt chủng tộc tiêu biểu cho kinh nghiệm nước Mỹ. cũng như trạng thái nhân diện dễ thay đổi - những bước nhảy qua thời gian, sự xưng đột về văn hóa - vốn đánh dấu cuộc sống hiện đại của thúng ta. Như phần lớn những tác giá đầu tay, trong tôi đầy những hy vọng và nản lòng về việc xuất bản cuốn sách - hy vọng rằng cuốn sinh có thể thành công vượt quá những ước mơ tuổi trẻ của tôi, và nản lòng rằng tôi đã không nói được những gì đáng nói. Hiện thực nằm ở đâu đó giữa hai điểm này. Những bài phê bình có phần ưu ái. Người ta thật sự thờ ơ trước những đề mục mà chủ biên của tôi sắp xếp. Doanh số bán ra không mấy thuyết phục. Và, sau vài tháng tôi tiếp tục công việc của đời mình khi chắc rằng sự nghiệp viết lách của tôi sẽ không sống lâu, nhưng vui vì đã sống qua giai đoạn này với lòng tự trọng ít nhiều còn nguyên vẹn.

Tôi ít có thời gian cho việc ngẫm nghĩ về mười năm tiếp theo. Tôi điều hành một dự án đăng ký cử tri trong đợt bầu cử năm 1992, bắt đầu một hoạt động dân quyền, và khởi sự giảng dạy luật hiến pháp tại trường Đại học Chicago. Vợ tôi và tôi đã mua một ngôi nhà, với hai cô con gái tinh nghịch, khóe mạnh và dễ thương làm niềm hạnh phúc, và vật lộn để trang trải những hóa đơn. Khi cơ quan lập pháp tiểu bang khuyết một ghế vào năm 1996, vài người bạn đã thuyết phục tôi vận động chức vụ đó, và tôi đã thắng. Tôi đã được nhắc nhở, trước khi nhậm chức, rằng sân khấu chính trị tiểu bang thiếu vẻ rực rỡ nơi nguyên mẫu Washington của nó; nơi đây người ta bằng lòng dốc sức một cách thầm lặng, chủ yếu vào những đề tài vốn có nhiều ý nghĩa chỉ với một vài người nhưng lại chẳng là gì cả với thậm chí một người bình dân nhất trên đường phố (chẳng hạn quy định về những ngôi nhà lưu động, tác động thuế khóa của sự khấu hao thiết bị nông trang). Tuy nhiên, tôi rất hài lòng với công việc, chủ yếu vì quy mô của chính trị tiểu bang cho phép những kết quả cụ thể - sự mở rộng về bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo, hoặc cải cách những điều luật phi lý - trong một khung thời gian có ý nghĩa. Và cũng vì trong tòa trụ sở quốc hội của một tiểu bang công nghiệp lớn, ta nhìn thấy diện mạo quốc gia trong dòng luân chuyển không dứt: những bà mẹ nội thành và những người nông dân trồng bắp và đậu, những người lao động công nhật nhập cư bên cạnh những ông chủ đầu tư ngoại ô - tất cả chen chúc để được lắng nghe, tất cả sẵn sàng kề lên câu chuyện của mình.

Vài tháng trước đây, tôi đã giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ cho chiếc ghế thượng nghị sĩ Mỹ tại bang Illinois. Đó là một cuộc đua khó khăn, trong một đấu trường đông nghịt những ứng cử viên lỗi lạc giàu kỹ năng và chỗ dựa tài chính; không có sự hậu thuẫn về mặt tổ chức hoặc tài chính cá nhân, một người da đen với cái tên buồn cười, tôi bị coi như một đấu thủ ít có cơ may. Và vì thế, khi tôi giành được đa số phiếu trong cuộc bầu chọn ứng viên Đảng Dân chủ, chiến thắng trong những khu vực da trắng cũng như da đen, trong các vùng ngoại ô cũng như ở Chicago, thiến thắng này là sự lặp lại vẻ vang thắng lợi của tôi khi được bầu làm chủ tịch tờ Law Review. Những nhà bình luận lớn đã biểu lộ sự ngạc nhiên và hy vọng chân thành rằng thắng lợi của tôi đã báo hiệu sự thay đổi trên quy mô rộng trong nền chính trị mang tính chủng tộc của chúng ta. Trong phạm vi cộng đồng người da đen. có một sự cảm nhận về niềm kiêu hãnh liên quan đến thành tựu của tôi, một niềm kiêu hãnh được trộn lẫn với sự thất vọng mà năm mươi năm sau phán quyết bước ngoặt trong vụ án Brown và Bộ Giáo dục và bốn mươi năm sau khi thông qua Đạo luật quyền bầu cử chúng ta vẫn nên tán dương cái tiềm năng (và thỉ là tiềm năng. bởi tôi có một cuộc tổng tuyển cử gay go sắp đến) rằng tôi có thể là người Mỹ gốc Phi duy nhất - và người thứ ba kể từ Thời tái thiết - phục vụ trong thượng viện. Gia đình. bạn bè tôi và tôi hơi bối rối bởi sự quan tâm. và luôn nhận thức về vực thẳm giữa tính hào nhoáng khắc khe của những bình luận truyền thông và những hiện thực hỗn độn, thế tục của cuộc sống như bản chất của nó.

Cũng như sự phản ứng dồn dập của công chúng thúc đẩy sự quan tâm của nhà xuất bán của tôi một thập kỷ trước, thì một loạt những mẩu tin mới mẻ này đã cổ vũ việc tái bản nó. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi rút ra một bản và đọc vài chương để xem giọng văn đã thay đổi bao nhiêu qua ngần ấy thời gian. Tôi thú nhận dã rất thường cau mày với mỗi một lần chọn từ kém cỏi, một câu cắt xén vụng về, một sự diễn đạt tình cảm dường như quá dễ dãi hoặc quá lọc lõi Tôi có xu hướng muốn cắt quyển sách xuống còn năm mươi trang hoặc gần thế, vì một sự cảm kích sâu sắc đến ám ảnh của tôi về tính chất khúc chiết. Tuy nhiên, thật tình tôi không thể nói giọng điệu trong quyển sách này không phái của tôi - rằng hôm nay tôi đã kể câu chuyện thật khác xa với mười năm trước, ngay cho dù một số đoạn tỏ ra phiền phức về mặt chính trị, đầy những bình luận học thuật và mang tính bới móc đối thủ.

Dĩ nhiên, điều đã thay đổi một cách triệt để và quyết đoán là bối cảnh trong đó quyển sách có thể được đọc. Tôi bắt đầu viết từ bối cảnh cơ sở là Thung Lũng Silicon và sự bùng nổ thị trường chứng khoánt sự sụp đổ của Bức tường Berlin; Mandela - trong từng bước chậm chạp, ngoan cường - đã đứng lên từ một tù nhân để lãnh đạo một quốc gia; việc ký kết những hiệp ước hòa bình ở Oslo. Về đối nội, những tranh cãi văn hóa của chúng ta - xung quanh chuyện"'súng đạn, phá thai và nhạc rạp - dường như quá gay gắt bởi chính vì Con đường thứ ba của Bia Clinton, một thế độ phúc lợi trung dung không có tham vọng lớn lao cũng không có những thách thức gay go. dường như thể hiện một sự nhất trí mang tính cơ bán và phổ biến về những vấn dễ cơm áo, một sự nhất trí mà ngay cả chiến dịch vận động đầu tiên của George W. Bush, với khẩu hiệu "bảo thủ trong tình thương" của nó cũng phải gật gù tán thưởng. Về đối ngoại, nhiễu tác giả đã tuyên bố sự kết thúc của lửa sử, uy thế của những thị trường và nền dân chủ tự do, sự thay thế những hận thù và chiến tranh xưa cũ giữa các quốc gia bằng những cộng đồng và sự tranh giành thị phần.

Và rồi vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Thế giới đã rạn nứt. Việc nắm bắt trọn vẹn ngày hôm đó, cùng những ngày tiếp theo vượt quá kỹ năng viết lách của tôi - những chiếc máy bay, như những bóng ma, đâm sầm vào một khối kính và thủy tinh, rồi sự sụp đổ từ từ của những tòa tháp thành những đống đổ nát oằn oại; những dáng hình đầy tro bụi thất thểu trên đường, sự đau đớn và kinh hoàng. Tôi cũng không làm ra vẻ hiểu được thứ chủ thuyết hư vô cay nghiệt nào đã khích động những tên khủng bố và đồng đảng của thúng ngày hôm đó. Năng lực thấu cảm, khả năng chạm đến tâm can người khác cũng không thể giúp tôi thâm nhập vào những cái nhìn trống rỗng của những kẻ sát hại người vô tội trong sự thỏa mãn khó hiểu và thản nhiên của chúng.

Điều tôi biết là vào ngày đó lần sử đã quay lại với một sự trả thù, rằng, thật ra, như Faulkner đã nhắc chúng ta. quá khứ không bao giờ thết và chôn vùi - thậm chí nó không phải là quá khứ. Lịch sử chung này, cái quá khứ này, tác động trực tiếp đến tôi. Không đơn thuần là những quả bom của Ai Qaeda đã đánh dấu, với một sự thính xác kỳ quái lên một số cảnh quan nào đó trong cuộc đời tôi - những tòa nhà. những con đường và những gương mặt ở Nairchi. Ban, Manhattan, không đơn thuần bởi vì, như hậu quả của ngày 11/9, tên tuổi tôi là một mục tiêu hấp dẫn mạnh mẽ của những trang web nhạo báng từ những phần tử cộng hòa quá đố kỵ. Nhưng còn bởi vì sự xung đột cơ bản - giữa những thế giới dư dật và cùng túng; giữa hiện đại và cổ xưa, giữa những người mang trong mình sự đa dạng hỗn độn thái quá, đầy va chạm, trong khi một mực bám vào một hệ thống giá trị trói buộc chúng ta với nhau, với những người tìm kiếm. dưới bất kỳ lá cờ, khẩu hiệu hoặc niềm tin thiêng liêng nào, một sự thắc chắn hoặc đơn gián hóa nhằm biện minh cho sự tàn ác đối với những người không giống như chúng ta - là cuộc xung đột dựng nên, trên một tỉ lệ thu nhỏ, trong sách này.

Tôi biết, tôi đã thấy sự tuyệt vọng và hỗn loạn của tình trạng bất lực; nó giày xéo thế nào cuộc đời những em bé trên đường phố Jakarta hoặc Nairobi rất giống như cám nó giày xéo cuộc đời những trẻ em ở khu vực South Si de của Chicago, lối đi hạn hẹp thế nào cho chúng giữa một bên là sự lăng nhục và một bẽn là sự thịnh nộ tuôn trào, thật dễ dàng làm sao để chúng trượt vào con đường bạo lực và tuyệt vọng. Tôi biết phản ứng của những kẻ có quyền đối với tình trạng hỗn loạn này - luân phiên giữa một sự tự mãn trì độn và, khi sự hỗn loạn đó đã tràn ra ngoài những ranh giới cấm đoán của nó, thì một kiểu áp đụng vũ lực cứng nhắc và thiếu suy nghĩ, những án từ kéo dài và những thứ vũ khí hạng nặng rắc rối - là không thích đáng với tình hình. Tôi biết rằng sự cứng rắn của những lập trường, sự bám riết vào trào lưu chính thống và bộ tộc, sẽ hủy diệt tất cả chúng ta.

Và vì vậy về phía tôi, cái gì là một nỗ lực tha thiết, sâu sắc hơn để hiểu được sự giằng co này và tìm một chỗ đứng của tôi trong đó, đã hồi quy về một cuộc tranh luận chung rộng lớn hơn, một cuộc tranh cãi mà trong đó tôi thể hiện vai trò của mình một cách thuyên nghiệp, một cuộc tranh cãi sẽ định hình cuộc sống chúng ta và con cháu thúng ta trong những năm tới.

Những hàm ý hình sách vế tất cả vấn đề này là một chủ đề cho một quyển sách khác. Thay vì vậy ở đây tôi sẽ kết lại bằng một nhận định cá nhân. Hầu hết những nhân vật trong sinh này vẫn là một phần của cuộc đời tôi, dù trong nhiều mức độ khác nhau - một chức năng công việc, trẻ em, địa lý và những bước ngoặt của số phận.

Một trường hợp ngoại lệ là người mẹ đã mất của tôi với một sự chóng vánh tàn ác về căn bệnh ung thư chỉ vài tháng sau khi cuốn sách này được xuất bản.

Bà đã dành mười năm qua để làm những gì bà yêu thích. Bà đi khắp thế giới làm việc trong những ngôi làng xa xăm ở châu á và Châu Phi, giúp phụ nữ mua một chiếc máy may hoặc một con bò sữa hoặc một sự học vấn có thể mang lại cho họ một vị trí vững chắc trong nền kinh tế thế giới. Bà giao du với bạn bè đủ mọi tầng lớp. những chuyến đi bộ dài, ngắm trăng. và lùng sục trong những chợ địa phương ở Delhi hoặc Marrakesh để tìm một số thứ vặt vãnh, một cái khăn choàng hoặc một tác phẩm điêu khắc đá có thể giúp bà vui hoặc thích mắt. Bà viết báo cáo, đọc tiểu thuyết, chọc ghẹo bọn trẻ, và mơ về những đứa cháu.

Chúng tôi thường gặp nhau, mối liên hệ giữa thúng tôi không hề đứt. Trong suốt thời gian viết sách này, bà đã đọc bản thảo, hiệu chỉnh những câu thuyền mà tôi hiểu sai. cẩn trọng tránh phê bình những mô tả tính cầm của tôi về bà nhưng lập tức giải thích hoặc bênh vực trước những khía cạnh ít tô vẻ về tính cách của cha tôi. Bà đối mặt với căn bệnh này bằng sự can đảm và hài hước. và đã giúp em gái tôi và tôi vững bước trong cuộc sống của mình, bất thấp sự khiếp sợ, phủ nhận, hoặc những hoang mang bất chợt trong lòng chúng tôi.

Đôi khi tôi nghĩ rằng giá tôi biết bà sẽ không sống sót qua căn bệnh. có thể tôi đã viết một quyển sách khác - ít hơn về sự hòa giải với người cha vắng mặt. nhiều hơn dành cho sự tán dương một người đã luôn là người đồng hành đơn độc trong cuộc đời tôi. Tôi nhìn thấy bà, niềm vui của bà, khả năng kinh ngạc của bà. nơi hai cô con gái của tôi. Tôi cố không thể hiện nỗi thương tiếc sâu sắc của tôi đến thế nào với bà. Tôi biết rằng bà vẫn là người ân cần, rộng lượng nhất mà tôi từng biết, và rằng những gì tốt nhất tôi có đều nhờ nơi bà.


Giới thiệu

Nga từ đầu tôi có ý định viết quyển sách khác. Cơ hội viết nó lần đầu tiên đã đến khi tôi ở trường luật, sau khi tôi được chọn làm chủ tịch da đen đầu tiên của tờ Harvard Law Review, một tạp chí luật xuất bản định kỳ ít dược biết đến ngoài giới chuyên môn. Một sự bùng nổ của công luận sau cuộc tuyển cử đó, kể cả vài bài báo ít chứng thực đến những thành tựu khiêm tốn của tôi cho bằng vị thế đặc biệt cửa Trường luật Harvard trong huyền thoại Mỹ, cũng như sự khao khát của nước Mỹ về một dấu hiệu lạc quan từ mặt trận chủng tộc - một mảnh bằng chứng, rốt cuộc chứng tỏ có một sự tiến bộ nào đó. Vài chủ báo gọi đến, và tôi, hình dung nính có điều gì đó đặc biệt để nói về hiện trạng đương thời của các mối quan hệ chủng tộc, dã quyết định dành một năm sau khi tốt nghiệp để dồn hết tư tưởng vào báo chí.

Trong năm cuối đó tại trường luật. tôi bắt đầu sắp xếp trong đầu, với một niềm tin khủng khiếp, cách thức nào để quyển sách dược tiếp tục. Có một tiểu luận về những giới hạn của việc tố tụng dân. quyền trong việc mang lại quyền bình đẳng chủng tộc, những suy nghĩ về ý nghĩa của cộng đồng và sự phục hồi cuộc sống công chúng thông qua việc tổ chức từ nền móng, trầm ngâm về hành động quyết đoán và chủ nghĩa da màu ôn hòa - danh sách các chủ đề chiếm trọn cả trang.

Tôi có đề cập một số giai thoại cá nhân, để thắc hơn, và phân tích những nguồn gốc của một số cảm xúc luôn tái diễn nào đó. Nhưng nói thung đó là một cuộc hành trình tri thức mà tôi hình đung cho chính mình. với những sơ đồ những điểm dừng chân và một lịch trình nghiêm ngặt: phần đầu hoàn tất vào tháng Ba, phần thứ hai được nộp để điều chỉnh vào tháng Tám...

Dẫu vậy, khi tôi thật sự ngồi xuống và bắt đầu viết, tôi thấy tâm trí mình như kéo về những bờ đá. Những khao khát ban đầu vực dậy thoán lấy tâm hồn tôi. Những giọng nói xa xôi xuất hiện. chìm lặng rồi lại xuất hiện. Tôi nhớ những câu chuyện mà mẹ tôi và ông bà ngoại đã kể tôi nghe khi tôi còn bé, những câu thuyền về gia đình cố tự giải thích. Tôi nhớ lại năm đầu tiên của tôi với tư cám là người tổ thức cộng đồng của tôi ở Chicago và những bước vụng về trở thành người đàn ông. Tôi lắng nghe bà ngoại, ngồi được cây xoài khi bà tết tóc tho em gái tôi, miêu tả về người cha mà tôi thật sự không bao giờ biết.

So với dòng ký ức này, tất cả những lý thuyết được sắp xếp quy củ của tôi dường như trở nên mong manh và non nớt. Song, tôi cực lực chống lại cái ý dồn nén quá khứ của tôi trên một quyển sách, một quá khứ luôn làm tôi thấy như bị vạch trần, thậm thí hơi xấu hổ. Không phải vì quá khứ đó đặc biệt đau đớn hoặc éo le nhưng vì nó nói lên những khía cạnh đi ngược lại sự lựa chọn ý thức của riêng tôi và ít ra ở bề mặt - trái ngược với thế giới tôi đang sống. Rốt cuộc tôi cũng đã ba mươi tuổi; tôi làm việc như một luật sư tích cực trong đời sống xã hội và chính trị ở Chicago, một thành phố vốn đã quen với những vết thương chủng tộc và sự kiêu hãnh vì một sự thiếu tình cảm nào đó của mình. Nếu có thể dẹp bỏ được tính yếm thế, tôi dẫu sao vẫn thích coi mình như một :người sáng suốt ở đời, cẩn trọng không mong đợi quá nhiều.

Thế nhưng điều gây ấn tượng trong tôi nhất khi tôi nghĩ về câu chuyện gia đình mình là một chuỗi tiếp diễn của sự ngây ngô, sự ngây ngô dường như không thể tưởng tượng được ngay cả theo những chuẩn mực của trẻ con. Em họ của vợ tôi, chỉ mới sáu tuổi, đã đánh mất quá nhiều sự ngây thơ đó: Vài tuần trước nó đã kể với cha mẹ rằng mấy đứa bạn học lớp một của nó đã không chịu chơi cùng vìmàu da đen bóng của nó. Dĩ nhiên, bố mẹ nó, những người được sinh ra và lớn lên ở Chicago và Giấy. đã đánh mất sự ngây thơ của họ lâu rồi, và mặc dù họ không thấy cay đắng - hai người họ cũng mạnh mẽ, kiêu hãnh và tháo vát như bất kỳ bậc cha mẹ nào tôi biết - người ta vẫn nghe được nỗi đau trong giọng nói của họ khi họ bắt đầu suy nghĩ đến lần thứ hai về việc dọn khỏi thành phố để sống trong một khu ngoại ô hầu hết là người da trắng. một thuyền đi họ thực hiện để báo vệ đứa con trai khỏi nguy cơ bị lạc đạn trong một vụ thanh toán băng nhóm nào đó và chắc thắn phải học trong một ngôi trường thiếu thốn mọi mặt.

Họ biết quá nhiều, tất cả chúng ta đã nhìn thấy quá nhiều, để không phải nhìn nhận sự kết hợp ngắn ngủi của tha mẹ tôi - một người đàn ông da đen và một phụ nữ da trắng, một người châu Phi và một người Mỹ - như vẻ bễ ngoài của nó. Bởi vậy, một số người khó mà xét đoán giá trị bên ngoài của tôi. Khi người ta không biết rõ tôi. da trắng hay da đen, họ khám phá lai lịch tôi (và thường như vậy. vì tôi đã thôi khai báo về gốc gác người mẹ của mình vào năm tôi được mười hai mười ba tuổi khi tôi bắt đầu ngờ rằng làm như vậy là tôi đang lấy lòng người da trắng). tôi thấy thính xác những lối nói dàn xếp của họ. sự tìm kiếm trong ánh mắt tôi một dấu hiệu tiết lộ chân tướng nào đó. Họ không còn biết tôi là ai nữa. Cá nhân tôi nghĩ họ phỏng đoán trong cõi lòng phiền muộn của tôi - nào là dòng máu pha trộn, tâm hồn bị thìa cắt, hình ảnh ma quái của một gã lai thảm thương bị mắc kẹt giữa hai thế giới Và nếu tôi thanh minh rằng không, bi linh đó không phái của tôi, hoặc ít nhất không phải của một mình tôi, đó là của các bạn. con trai và con gái của Dãy Plymouth và Đảo Elhs, đó là của các bạn, những người con của châu Phi, đó là bi tính của cá đứa em họ sáu tuổi của vợ tôi và những đứa bạn cùng lớp một của nó, vì vậy bạn không cần phỏng đoán cái gì khiến tôi phiền muộn, nó nằm cả trên những bản tin đêm cho tất thảy mọi người đọc và rằng nếu chúng ta có thể thừa nhận ít ra rằng chu kỳ bi thảm ấy đã bắt đầu sụp đổ... vâng. Tôi ngờ rằng nghe như tôi ngây ngô một cám ương ngạnh quá. bám riết vào những hy vọng đã mất, như những người cộng sản bán rong những tờ báo của mình ngoài rìa những thành phố đại học khác nhau. Hoặc tệ hơn, nghe như thể tôi đang cố lẩn trốn bản thân mình vậy.

Tôi không thể trách mọi người vì sự ngờ vực của họ. Rất lâu trước đây tôi đã học cách ngờ vực thời thơ ấu của mình và những câu chuyện khắc họa nó. Chỉ đến nhiều năm sau. khi tôi ngồi trước nấm mộ cha và nói chuyện với ông qua lớp đất đổ Phi Châu, tôi mới có thể lần trở lại và tự mình đánh giá những câu chuyện ban đầu này. Hoặc. chính xác hơn. đủ đến lúc bấy giờ tôi mới hiểu rằng tôi đã dành phần nhiều cuộc đời mình để cố viết lại những câu thuyền này. bít lại những lỗ hổng trong lối kể chuyện, điều chỉnh những chi tiết khó chịu, phóng chiếu những lựa thôn cá nhân trên sự lướt nhanh mù quáng của lịch sử. tất cả nằm trong hy vọng rút ra một vài phiến đá sự thật trên đó để con cái sau này của tôi có thể đứng vững chãi.

Có vài thời điểm, bất thấp một mong mỏi khó lay chuyển là bảo vệ bản thân khỏi sự khảo sát kỹ lưỡng. bất thấp sự thôi thúc định kỳ hãy từ bỏ toàn bộ kế hoạch. điều tồn được lối vào những trang giấy này là một ghi nhận về một hành trình cá nhân. nội tâm - sự tìm kiếm người tha của một cậu bé. và qua cuộc tìm kiếm đó là một ý nghĩa thực tế cho cuộc sống của cậu như một người Mỹ da đen. Kết quả là một tự truyện, mặc dù hễ khi nào ai đó hỏi tôi trong giai đoạn ba năm sau cùng này quyển sách đã chứa đựng điều gì. tôi thường lẩn tránh một sự miêu tả như vậy. Một tự truyện thì hứa hẹn những kỳ công đáng ghi lại, những cuộc trò chuyện với người nổi tiếng. một vai trò trưng tâm trong những sự kiện quan trọng. ở đây thẳng có điều gì thuộc loại như vậy cá. Chí ít thì đây cũng là một tự truyện hàm thửa một tổng kết. một tiết lộ nào đó, vốn suýt soát thích hợp với một ai đó về những năm tháng của tôi, vẫn còn tất bật vẽ nên đường đi của mình giữa thế giới này. Tôi thậm chí không thể nêu lên kinh nghiệm của mình bằng cám nào đó như là hiện thân cho kinh nghiệm của người Mỹ da đen ("Rốt cuộc, anh không xuất thân từ một tầng lớp nghèo khổ". một thủ xuất bản đã nhấn mạnh một cách hữu ích điều đó với tôi); thật ra, việc học cách chấp nhận sự thật đặc biệt đó - rằng tôi có thể ôm những anh chị em da đen của mình. dù ở đất nước này hay ở thâu Phi, và xác quyết một vận mệnh chung mà không tỏ vẻ phải nói đến tất cả những cuộc vật lộn khác nhau của chúng tôi - là một phần những gì có trong sách này.

Cuối cùng, có những mối nguy gắn liền trong bất kỳ tác phẩm tự truyện nào: sự cám dỗ thôi thúc việc tô vẽ những sự kiện theo hướng có lợi cho tác giả, xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng mà những kinh nghiệm của một người có đối với người khác, sự lầm lẫn có lựa chọn của ký ức. Những rủi ro đó chỉ có tăng lên khi người viết thiếu sự khôn ngoan từng trải của tuổi tác; cái khoảng cách có thể lấp đầy một số sự trống rỗng nào đó. Tôi có thể nói mình đã né tránh dược tất cả những rủi ro này. Mặc dù phần nhiều trong sách này dựa trẽn nhũng nhật ký dương thời hoặc lịch sử truyền miệng của gia đình tôi. tác phẩm đối thoại tất nhiên là một xấp xỉ của những gì thật sự được nói hoặc truyền đạt đến tôi. Vì mục đích cô đọng, một vài nhân vật xuất hiện trong đây có vẻ như là những phức hợp cửa những người tôi từng biết. và một số sự kiện có vẻ không đúng một cám nghiêm ngặt về mặt hiện đại. Với ngoại lệ là gia đình tôi và một số nhỏ những nhân vật công chúng, tên của phần lớn nhân vật dã được sửa đổi vì mục đích riêng tư.

Bất luận có dán lên sách này nhãn hiệu gì - tự truyện, hồi ký, lịch sử gia đình, hoặc một cái gì đó - điều tôi cố làm là viết lên một miêu tả trung thực về một địa phương đặc biệt trong đời tôi. Khi tôi lạc đề, tôi có thể nhờ đến nhân viên của mình. Jane Dystel, vì niềm tin và sự tận tụy của cô; với biên tập viên của tôi Henry Fems, vì sự chu đáo và hình xác vững vàng của anh, với Rinh Fecych và nhân viên tại Times Books, vì sự nhiệt tình và cẩn trọng trong việc xử lý bản thảo qua nhiều giai đoạn khác nhau; với các bạn tôi, nhất là Robert Fisher, vì sự uyên bác bao la của họ; và với người vợ tuyệt vời của tôi. Micheue. vì sự dí dỏm. duyên dáng, vô tư. và khả năng không lầm lẫn của nàng đã khích lệ sự thôi thúc lớn nhất của tôi.

Tuy nhiên, chính là gia đình tôi - mẹ tôi, ông bà tôi, anh chị em ruột của tôi, tận bên kia những đại dương và lục địa - mà tôi biết ơn sâu sắc nhất và với họ tôi dành tặng quyển sách này. Không có tình yêu và sự nâng đỡ liên tục của họ, không có sự sẵn lòng để mặc tôi ca bài ca của họ và sự dung thứ khi thỉnh thoảng ghi chép sai, tôi có thể không bao giờ hy vọng hoàn tất được. Nếu không còn gì nữa, tôi hy vọng rằng tình yêu và sự tôn trọng tôi dành cho họ sẽ tỏa sáng qua mọi trang sách.

Nguồn cội

Nhưng tôi chẳng hề để ý đến chuyện ấy bởi vì tôi không có mấy khách đến chơi. Vào những tháng ngày ấy, tôi bận rộn với công việc và những dự định chưa thực hiện được của mình, và có khuynh hướng coi người khác là những nguyên nhân gây chia trí một cách không cần thiết. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi không thích giao du. Tôi thường ưa trao đổi vài câu pha trò với các láng giềng người Puerto Rico hoặc nói chuyện với mấy nhóc trai thường tụ tập trong những ngày nắng nóng mùa hè để bàn tán về những tiếng súng nổ chúng nghe đêm trước. Khi nào đẹp trời, tôi và người bạn cùng phòng có thể ra ngồi bên ngoài để tránh khói thuốc lá và nhìn đám người da trắng ở những khu phố sang kế bên dẫn chó đến ị ngay bên chung cư chúng tôi. Anh bạn tôi tức điên lên và hét: “Quân khốn nạn! Hốt cứt chó đi chứ!” và chúng tôi cười nhạo đám người ấy cúi xuống làm việc chúng tôi yêu cầu.

Nhưng thú vui giao tiếp này chỉ một thời gian ngắn thôi. Nếu đề tài bắt đầu miên man hoặc muốn trở thành suồng sã thì tôi kiếm cớ rút lui. Tôi đã trở nên thoải mái với sự cô lẻ của mình và cảm thấy an toàn khi rút vào cái vỏ lẻ loi ấy.

Ông cụ sống ở phòng kế bên dường như cùng chia sẻ lối sống này của tôi. Ông sống một mình, vóc dáng gầy guộc với cái áo khoác màu đen và cái nón móp méo trong những lần hiếm hoi ông phải ra khỏi phòng để mua thức ăn. Thỉnh thoảng gặp ông trên đường từ cửa hàng về, tôi nói để tôi xách túi giùm ông. Ông lặng lẽ nhìn tôi và nhún vai, sau đó chúng tôi cùng leo lầu, dừng tại các chiếu nghỉ để ông lấy lại hơi. Đến cửa phòng của ông, tôi đặt các túi xuống trước cửa, ông nhẹ gật đầu với tôi như lời cảm ơn, sau đó móc túi lấy chìa khoá ra mở cửa phòng. Chưa một lần chúng tôi nói một lời nào với nhau.

Một câu chuyện về chủng tộc và kế thừa

Barack Obama, một người da đen được người mẹ da trắng và ông bà nuôi ăn học, quyết định đi Kenya một chuyến để tìm hiểu về người cha gốc Phi của mình sau khi có tin cha mất. Tập hồi ký này không phải nói về cuộc đời người cha, mà là chính cuộc đời của Obama. Cuốn Dreams from my father được viết năm 1995, trước khi ông đắc cử thượng nghị sĩ bang Illinois. Đầu tháng 1.2007, sách được tái bản. Cuốn sách do phóng viên Phan Sơn mua về trong dịp đi Mỹ và được Hà Châu lược dịch

Sự im lặng của ông cụ khiến tôi ấn tượng; tôi nghĩ ông là một tâm hồn tử tế. Sau này, anh bạn cùng phòng tôi chợt thấy ông nằm cứng đờ, mắt mở trừng trừng vô hồn, người cong lại như bào thai trong bụng mẹ. Đám đông bu xung quanh, trẻ con xầm xì, các bà làm dấu thánh giá. Cuối cùng, nhân viên cứu thương đến mang xác cụ đi và cảnh sát mở cửa phòng cụ. Trong phòng rất gọn gàng, hầu như chẳng có gì ngoài một cái ghế, một bàn viết, một bức chân dung đã phai của một phụ nữ để trên đầu lò sưởi. Ai đó mở tủ lạnh ra và thấy gần một ngàn đô giấy lẻ cuộn tròn gói trong giấy báo cũ và cất cẩn thận sau các hũ xốt mayonnaise và dưa chua.

Cảnh cô lẻ của căn phòng làm tôi chạnh lòng, và trong một khoảnh khắc, tôi ước gì mình hỏi tên ông cụ. Rồi, gần như ngay lập tức, tôi hối tiếc mình đã ước muốn như vậy và cùng lúc tiếc người cùng cảnh. Tôi có cảm giác như, trong căn phòng trống trải ấy, ông cụ đang thầm thì một câu chuyện chưa kể, đang nói với tôi những điều mà tôi không muốn nghe.

Khoảng một tháng hoặc hơn một tháng sau đó, vào một sáng tháng 11 lạnh lẽo, mặt trời nấp đằng sau mây, thì tin thứ hai đến. Tôi đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình thì anh bạn cùng phòng đưa tôi điện thoại. Đường dây lẹt xẹt.

- Barry phải không cháu?
- Dạ, cháu đây, ai ở đầu dây đấy?
- Cô Jane của cháu đây. Cô gọi từ Nairobi. Cháu có nghe cô rõ không?
- Cháu xin lỗi – cô bảo cô là ai?

- Cô Jane. Nghe này, Barry, cha cháu mất rồi. Ông bị xe cán chết. Hê-lô? Cháu có nghe thấy cô nói gì không? Cô nói là ba cháu chết rồi. Barry, cháu gọi điện báo giùm cho chú cháu ở Boston nhé! Lúc này cô không thể nói lâu hơn, ô-kê, Barry. Cô sẽ gọi lại cháu sau nhé!


Cuộc gọi chỉ ngắn gọn như vậy. Tôi ngồi xuống giường, mũi ngửi thấy mùi trứng bị cháy khét trong bếp, mắt nhìn sững vào những vết nứt trên tường nhà, cố đo lường sự mất mát của mình.

Vào lúc mất, đối với tôi, cha tôi vẫn tiếp tục là một huyền thoại hơn là một con người. Ông đã rời khỏi Hawaii vào năm 1963, khi tôi chỉ mới lên hai, vì vậy thuở nhỏ tôi chỉ biết cha mình qua các chuyện kể của ông bà ngoại và mẹ tôi. Mỗi người có cách kể của mình. Ông ngoại vừa nhấm nháp rượu whisky vừa kể chuyện cha tôi đứng ngắm biển, hút thuốc với cái tẩu ông ngoại tôi tặng làm quà sinh nhật, bạn cha tôi thấy hay hay bèn mượn cái tẩu hút thử. Cha tôi suy nghĩ một lát rồi đồng ý, anh bạn vừa hít được một hơi thì ho sặc sụa và làm rớt cái tẩu dọc theo triền đá dốc xuống dưới khoảng 30 mét. Cha tôi lịch sự chờ anh bạn ho xong mới bảo anh ta leo xuống nhặt cái tẩu lên. Anh bạn nhìn triền dốc gần thẳng đứng và đề nghị cho phép anh mua đền cái khác. Cha tôi không chịu vì đây là quà tặng. Anh bạn cũng không chịu xuống. Thế là cha tôi xách cổ anh bạn lên, nhấc ra khỏi bờ đá và cho anh ta đong đưa trên vực. Mọi người xúm lại coi, mẹ tôi can cha tôi, và anh bạn thì nhắm tịt mắt cầu nguyện. Một lát sau, cha tôi đặt anh bạn trở lại mặt đất, vỗ vai anh ta rủ đi uống bia. Sau đó cha tôi làm như chưa hề xảy ra chuyện gì. Về đến nhà, mẹ tôi cằn nhằn cha tôi, nhưng ông chỉ cười và ồm ồm bảo với giọng Anh: “Thư giãn đi nào, Anna”.

Mẹ tôi mỉm cười bảo: “Cha con có vẻ hơi chỉ huy một chút, nhưng thật ra đó là vì cơ bản ông là người rất lương thiện, vì vậy có đôi lúc ông không khoan nhượng”. Ông ngoại tôi chêm vào: “Và tự tin nữa. Đó là bí mật dẫn đến thành công”.


Cha tôi

Cha tôi là người Phi châu, thuộc bộ tộc Luo tại Kenya, sinh ra trên bờ hồ Victoria, tại một làng mang tên Alego. Làng nghèo, nhưng ông nội tôi – Hussein Onyango Obama – là một chủ trại nổi tiếng, là một trong những chức sắc của bộ tộc vì ông là thầy thuốc với quyền năng chữa bệnh. Cha tôi lớn lên, vừa đi học trường làng vừa đi chăn đàn dê của ông nội. Trường làng do chính phủ thực dân Anh tổ chức và cha tôi tỏ ra là một học sinh có triển vọng. Sau đó, cha tôi lấy được học bổng đi học tại Nairobi. Và rồi, ngay trước ngày Kenya giành được độc lập, các lãnh đạo Kenya và các nhà tài trợ Mỹ quyết định chọn ông làm một trong những sinh viên được gửi đi du học tại một đại học ở Mỹ, trong số những làn sóng đầu tiên các sinh viên Phi châu được gửi ồ ạt sang Mỹ để tiếp thu học thuật và kỹ thuật phương Tây để khi về sẽ đem ra áp dụng củng cố một Phi châu mới và hiện đại.

Năm 1959, ở độ tuổi 23, cha đến trường đại học Hawaii và là sinh viên Phi châu đầu tiên tại đây. Ông học ngành đo lường kinh tế (econometrics). Ông rất mực chăm chỉ và ba năm sau ông tốt nghiệp thủ khoa. Bạn ông nhiều như một binh đội, và ông giúp tổ chức hội Sinh viên quốc tế (International Students Association) và trở thành hội trưởng đầu tiên của hội này. Tại lớp học Nga văn, ông gặp một nữ sinh viên da trắng người Mỹ, và họ yêu nhau. Ban đầu cha mẹ cô gái hơi ngại ngần, nhưng sau đó ông đã thuyết phục họ với nét duyên dáng và trí tuệ của mình. Đôi bạn trẻ kết hôn với nhau, và có một đứa con trai mà ông trao lại tên của ông. Ông lại nhận thêm một học bổng nữa – và thế là ông học tiếp lên tiến sĩ tại đại học Harvard – nhưng học bổng không đủ để ông mang vợ con theo. Gia đình phải chia cắt. Học xong ông trở về Phi châu để giữ lời hứa với lục địa nguồn cội. Vợ và con trai ông ở lại Hawaii, nhưng dây thương yêu vẫn tồn tại vượt không gian cách trở…

Tới đây thì quyển album gia đình khép lại, và tôi như bơi trong câu chuyện huyền thoại đặt tôi vào trung tâm của một vũ trụ bao la và trật tự. Có nhiều từ tôi không hiểu như “tiến sĩ”, “chủ nghĩa thực dân”, và tôi cũng chẳng biết Alego nằm ở đâu trên bản đồ. Nhưng với tuổi lên năm, lên sáu, tôi hiếm khi hỏi những chi tiết ấy. Thay vào đó, một hôm mẹ tôi đưa cho tôi môt quyển sách mang tên Origins (nguồn cội) trong đó kể mọi huyền thoại về nguồn gốc con người, như Prometheus đánh cắp lửa về cho con người bị thần Zeus cho rắn cắn bụng, như con rùa trong đạo Hindu đưa lưng đỡ trái đất. Sau này, khi lớn lên tôi bắt đầu tự hỏi tại sao ông trời toàn năng lại có thể để cho rắn cắn như vậy. Cái gì đỡ con rùa để con rùa đỡ trái đất? Tại sao cha tôi không quay trở lại với mẹ con tôi?

Việc cha tôi không giống một ai sống quanh tôi – việc cha tôi đen như giếng sâu không đáy, mẹ tôi trắng như sữa – không mấy làm tôi chú tâm.

Thật ra, tôi chỉ nhớ có một chuyện thật sự liên quan đến chủng tộc do ông ngoại tôi kể lại. Có lần, sau nhiều giờ ngồi học, cha tôi ra quán bar Waikiki giải trí với ông ngoại tôi và vài người quen. Trong lúc mọi người đang vui vẻ ăn uống cùng với tiếng đàn, một người đàn ông da trắng bỗng nói lớn khiến ai cũng nghe rõ là ông ta không muốn uống rượu ngon “cạnh một tên mọi đen”. Cả quán nín lặng và mọi người quay sang cha tôi nghĩ là sẽ có đánh nhau. Nhưng không, cha tôi bình tĩnh tiến đến cạnh người đàn ông ấy, ôn tồn nói về sự điên rồ của phân biệt chủng tộc, lời hứa của giấc mơ Mỹ, và quyền con người. Ông ngoại bảo: “Tên đó nghe xong thấy mình tệ quá, nên khi Barack (tức cha tôi) nói xong thì hắn ta đưa ngay cho Barack 100 đô coi như xin lỗi. Đủ để bao mọi người và trả tiền thuê nhà một tháng cho cha cháu”.

Nhiều năm sau, một người Mỹ gốc Nhật, gọi điện cho tôi bảo là bạn học với cha tôi tại đại học Hawaii và hiện đang giảng dạy tại một đại học ở miền trung tây. Ông rất lịch sự và có vẻ hơi ngượng ngập bởi đường đột gọi cho tôi; ông giải thích là ông thấy hình tôi đăng trên một tờ báo địa phương và tên tôi nhắc ông nhớ lại cha tôi và một số các kỷ niệm khác liên quan. Rồi, ông kể lại câu chuyện y hệt như ông ngoại tôi kể về người đàn ông da trắng đưa tiền mua sự tha lỗi của cha tôi. Qua điện thoại, ông bảo: “Chú không bao giờ quên chuyện ấy”. Và trong giọng nói của ông, tôi nghe âm vang – như trong giọng ông ngoại tôi – sự không ngờ là như thế và – hy vọng.

Có một điều mà không ai nói đến, là tại sao cha tôi lại rời bỏ cái thiên đàng Hawaii, và nếu ông không rời bỏ nó thì sao? Liệu ông có giống như ông làm vệ sinh người da đen trong siêu thị hoặc cô bạn người da đen của mẹ tôi, cả hai đều bị người da trắng xa lánh theo như lời bà tôi kể khi gia đình ngoại tôi còn ở bang Texas.

Lên tới trung học, tôi tìm được, cuộn cùng với giấy khai sinh của tôi và các giấy chứng nhận đã chích ngừa hồi tôi còn bé, một bản tin cắt từ báo Honolulu Star - Bulletin về lễ tốt nghiệp của cha tôi. Ông có dáng nghiêm túc, hình ảnh mẫu mực của một sinh viên đại diện cho châu lục của mình. Trả lời phỏng vấn, cha tôi nhẹ nhàng phê bình nhà trường là tập trung du học sinh vào ký túc xá và ép buộc du học sinh học những giờ tìm hiểu văn hoá Mỹ - theo ông là một sự phân trí đi lệch mục tiêu học tập kỹ thuật thực tiễn mà du học sinh cần. Mặc dù bản thân ông không có vấn đề bị phân biệt, nhưng ông cảm nhận có sự phân biệt ngấm ngầm giữa các chủng tộc và ông dí dỏm bảo đôi lúc chính người “Caucasian – da trắng” là người đứng ở phía đầu nhận thành kiến phân biệt. Tuy nhiên, ông kết thúc trên một nốt nhạc vui qua câu: Một điều mà các quốc gia khác có thể học hỏi từ Hawaii là các chủng tộc cùng chung sức cho sự phát triển chung, một điều mà ông thấy là người da trắng ở các nơi khác hiếm khi chịu làm.

Tuy nhiên bài báo không hề nhắc đến mẹ tôi và tôi. Tôi không hỏi và mẹ tôi cũng không tự nói tại sao lại như vậy. Tôi tự hỏi phải chăng vì ngay từ lúc ấy cha tôi đã chuẩn bị xa mẹ con tôi dài lâu. Hoặc vẻ oai phong của cha tôi khiến người phóng viên ngại hỏi các chuyện riêng tư cá nhân; hoặc cũng có thể ban biên tập quyết định chuyện riêng không phải là đề tài bài báo. Tôi cũng tự hỏi liệu việc không nói đến mẹ con tôi có khiến cha mẹ tôi cãi nhau không?

Tuy nhiên tôi không hỏi vì lúc ấy tôi còn quá nhỏ để nhận ra là tôi có cha vẫn còn sống, cũng như là còn quá nhỏ để nhận ra là tôi cần có chủng tộc. Tôi chỉ cảm nhận là trong một khoảng thời gian sáu năm ngắn ngủi, dường như cha tôi đã bị mê hoặc, y như mẹ tôi và ông bà ngoại tôi, bởi tôi và tôi đã chiếm chỗ các giấc mơ của tất cả mọi người, cho dù về sau này sự mê hoặc đó có phần nào bị phá vỡ, và thế giới mà cha mẹ tôi từng nghĩ đến rời bỏ đã lôi kéo mỗi người quay về.

Mẹ tôi

Đường đến đại sứ quán Mỹ đông nghẹt. Tài xế xe taxi vất vả tránh một gia đình – cha mẹ con trai và con gái – chở nhau trên chiếc xe gắn máy. Lưu thông trở nên thoải mái hơn khi ra tới xa lộ. Xe taxi đỗ chúng tôi trước cổng đại sứ quán. Hai người lính thuỷ quân lục chiến đứng gác nơi cổng gật đầu chào chúng tôi. Trong sân đại sứ quán, tiếng ồn ào ngoài phố được thay thế bởi tiếng kéo tỉa cây cảnh. Sếp của mẹ tôi là một người da đen tóc xoăn tít có điểm bạc nơi thái dương. Bên cạnh bàn làm việc của ông là một cây cọc có cắm lá quốc kỳ nước Mỹ. Ông chìa tay ra bắt tay tôi thật chặt và hỏi: “Sao rồi, chàng trai?”. Ông thơm mùi thuốc giữ ẩm sau khi cạo râu và cổ sơ mi trắng của ông được hồ cứng như thể cứa vào cổ ông. Tôi đứng nghiêm trong khi báo với ông các kết quả học tập của tôi. Máy lạnh khiến phòng làm việc mát lạnh và khô ráo như đang ở trên đỉnh núi: làn gió mát và trong lành của sự ưu đãi.

Mẹ ông là Ann Dunham, người Wichita, bang Kansas, Mỹ

Trao đổi xong, mẹ tôi cho tôi ra phòng dùng làm thư viện trong khi bà đi làm việc. Tôi đọc xong quyển truyện tranh tôi mang từ nhà đến rồi leo lên ghế đọc tựa các quyển sách xếp trên giá sách. Phần lớn các sách không mấy hấp dẫn một đứa bé trai lên 9 tuổi như tôi – báo cáo của ngân hàng Thế giới World Bank, khảo sát địa chất, kế hoạch phát triển trong 5 năm, v.v. Tuy nhiên, ở một góc phòng tôi thấy các số tạp chí Life xếp gọn gàng trong các hộp nhựa trong. Tôi lật qua các trang quảng cáo. Bỗng tôi thấy một bài phóng sự có kèm hình và tôi nhìn vào hình thử đoán xem chủ đề là gì trước khi đọc tựa đề bài báo. Có hình những đứa trẻ người Pháp đang chạy chơi trên các đường phố trải sỏi: đây là một cảnh vui vẻ về trò chơi trốn tìm trên đường về nhà sau giờ học, gương mặt tươi cười nói lên sự tự do. Có hình một phụ nữ người Nhật đang bế một đứa con gái nhỏ trần truồng: tấm hình thật buồn vì bé gái như bị bệnh, đôi chân còng queo, đầu yếu ớt rũ ra sau, xa rời bầu vú mẹ, nét mặt bà mẹ như nhăn nhúm lại vì đau khổ, như thể bà đang tự trách mình…

Cuối cùng tôi thấy hình một người đàn ông già hơn mang kiếng đen và mặc chiếc áo khoác đang đi trên một con đường trống vắng. Tôi không thể đoán ra chủ đề của bức ảnh là gì; dường như không có gì bất thường về bức hình này. Sang trang kế tiếp có một tấm hình khác, tấm này chụp cận cảnh đôi bàn tay của người đàn ông trong tấm hình trước. Chúng có màu xanh tái kỳ lạ, không tự nhiên, như thể máu đã bị hút hết. Nhìn trở lại tấm hình trước, tôi nhận ra người đàn ông tóc xoăn, môi dày, mũi tẹt và tất cả đều mang màu xanh tái như đôi bàn tay.

Tôi nghĩ chắc người đàn ông này đang bị bệnh rất nặng. Có thể đây là một nạn nhân bị nhiễm phóng xạ hoặc một người bị bạch tạng – trước đấy mấy ngày tôi có gặp một người như vậy trên phố và mẹ tôi đã giải thích cho tôi hiểu bạch tạng là da bị mất sắc tố. Nhưng khi tôi đọc chú thích hình thì không phải vậy. Bài báo giải thích là người đàn ông đã được điều trị với chất hoá học để làm sáng màu da của ông ta. Ông ta đã phải trả một khoản tiền lớn cho việc trị liệu này vì mong muốn mình có được nước da giống người da trắng. Nhưng kết quả chỉ có nước da xanh tái vĩnh viễn này. Có hàng ngàn người giống như ông ta – tiền mất tật mang – họ đều là những người đàn ông và những phụ nữ da đen tại nước Mỹ nghe theo những lời quảng cáo cố tìm cách đổi màu da cho giống người da trắng.

Tôi cảm thấy mặt và cổ tôi phừng nóng. Ruột gan tôi quặn thắt, mắt tôi nhoà đi. Mẹ tôi có biết chuyện này không nhỉ? Còn ông sếp của mẹ nữa – tại sao ông ta lại bình thản như vậy, ngồi đọc các bản báo cáo trong phòng làm việc cách phòng thư viện này không bao xa? Tôi như muốn nhảy dựng lên đưa cho mẹ tôi và sếp của mẹ đọc điều tôi vừa đọc được, và hỏi câu giải thích. Nhưng có gì đó níu kéo cản tôi. Như đang trong mơ, tôi không có lời nào trấn an nỗi lo sợ mới được tôi nhận thức. Kịp đến khi mẹ tôi đến đón tôi về nhà, tôi đã có thể mỉm cười với bà và những tờ báo đã được tôi xếp trở lại đúng chỗ. Căn phòng, không khí trong phòng vẫn tĩnh lặng như cũ.

Vào lúc ấy, chúng tôi – mẹ tôi và tôi – đã sống ở Indonesia được ba năm. Trước đó mẹ tôi quen với một nam sinh viên – Lolo – người Indonesia và theo học đại học Hawaii. Tôi cũng quý mến ông này và khi được lệnh về nước ông đã hỏi cưới mẹ tôi, ông bà ngoại, mẹ tôi và tôi đều đồng ý và thế là mẹ tôi và tôi theo Lolo về Indonesia.

Lolo thương tôi như con ruột và quan hệ giữa mẹ tôi và Lolo rất tốt cho đến khi em gái Maya của tôi được sinh ra, cho đến khi mẹ tôi chia tay Lolo, cho đến 10 năm sau khi mẹ tôi giúp Lolo sang Mỹ chữa bệnh ung thư gan, căn bệnh đã giết ông ở tuổi 51. Mẹ tôi không hề coi những người Mỹ huênh hoang mình đã mua chuộc được giới chức này giới chức nọ để đạt được những hợp đồng béo bở là người mình, bà cũng không cùng phe với những bà vợ của những người này, kênh kiệu than vãn về những người dân bản xứ giúp việc nhà cho họ. Trái lại, mẹ tôi luôn khuyến khích tôi nhanh chóng tiếp thu văn hoá Indonesia: việc tiếp biến văn hoá này khiến tôi tương đối chấp nhận hoàn cảnh gia đình kinh tế eo hẹp, không đòi hỏi nhiều, và cực kỳ lịch sự so với những đứa trẻ Mỹ khác. Mẹ tôi đã dạy tôi coi thường thái độ ngu dốt và hợm hĩnh đã quá thường xuyên là đặc tính của người Mỹ sống ở hải ngoại. Nhưng dần dần bà đã học được, cũng như Lolo đã học được, vực sâu hỗn độn tách biệt những cơ hội trong cuộc sống một công dân Mỹ có thể có được so với một công dân Indonesia. Và bà biết rõ bà muốn con trai bà đứng về phía nào. Tôi là một công dân Mỹ và bà quyết định là cuộc sống thật sự của tôi với những cơ hội cuộc sống mang đến cho tôi không phải ở Indonesia mà ở Mỹ…

Dượng tôi

Ngày nọ tôi đi học về mặt mày tím bầm vì bị bạn đánh. Thấy vậy, Lolo đã dạy tôi đánh bốc. Tôi nhìn những vết sẹo trên bắp chuối Lolo và hỏi:

- Sao dượng bị sẹo vậy?

- Đỉa cắn khi dượng ở New Guinea.

Tôi sờ tay vô những vết sẹo lủng sâu, da những chỗ đó nhẵn thín, lông không mọc được, và hỏi tiếp:

- Có đau không, dượng?


Barack Obama cùng cha dượng Lolo Soetoro, em gái Maya Soetoro và mẹ Ann Dunham

- Dĩ nhiên là đau. Nhưng đôi lúc mình không được quyền nghĩ đến cái đau mà tập trung vào nghĩ phải theo hướng nào để thoát.

Tôi liếc mắt nhìn Lolo, và bỗng nhận ra là chưa hề thấy ông tâm sự hoặc nói lên cảm xúc của mình. Và tôi buột miệng:

Barack Obama cùng cha dượng Lolo Soetoro, em gái Maya Soetoro và mẹ Ann Dunham

- Dượng có bao giờ thấy một ai bị giết chết không?

Ông liếc nhìn xuống tôi, ngạc nhiên.

Tôi lặp lại câu hỏi:

- Có không dượng?

- Có!

- Có đổ máu không?

- Có!

Tôi suy nghĩ một lát rồi hỏi tiếp:

- Tại sao ông ta bị giết chết?

- Tại vì ông ta là kẻ yếu!

- Chỉ vậy thôi sao?

Lolo nhún vai đáp:

- Thường chỉ thế là đủ. Kẻ mạnh thường hiếp đáp kẻ khác. Cũng như các cường quốc vậy, kẻ mạnh chiếm đất của kẻ yếu. Bắt kẻ yếu làm việc cho mình. Thậm chí cướp vợ của kẻ yếu nếu cô ta xinh đẹp.

Lolo ngừng nói, nhấp một ngụm nước, rồi hỏi tôi:

- Con thích làm kẻ nào?

Tôi không trả lời, Lolo nheo mắt nhìn trời, cuối cùng, ông đứng dạy và bảo tôi:

- Tốt hơn nên là kẻ mạnh. Nếu con không thể mạnh thì hãy sáng suốt và hoà hoãn với kẻ mạnh. Nhưng tốt nhất vẫn nên là kẻ mạnh. Luôn luôn như vậy.

Từ trong nhà, bên bàn giấy trên đầy tài liệu, mẹ tôi nhìn Lolo và tôi, bà tự hỏi chúng tôi đang nói chuyện gì. Chắc lại chuyện của đàn ông: bạo lực và máu me. Hoặc bàn về ăn uống. Bà bật cười khi nghĩ đến đó.

Nhưng bà chợt ngừng vì ý nghĩ đó không mấy công bằng. Bà thật sự cám ơn Lolo đã coi tôi như con ruột. Bà biết là bà đã may mắn gặp Lolo, một người có tâm địa tốt. Bà nhìn tôi đang tập hít đất và nghĩ: con lớn nhanh thật. Bà chợt nhớ đến ngày đầu mới đến Indonesia. Bà chỉ mới là một bà mẹ trẻ 24 tuổi có con riêng và đến đất nước này để lấy một người chồng mà quá khứ của anh ta bà không hề biết, quê hương của anh ta thì chỉ biết chút chút qua sách vở báo chí. Tất cả những gì bà có là tấm hộ chiếu công dân Mỹ, và đã nhận ra là mình đã ngây thơ biết chừng nào vào lúc đó. Ngây thơ vì không nhận ra nếu không gặp người tử tế như Lolo thì mọi chuyện sẽ tồi tệ, tồi tệ hơn nhiều. Indonesia là một nước nghèo, kém phát triển, hoàn toàn xa lạ. Những điều này bà đều biết và bà đã chuẩn bị tinh thần để sống chung với chúng. Chúng chỉ là những bất tiện thông thường trong cuộc sống. Coi yếu đuối nhưng bà có tính rất kiên cường, dù bà không biết là mình kiên cường. Ngoài ra, cũng chính những điều xa lạ này đã lôi cuốn bà đến với Lolo sau khi Barack, chồng cũ của bà bỏ đi: đó là sự hứa hẹn của một miền đất mới và quan trọng, đó là giúp chồng mình tái thiết quê hương tại một nơi mà gia đình nhỏ của bà sống độc lập, không dựa vào cha mẹ.

Nhưng điều bà không được chuẩn bị đó là sự cô đơn. Thành thật mà nói Lolo rất tốt, luôn cố gắng cung cấp cho bà những tiện nghi mà ông có thể sắm được. Nhưng ông đã trở thành một con người khác so với hồi ở Hawaii. Ông không còn kể là cha và anh mình đã chết khi còn trong đội quân cách mạng chiến đấu giành độc lập từ tay thực dân Đức. Ông không còn tâm sự là mẹ ông đã phải bán trang sức ngày cưới để mua thức ăn cho con. Ông không còn sôi nổi chia sẻ về những dự định xây dựng quê hương của mình, về việc mình sẽ trở thành một giảng viên đại học, là một phần đóng góp làm thay đổi quê hương nay đã độc lập của mình.

Sukarno, người nổi lên như một kẻ chiến đấu giành tự do và cũng là tổng thống đầu tiên của Indonesia vừa mới bị thay thế. Người ta đồn rằng đó là do một cuộc đảo chính không đổ máu, và người dân chấp nhận chuyện ấy vì Sukarno đã trở nên ngày càng tham nhũng, trở thành một nhà thuyết giáo, độc tài, thân cộng.

Tất cả những điều này, mẹ tôi biết được qua bạn bè người Indonesia của bà, qua những lời bình phẩm của những doanh nhân Mỹ trong những bữa tiệc mà họ mời Lolo và bà đến dự. Một người anh em họ của Lolo, một bác sĩ nhi khoa, khi bị bà vặn hỏi đã kể là ngay khi về đến phi trường, Lolo đã bị quân đội bắt và tra hỏi, sau đó bị chuyển đến rừng hoang vu New Guinea trong suốt một năm. Và thế còn là may mắn hơn những sinh viên và du học sinh khác bị bỏ tù. Hoặc thủ tiêu. Những chiến dịch đẫm máu được nhà nước tung ra để đàn áp khuynh hướng đổi mới, hiện đại hoá đất nước. Tham nhũng tràn lan trong giới chức chính phủ, cảnh sát và quân đội lùng sục, toàn bộ ngành công kỹ nghệ nằm trong tay gia đình nhà Sukarno và quần thần.

Một hôm, trên phố dành riêng cho các gia đình giới chức ngoại giao và các tướng lĩnh sống trong những ngôi biệt thự bảo vệ sau những hàng rào sắt, bà thấy một phụ nữ đi chân đất, quần áo rách rưới, đang xin ăn một số người ngồi trên một chiếc Mercedes. Một ai đó trong xe ném một nắm bạc cắc cho bà ăn xin. Con người khốn khổ này chạy đuổi nhặt những đồng bạc cắc trong lớp bụi mờ mà bánh xe chạy làm tung lên.

Mẹ tôi lạnh người nhận ra: quyền lực. Ở Mỹ, quyền lực thường được giấu, trừ phi ta moi nó lên khi ta đến thăm một trại định cư dành cho người da đỏ hoặc khi ta trò chuyện với một người da đen tin ta. Nhưng ở đây quyền lực hoàn toàn phơi bày ra, không che giấu, trần trụi, luôn hiện diện trong trí mọi người. Quyền lực đã chộp lấy Lolo và quăng ông vào con đường định sẵn mà ông đã từng hy vọng thoát được khi sang Mỹ, đã làm ông cảm nhận được sức mạnh của nó, đã khiến ông phải hiểu và chấp nhận cuộc đời của ông không là của ông, không do ông quyết định.

Chính vì vậy mà mẹ tôi quyết định tôi phải tiếp tục là công dân Mỹ. Vì vậy, việc đầu tiên là tôi phải có học vấn ngang bằng trẻ con Mỹ. Do kinh tế eo hẹp – Lolo làm nhà địa chất chuyên về cầu đường, mẹ tôi dạy tiếng Anh tại đại sứ quán – nên không đủ tiền cho tôi vào các trường quốc tế. Thế là sáng sáng tôi phải thức dậy sớm để hai mẹ con cùng học với nhau trước khi mẹ tôi đi làm và tôi đến trường.

Y tế cũng là một vấn đề. Có một lần tôi bị hàng rào kẽm gai cào rách da thịt chảy máu tưởng chết. Các y bác sĩ bệnh viện, tuy rất dễ thương, nhưng vẫn đủng đỉnh. Mẹ tôi nhận ra: tuy người Indonesia rất hiếu khách nhưng lại tin vào số phận, định mệnh, nên chết hay sống là do số phận chứ không phải do cấp cứu nhanh hay chậm.

Chính những vấn đề này – quyền lực và quan điểm sống – quan trọng hơn cả học vấn và y tế, đã khiến mẹ tôi luôn nhắc tôi trong giờ học: “Nếu con muốn thành nhân thì con cần phải có tư cách, có một số giá trị nhân bản”. Lương thiện: không nên trốn thuế bằng cách giấu đi các đồ đạc phải đóng thuế cho dù cả người chủ lẫn người đòi thuế đều biết chuyện giấu giếm này. Công bằng: cha mẹ giàu có không nên mua chuộc thầy cô để con mình được điểm cao. Nói thẳng: nếu mình không thích cái áo được tặng thì cứ nói thẳng ra chứ không lặng lẽ cất cái áo vào tủ. Phán đoán độc lập: không về hùa với những đứa trẻ khác đang trêu chọc một ai đó vì kiểu tóc của nó.

Như thể là sau khi đi xa cả nửa trái đất, tách biệt lối sống đạo đức giả, mẹ tôi mới kịp để các giá trị sống ở thế giới phương Tây trong quá khứ của bà trỗi dậy và nung nấu. Nhưng bà không thể lý giải cho tôi hiểu vì tôi còn quá bé. Trong việc này bà chỉ có một đồng minh duy nhất: cha ruột tôi. Vì vậy bà luôn nhắc tôi nhớ chuyện của ông, ông đã lớn lên tại một đất nước nghèo như thế nào, cuộc sống của ông rất cực khổ, ít nhất cũng cực như Lolo. Nhưng ông không hề sống khoan nhượng, lệch lạc, lợi dụng mọi thủ đoạn. Ông luôn sống ngay thẳng, tuân theo những nguyên tắc đòi hỏi một thứ gan dạ khác thường tình, những nguyên tắc hứa hẹn một quyền lực mạnh hơn, cho dù những nguyên tắc này có thể bắt ông phải trả giá. Và mẹ tôi quyết định tôi phải noi theo gương cha tôi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama

    09/11/2015Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008...
  • Tôi có một ước mơ

    18/11/2008Mục sư Martin Luther King (Mỹ)Bài diễn thuyết này được Martin Luther King đọc vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 cho hơn 25 vạn người nghe tại thành phố Wasington. Nơi diễn thuyết là trước cửa nhà tưởng niệm Lincoll...
  • Bình luận về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2008

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần BạtNước Mỹ là một vấn đề của thế giới, nó ảnh hưởng một cách trực tiếp, một cách sống còn trước hết đến nền kinh tế thế giới và sau đó là ảnh hưởng đến các khuynh hướng chính trị của thế giới. Đấy là một thực tế khách quan, bất chấp việc chúng ta thích hay không thích nước Mỹ, thích hay không thích tổng thống mới của nước Mỹ thì chúng ta cũng buộc phải nghiên cứu chuyện này.
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Hy vọng táo bạo

    12/11/2008Trong khi tại Mỹ, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vừa đánh dấu tên tuổi mình vào lịch sử nước Mỹ thì tại Việt Nam, cuốn sách Hy vọng táo bạo của ông cũng vừa được ấn hành. Tác phẩm thể hiện sự táo bạo của Barack Obama trong cách nhìn nhận những vấn đề của nước Mỹ...
  • Từ "hiện tượng Obama" đến những chuyển biến mang tính thời đại

    09/11/2008GS Tương Lai"Hiện tượng Obama không chỉ là một sự kiện của một quốc gia dù cho đó là một siêu cường, mà là một hiện tượng mang tầm vóc nhân loại ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với những biến động dồn dập." - GS Tương Lai nhận xét.
  • xem toàn bộ