Nồi bánh tét đêm 30

11:08 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Hai, 2015

Nồi bánh sôi lục bục và lửa tàn dần. Đó là dấu hiệu cho biết bánh đã chín. Chị Lam vớt bánh ra rổ, phơi sương cho nguội, đặt mấy chiếc bánh chưng chay vào đĩa để cúng Phật, và chúng tôi cùng sắp đón giao thừa.

Một cơn gió lạnh thổi qua làm những chiếc lá cuối cùng rơi xuống mặt đường. Ở Huế, như một thói quen của trời đất, chiều 30 Tết, trời tạnh ráo và đến sáng mùng 1 mới đổ mưa phùn. Những cơn mưa mà sợi mưa mỏng bằng sợi chỉ, và kéo dài đến giữa tháng riêng. Trời mưa không ướt áo, người ta chỉ cần rũ áo như rũ bụi và rung tóc nhẹ nhàng như làm cho hương phấn bay đi. Thật ra, đấy chỉ là một thứ hơi nước vừa đọng lại khi gặp khí trời lạnh giá. Và ở Huế, những thiếu nữ thường chờ đợi mưa phùn như chờ đợi một nỗi lòng.

Dạo ấy, cứ mỗi chiều 30 Tết, cả gia đình chúng tôi lại tụ họp trên sân ga: tôi, từ Sài Gòn ra đến Tuy Hoà có hai chị em Lam – Thương đứng chờ tàu; rồi đến ga Huế, có ba mẹ tôi từ Đà Nẵng ra và còn chờ em Phan sắp kết thúc đêm văn nghệ ở Trường Quốc học. Mẹ tôi cùng hai chị em Lam – Thương đã về trước để lo buổi giỗ ông bà vào cuối năm; còn tôi và ba tôi để em Phan xong việc cùng về sau.

Khi chúng tôi về đến nhà thì hai chị em cũng lo gần xong mâm cơm tất niên cúng ông bà. Sau đó, Lam – Thương bắt tay ngay vào việc gói bánh tét cuối năm.

Tất cả đều đã sẵn sàng: nếp và nhân đậu xanh từ Đà Nẵng mang ra, lá dong được hái từ Tuy Hoà. Phan đi khiêng ba hòn đá để bắc bếp, còn chị Lam mang ra chiếc thùng sắt tây dùng nấu bánh; củi thì đã có sẵn do mẹ ghé mua ở một nhà quen ngay cửa Đông Ba. Tôi nhóm lửa lên, đun củi vào, đổ nước vào thùng chất đầy bánh thế là xong việc. Ba mẹ tôi loay hoay trong nhà lo bữa giỗ và tiệc cúng giao thừa, còn bốn chị em tôi ngồi quây quanh bếp lửa kể chuyện Tết và chờ bánh sôi.

Chị Lam mở đầu:

- Nồi bánh chiều 30 Tết là một nét văn hoá của gia đình ta, nên mặc dù nhiều việc phải làm, chúng ta vẫn không thể mất đi tục lệ nấu bánh tét ngày Tết, một nét văn hoá đầy chất Huế của một gia đình thường vẫn sống tha phương của chúng ta. Thôi, bây giờ ai có gì vui đem ra kể. Ta còn mấy tiếng nữa sẽ cúng giao thừa.

Phan hăm hở nhất trong bọn, bắt đầu ngay. Phan nói về màn kịch “Gặp bố ông Táo” ở Trường Quốc học đầy tính chất cập thời, trong đó có việc Phan đóng làm thượng đế, ra lệnh cho quỷ đầu trâu mặt ngựa xuống chỗ khán giả áp giải ông Hiệu trưởng Trường Quốc học lên sân khấu. Cụ Đinh Qui thường ngày rất nghiêm, bây giờ sẵn sàng sắm vai. Ông hiệu trưởng đứng chàng ràng trước mặt Phan, Phan hò hét:

-Quỳ xuống! Quỳ xuống!

Ông hiệu trưởng vâng lời, khán giả cười vang…

Thương thì kể lại chuyện mẹ chăm lo cho ba trong dịp Tết Trung thu. Nguyên là ba theo việc xe lửa ở Đà Nẵng. Mẹ ở nhà coi nhà, lo buổi tiệc Trung thu để cha ở nhà uống trà với bạn, vì tính ba thích làm thơ cổ và xướng hoạ với bạn. Nhà có trồng mấy chậu tiểu quỳnh nở đúng vào dịp này và cây ngọc lan ở trước cổng nở đầy hoa thơm ngát cả khu sân như thôi thúc mẹ rằng tết Trung thu sắp đến. mẹ còn làm bánh trái đào bằng bột đậu xanh nhúng vào đông sương, rồi ghép vào cành đào trông giống hệt để trên bàn. Chính món bánh trái đào này của mẹ đã đoạt giải nhất trong hội thi làm bánh tiết Trung thu của phụ nữ Huế; từ đó, món bánh trở thành món quà được khen ngợi của mẹ dành cho ba đón bạn.

Nồi bánh sôi đã lâu. Chúng tôi vẫn ngồi bên bếp lửa. Một đợt gió thổi qua khiến không khí đêm cuối năm lạnh hơn. Chị Lam và em Thương lấy thêm áo ra khoác. Những bộ đồ mới may đều để dành “khai mạc” đúng ngày Tết, còn bây giờ các cô vẫn mặc đồ cũ. Chị Lam đun thêm củi vào bếp, cho thêm nước vào thùng và hướng câu chuyện bên bếp lửa đêm giao thừa vào chuyên đề chuyện ăn trộm. Tôi bắt đầu:

- Ở Huế, người ta biết có một mẫu trộm, gọi là “trộm tài danh”, rất nổi tiếng, vào nhà nào là nhà ấy sạt nghiệp. Của giữ chặt mấy cũng không thoát khỏi tay trộm tài danh, cả nhà nước cũng phải sợ nó. Tiêu biểu trong vụ này có hai vụ được lưu truyền. Thứ nhất là vụ mất trộm ở tháp chùa Linh Mụ. Tháp Linh Mụ to, đồ sộ, gồm 7 tầng; mỗi tầng thờ một vị cổ Phật (Phật xuất hiện trước Phật Thích Ca) có tượng bằng vàng. Để mở được cửa tháp vào trong, cần đúng ba chìa khoá: một chiếc do chùa giữ, chiếc thứ hai do bộ Lễ (Nam triều) giữ và chiếc thứ ba do Toà Khâm chính quyền Pháp giữ. Ấy vậy mà một sáng đẹp trời, tất cả tượng Phật ở 7 tầng không cánh mà bay. Ai có thể mở được cửa tháp để lấy tượng Phật? Dân gian bảo rằng: “Còn ai nữa nếu không phải là ăn trộm tài danh”.

Vụ thứ hai xảy ra ở cửa Ngọ Môn. Đây là cửa chính của hoàng thành, quay mặt về phía Nam theo nguyên tắc “ Quân tử nam diện” ( ý nói vua phải quay mặt về nam để trị thiên hạ).

Trên đỉnh cửa thành này có hai chữ “Ngọ Môn” bằng vàng chói lọi cũng biến mất, không ai biết nữa, nếu không là “ăn trộm tài danh”! có điều, cho đến bây giờ, nước ta đã bắt được rất nhiều ăn trộm, nhưng không ai có dịp nhìn thấy trộm tài danh.

Một chốc trở thành thiêng liêng, người ta không dám nói to, thường doạ nhau khi nhắc đến nó.

Câu chuyện cứ thế diễn ra trong không khí lành lạnh. Đã vào giữa đêm, cái lạnh được cảm nhận rõ hơn. Tuy nhiên, tiết trời vẫn khô ráo với những cơn gió và mưa phùn vốn xuất hiện vào dịp tết, lúc ấy người ta đi ra ngoài không phải mặc áo mưa, và người ta đi thành từng nhóm nhỏ, đầu sát vào nhau để tâm sự. Vì thế, mùa xuân bao giờ cũng vui và thân thiện hơn mùa đông. Nhà cậu tôi có một cây mai vàng vẫn nở hoa đúng ngày Tết. Cứ đến sáng mùng 1, nó laị đứng ở góc sân, sặc sỡ như sắc áo hoàng hậu, cả cây nở thành một đoá hoa (toàn thụ khai thành nhất đoá hoa). Vẫn cứ thế trong dịp mùa xuân cánh hoa đổ xuống thành một vòng tròn trên cỏ khác nào một bông hoa vừa mới nở. Người chơi hoa bảo rằng đó là hoa mai nở lần thứ hai trên mặt đất.

Bếp lửa lắng dần và chị Lam tiếp theo chuyện trộm bằng vài đồng dao và chị sưu tầm được trên một tờ báo Phong hoá còn sót lại đâu đó trong những đống báo cũ. Bài này được chị chép lại trong cuốn sổ tay dùng làm tài liệu dạy học. Đây là một trò chơi trẻ con rất thích.

Thường vào đêm cuối năm, trẻ con năm, bảy đứa trong xóm họp thành một toán đến các nhà gõ cửa và đứa đi đầu đọc bài thơ này bằng một điệu ngâm thơ dân gian, coi như lời chúc Tết cuối năm. Chủ nhà hân hạnh cảm ơn cả nhóm, tặng họ một ít tiền rồi cả toán kéo sang nhà khác.

Chúng tôi im lặng nghe chị Lam đọc:

Xúc xắc xúc xẻ

Còn đèn còn lửa

Mở cửa cho chúng tôi vào

Bước lên giường cao

Có con rồng ấp

Bước xuống giường thấp

Có con rồng chầu

Bước ra nhà sau

Gặp ông Đỗ Thận

Ông còn lận đận

Dạy chị đăng xinh…

Bài khá dài và chị Lam hạ giọng những câu cuối:

Tôi ngồi xó tối

Tôi đối một câu:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Tre nêu tràng pháo bánh trưng xanh.

Nồi bánh sôi lục bục và lửa tàn dần. Đó là dấu hiệu cho biết bánh đã chín. Chị Lam vớt bánh ra rổ, phơi sương cho nguội, đặt mấy chiếc bánh chưng chay vào đĩa để cúng Phật, và chúng tôi cùng sắp đón giao thừa. Tôi cũng đứng lên, vào trong nhà thay quần áo mới, cùng em Phan chắp tay đứng một bên kính cẩn, trong lúc ba chúng tôi làm lễ cúng giao thừa và lễ bái gia tiên.

Đến nay, tuy đã sống gần hết cuộc đời, nhưng buổi chiều cả nhà đoàn tụ sau một năm xa cách, giống như một gánh hát chèo ăn ở tạm bợ, và cái bóng hoa mai vàng trên cỏ bên nhà cậu, vâng, buổi chiều ấy và bóng hoa ấy cứ theo mãi suốt tuổi trẻ của tôi. Ôi ! tuổi trẻ của tôi, nó có gì đâu, cũng chỉ là cái nhà tranh nhỏ bé ấy, cái xóm nhà đơn sơ nơi con hẻm trong thành nội; cũng chỉ bếp lửa của nồi bánh tét đêm cuối năm thôi sao mà trở thành những điều sâu thẳm đến thế, luôn vang lên một âm hưởng thân thương, giúp chúng tôi vượt qua bao nỗi sóng gió còn lại của đời người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện lo tết thời bao cấp

    22/01/2020Ngô MinhKhông hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Một lần gói bánh chưng

    18/02/2015Phan Thị Vàng AnhKhi con đã lớn, tôi quyết định gói bánh chưng. Khi con còn bé quá, việc "biểu diễn" của gói bánh là không có tác dụng. Nay thằng bé đã có thể cùng rửa lá, đong gạo, nhặt củi, tôi quyết định một cách rất thực dụng: đã đến thời điểm...
  • Thư của một nông dân

    14/05/2014Phan Cẩm ThượngTôi thuộc về một nền văn hoá khác, lạc lõng trước dòng chảy hào nhoáng của cuộc sống công nghiệp. Một nền văn hoá đang tàn lụi, đang trở lại với ông bà, không có cách gì ngăn được. Có lẽ không còn lâu nữa chuyện về người nông dân Bắc bộ chỉ còn giống như trong chuyện cổ tích và truyền thuyết...
  • Mứt nỗi buồn đại trà

    09/02/2010Công ThắngKhông biết dì Út tôi học từ lúc nào mà làm mứt, nấu chè ngon có tiếng ở cái thị xã nhỏ miền Trung quê tôi. Bởi vậy, mỗi mùa Tết, không đợi ai mở lời, dì Út cũng hăng hái ôm hết cái khoản cung cấp mứt cho cả đại gia đình.
  • Sống chậm

    05/02/2010KTS Nguyễn Trường LưuTrong cuộc sống, mọi người đua nhau phải nhanh hơn. Từ làm nhanh, đi nhanh, ăn nhanh… đến “sống nhanh”, tất cả đều bị tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ thúc giục và gây sức ép. Và, cái gì chậm lâu nay vẫn mang một nghĩa xấu như: chậm hiểu, chậm chạp, chậm tiêu…
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Khoa học “Tết”

    23/01/2009Nguyễn Chính TâmCó lẽ vì tính tham gia với số lượng đông thành viên cộng đồng, mà “Tết” luôn được xem như một hiện tượng đầy thú vị cho giới nghiên cứu. Trên căn bản ngày Tết, hay thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một quy ước mang tính định chế, quy ước này lại có thể dẫn giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Một giấc Xuân

    22/01/2009Lữ Ân – Hoàng HuyNhiều khi Tết bắt đầu bằng những điều đơn sơ của ngày thường được nâng cấp lên một chút. Nửa đêm về sáng, mùi cà phê bay vào tận nơi tôi ngủ, dậy mùi thơm lừng. Cà phê thì ngày nào ba chẳng dậy sớm để nấu nước pha một phin để uống. Nhưng hôm nay nó là mùi cà phê Moka của tiệm Đồng Xương, một tiệm cà phê lâu đời ở gần ngã tư Phú Nhuận.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • xem toàn bộ