Nói thêm về Nhân Quả

09:08 SA @ Thứ Sáu - 01 Tháng Mười Một, 2013
Nhân Quả về phương diện vật lý từ 4 quy luật : lượng đổi chất đổi, bảo toàn vật chất và năng lượng, phủ định của phủ định, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Nhưng Nhân Quả NhânGian thì :

1. Thân mỗi người gồm : Thể (quá khứ) , Tâm ( hiện tại ), Thần ( tương lai ), từng giây phút sống đều hội vào cả Ba Thì đó, xuyên kiếp...

2. Cách của mỗi người đi vào Hành ( hoạt động ) Sinh ( cách sống ), Hỗ ( tương tác ) với Thiên địa Nhân, quán xuyến là Chính Đạo chỉ có Ba từ : Chân Thiện Mỹ… và Nhân Quả Nhân Gian.

Nhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!

Luật nhân Quả vốn là chủ thuyết của Đạo Phật.

Thực ra căn cơ, hiện tượng của Luật này dễ dàng tìm được các Chứng nghiệm trong sự vật hiện tượng mang tính ‘vật lý’ diễn ra trong đời sống ngắn hạn của nó với các yếu tố tự thân và với môi trường bên ngoài. Ví dụ

‘trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả’ / ‘oan oan tương báo, oán oán tương phùng’/ ‘Ác giả ác báo’ / Phá rừng thì lũ lụt hoành hành bất thường…. Còn luôn là một nghi vấn trong dài hạn của đời người, đặc biệt là hành vi của từng người lại gắn với hệ thống xã hội mà họ đã góp phần tạo ra, trong đó sự vụ lợi nhờ hệ thống đó là không công bằng ( ví dụ sao tham nhũng nhiều đến thế, tội ác cao như núi mà vẫn được vinh thân phì gia nhiều đời, được chết êm ái đến như vậy. Trong khi có bao nhiêu người hiền lương lại thiệt thòi, đau khổ đến như thế….. ). Chính vì thế mà Đạo Phật giải thích bằng khái niệm ‘xuyên kiếp’ ngụ ý rằng Quả có thể là rất nhiều đời sau mới chứng nghiệm…

Nhưng Luật Nhân Quả được khẳng định ở hiệu ứng sau :

- Những gì đã xảy ra luôn còn dấu vết để lại. Những gì sẽ xảy ra luôn có dấu hiệu trước về nó

Điều đó được Huy Minh ( tác giả của luận thuyết ‘ nhờ tin học có thể lý giải được Thế giới’ – tôi tạm gọi như vậy ) viết rất chí lý rằng : Điều quan trọng nhất là hiệu ứng trên chỉ được ghi lại trong dòng thông tin-thời gian của Sự vật - hiện tượng (SVHT), có hay không ? Ai ghi ?

Tôi cho rằng, bản thân SVHT theo cách hoạt động của nó, tự ‘thải loại’ ra môi trường chung, ảnh hưởng vào SVHT khác mà làm nên ‘sự ghi nhận lại được’ của hiệu ứng nói trên về chính những gì của SVHT đó đã từng diễn ra, rồi đến một ngày nào có sự cộng hưởng của 4 Quy luật vật lý tôi nêu trên, mà tác động ngược lại SVHT đó, gây ảnh hưởng đến nó…gọi là ‘Nhân Quả’ vậy.

‘Nhân Quả’ theo 4 quy luật vật lý là dễ nhận thấy. Ví dụ với việc trồng Lúa như thế nào , thì ‘Nhân Quả’ nhận thấy trong 3 tháng . Ta đấm vào tường cứng, ngay lập tức thấy Nhân quả làm tay đau liền, bằng chính lực ta đấm!

Nhưng có nhiều kẻ trồng Lúa lười lại được ăn nó hơn người làm chăm, thì Nhân Quả thế nào ? Đấm rất mạnh vào bị bông thì tay ta như không thấy đau, rồi bị bông đó phình trở lại , cũng dường như chả có dấu vết gì, tổn hại gì bởi bị đấm ( như chẳng thấy Nhân Quả gì hết , mãi chưa thấy là sao? )…

Sở dĩ như thế là do việc ‘pha loãng’ hành vi của SVHT này vào môi trường chung và vào SVHT khác xảy ra ở mức độ như thế nào... Kẻ trồng Lúa lười biếng nhưng hành vi ấy bị pha loãng vào muôn điều lao động xấu khác của kẻ khác! Tội lỗi của một quan tham ác bá ( đã không bị trừng phạt lại khiến đời con cháu vẫn được hưởng lợi ) bởi bị pha loãng vào cách quản lý xã hội chung ( ai cũng có một tí can dự…) thì ‘Nhân Quả’ về phương diện xã hội là rất khó nhận thấy

Chưa hết. Một chiếc ô tô đi trước phụt khó bẩn tưởi ( Nhân ) , làm những xe, dòng người đi sau phải nhận lấy độc hại ( Quả ) , trong khi Nó đã vù đi xa về phía trước hưởng không khí trong lành tươi mát...

Thế nên để Nhân Quả là xác thực thì còn cần một cơ chế nữa là ‘ Cách định vị SVHT như đúng là Nó, như Nó đã gây ra, và đòi Nó phải trả giá’ . Nghĩa là quá trình ghi chép, sao bản thông tin như Huy Minh nói có thể bị sai lạc, bị virus phá hủy… Khoa học quản lý gọi là ‘minh bạch, giải trình, đối chứng, quy trách nhiệm pháp lý’…. để xác định đúng mức độ Nhân của từng SVHT dựa trên Quả nó đã gây ra cho Xã hội, lan nhiễm, pha loãng vào môi trường…đồng thời làm rõ tính mục tiêu của hành vi…( trồng lúa để làm gì, tại sao lại đấm, tham nhũng phá hoạt những mục tiêu chung như thế nào….). Bởi vậy Nhân Quả về mặt xã hội có hy vọng được chứng nghiệm ở xã hội để cao pháp luật nghiêm minh và văn minh. Nên pháp luật không ra gì là thất vọng lớn cho Nhân Tâm Xã tắc. ( Đây chính là mục tiêu xã hội của bài viết này )

Tôi mong được anh Huy Minh kiến giải tiếp bằng luận thuyết tuyệt vời của anh !









Cùng với Hiệu ứng nói trên, với đời sống của từng người thì các biểu hiện, việc làm, hành vi từ Quá khứ, Hiện tại và Tương lai luôn hội lại trong từng lát cắt thời gian trong dòng đời sống của họ…đi tiếp…xuyên kiếp…nên tôi có bài thơ :


Luật Nhân Quả trong Nhân Gian

Với bọn tham quan ác bá:
Sống liều bất chấp Đạo Trời
Mất mình vì cố hơn người bon chen
Được nhiều mà cứ giành thêm
Đắm vào oán nghiệt triền miên hại đời
Tạo ra trăm sự rối bời
Sau này muôn kiếp tả tơi đọa đày
Cho dù tránh được hôm nay
Trốn sao cho được lưới dày Nhân Gian
Với người dân Hiền lương:
Tu Tâm, luyện Thể, hoạt Thần
Trí Minh sáng láng trong ngần Vị Lai
Huệ năng qua vạn đúng sai
Chân hành, sinh Thiện, Mỹ đài tọa Sen
Nhân Lành Quả Ngọt báo đền
Lập nên công tích, Thánh Hiền vô vi…
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.