Nỗi lo văn hóa

01:44 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Tư, 2009

Cứ nhìn những lá cờ tổ quốc lộng gió trong thác người tuôn chảy trên đường phố dạo nào khi những cầu thủ thân yêu của họ đem vinh quang về cho đất nước với chiếc cúp vô địch Đông Nam Á sẽ hiểu rằng ở đây không đơn thuần chỉ là niềm tự hào về một chiến thắng trên sân cỏ.

Người hùng của trận đấu, thủ môn Dương Hồng Sơn, đã chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong những người yêu bóng đá và không chỉ có họ. Khi quả bóng vàng được trao cho anh, xã hội biểu tỏ sự tán đồng. Ấy vậy mà phút đăng quang đầy xúc động qua chưa lâu, các báo đã buộc lòng phải lên án hành vi phi thể thao của người hùng từng góp phần đem vinh quang về cho thể thao nước nhà.

Và quả thật “giận thì giận mà thương thì thương”! Đáng thương vì xét đến cùng thì đây là một hành vi bột phát. Nếu đem đặt lên bàn cân giữa những điều mà anh ta đã làm được và những cái mà anh ta gây ra sẽ thấy cần phải ứng xử thế nào với những sai lầm khá phổ biến về hành vi phi thể thao trên sân cỏ và cả ngoài sân cỏ. Vụ đụng độ mới diễn ra ở sân Vinh giữa các cổ động viên của cả hai đội bóng là một ví dụ. Lực lượng bảo vệ đã triển khai dày đặc nhưng vẫn không ngăn chặn được những hành vi bạo lực mang tính côn đồ “quyết đấu” đã được chuẩn bị.

Đâu chỉ vì các lực lượng an ninh và cảnh sát thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm cho dù điều này vẫn cần rút kinh nghiệm. Vấn đề nằm ở chỗ khác thì hãy lấy chuyện “văn hóa vặt trụi” diễn ra trong lễ hội hoa anh đào Nhật Bản năm ngoái đã đưa đến cuộc triển khai lực lượng hùng hậu để phòng sự tái diễn trong năm nay. Chỉ nhằm bảo vệ có mấy gốc hoa anh đào mà phải huy động gần 700 công an, cảnh sát, dân quân... Thế mà rồi, tuy hiện tượng “văn hóa vặt trụi” đã được ngăn chặn nhưng vẫn diễn ra cảnh xô đẩy, chen lấn “thưởng hoa” của nhiều nam thanh nữ tú, thậm chí đẩy ngã cả cụ già để chen được đứng vào chỗ cạnh hoa để có một tấm ảnh đẹp! Quả là nghịch lý trong cách thưởng thức “cái đẹp”!

Phải chăng cần gắn kết những sự kiện đáng xấu hổ nói trên với cả một chuỗi những sự kiện phản văn hóa liên quan đến giới trẻ từ trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt xã hội, đời sống gia đình, diện mạo học đường... để nhìn nhận một cách nghiêm túc và chỉ cho ra nguyên nhân nào đã đẩy tới những cái đáng xấu hổ đó. Nỗi đau của sự xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận của giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ đô thị, không thể chỉ là nỗi đau của những gia đình bất hạnh mà phải là nỗi đau của xã hội. Sự chuyển đổi một mô hình kinh tế, làm khởi sắc một số hoạt động sản xuất và dịch vụ đã khó, song sự chuyển đổi một lối sống, một nếp sống bị xuống cấp sẽ khó hơn nhiều.

Nhìn nhận một sự kiện văn hóa, đạo đức, có thể thấy những nguyên nhân trực tiếp, song thực ra phải nhìn lùi vào bề dày của những hệ lụy do nhiều nguyên nhân đã gây ra. Bề dày đó có khi phải tính bằng độ dài của sự ra đời và trưởng thành của một lớp thanh niên.

Cho nên văn hóa phải đi trước một bước thì mới tạo ra được nền tảng tinh thần của xã hội và đánh giá một hiện tuợng phản văn hóa lại phải lùi lại phía sau nhiều bước thì mới thấu tỏ được nguyên nhân. Có vậy mới đưa ra được giải pháp đúng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản văn hóa" - trách nhiệm là ở người sản xuất, truyền bá

    03/10/2014Nguyễn HòaKhi mà khái niệm "sốc văn hóa" ngày càng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở Việt Nam thì câu hỏi "sốc văn hóa" là gì, "sốc văn hóa" có ý nghĩa như thế nào... lại cần đặt ra và trả lời. Vì chỉ có như vậy, khái niệm này mới được sử dụng đúng với ý nghĩa của nó, nhất là đối với các hiện tượng gây "sốc" mà bản chất của chúng lại là "phản văn hóa"...
  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Lệch chuẩn văn hóa

    15/04/2019Nhà Sử học Dương Trung QuốcMỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.
  • Về cái thời chúng ta đang sống

    14/07/2017Phong LêCái thời ấy thế mà cũng đã hơn 20 năm, trong tên gọi Đổi mới. Dài hơn hai lần chống Pháp. Dài hơn hai lần cả nước chống Mỹ. Hơn hai thập niên đất nước chia cắt... Những thời ấy, có lúc là ngàn cân treo sợi tóc - nhưng cả dân tộc cùng chung lo, cùng chịu đựng, cùng nhất tề xông lên, nhất tề đồng khởi... Còn bây giờ - là trăm mối lo toan. Mỗi biến động lớn nhỏ của đời diễn ra ở quanh ta, hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới là trực tiếp đến với từng ngôi nhà, từng căn hộ, từng cá nhân riêng lẻ. Không bom đạn trên đầu, mà bối rối trong óc và bồn chồn trong lòng. Một cuộc sống sôi sục, cựa quậy trong những chuyển đổi.
  • Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải?

    22/12/2016Nhóm PV SVVNXung đột thế hệ có thể chỉ là một cuộc tranh luận nảy lửa giữa bố mẹ và con cái, nhưng đôi khi cũng có thể là mâu thuẫn đỉnh điểm phải cần đến sự can thiệp của tòa án.
  • Văn hóa và đô thị hóa

    27/03/2016GS. Tương LaiPhải huy động ở mức cao nhất sức mạnh văn hóa, xác định rõ văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Bằng sức mạnh văn hóa ấy mà đến với thế giới, mà hội nhập quốc tế...
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Nhìn về môi trường văn hóa VN

    08/12/2008PGS.TS Hồ Sĩ QuýChưa bao giờ môi trường văn hóa ở VN phong phú và đa dạng, năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói được như thế với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan.
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • Chủ nghĩa chuộng giới trẻ ở phương Tây đã hết thời?

    22/10/2008Lưu Hương Thanh dịchNgười ta từng coi những người đã vào độ tuổi 50 là những kẻ ngoài cuộc vì cho rằng họ không còn tinh thần chiến đấu, không còn sức tiến lên… Thế nhưng thực tế gần đây đã chứng minh ngược lại. Một xu hướng mới đang được hình thành ở các nước phương Tây, mà theo chuyên gia ngành xã hội học người Pháp Francois Dubet thì “lực hút” của xã hội đang được chuyển dần từ thanh niên sang những người ngoại tứ tuần.
  • Bức xúc về những "vết đen" trong cuộc sống hàng ngày

    13/10/2008Dương Hồng Thanh“Vụ Vedan thì người ta có thể định giá được mức độ thiệt hại là bao nhiêu tỉ, bao nhiêu thời gian để khôi phục nguyên hiện trạng. Nhưng những vụ đầu độc về văn hóa tôi tin rằng chẳng thể tính được và không biết khôi phục nhân cách sống cho một thế hệ thanh thiếu niên thì mất bao lâu”?
  • xem toàn bộ