Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

08:53 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Giêng, 2006

Các phương tiện giao thông đang hối hả chạy trên đường, bỗng dồn ứ và khựng lại khi gặp một cái cầu, một đoạn đường bị thắt lại (còn gọi là "nút cổ chai"). Khi đó, dù cả con đường có thẳng hơn, mặt đường có phẳng, có rộng hơn, thì tốc độ chung trên cả con đường vẫn bị chậm, thời gian và chi phí trên cả con đường cũng vẫn còn lớn. Đó là "nút cổ chai" theo nghĩa đen, nghĩa hẹp còn có những "nút cổ chai" theo nghĩa bóng, nghĩa rộng hơn, đó chính là những "nút cổ chai" của nền kinh tế hiện nay - một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập ngày một sâu, rộng hơn trong điều kiện toàn cầu hóa.

Những "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng).

Trước hết, còn nhiều vấn đề về thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh - những vấn đề của một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, đang chuyển đổi và đang hội nhập - cần phải được cải cách bằng các giải pháp căn cơ, để loại bỏ tệ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, cho doanh nghiệp, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh của công dân theo pháp luật. Phải rà soát lại toàn bộ các giấy phép con tồn tại dưới dạng quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh để từ nay các bộ, tỉnh không được quy định, chỉ có Quốc hội hay Chính phủ mới có quyền ban hành các văn bản này.

Các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn mang nặng dấu ấn quản lý nhà nước, nặng về phục vụ cho công việc quản lý hơn là tạo điều kiện cho phát triển. Với cơ chế xin - cho tồn tại nhiều năm trên đất nước ta, đã dẫn đến hệ quả nhiều công chức ngộ nhận rằng họ "cho" cái không phải của họ mà là quyền của người dân được hưởng, còn người dân cũng ngộ nhận rằng họ phải đi "xin" cái quyền của họ mà công chức phải phục vụ; dẫn đến hệ quả tham nhũng; dẫn đến hệ quả là đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường đã vài chục năm rồi mà các loại thị trường vẫn chưa được hình thành một cách đồng bộ, từ thị trường bất động sản đến thị trường khoa học và công nghệ.

Chi phí sản xuất kinh doanh cao. Ngoài những nguyên nhân do trình độ thiết bị kỹ thuật - công nghệ, năng suất lao động xã hội thấp còn do nhiều nguyên nhân khác. Mặt bằng lãi suất cho vay khá cao, lên đến trên 10%/năm, trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân chung của doanh nghiệp mới chỉ đạt trên một nửa. Giá đất, giá thuê văn phòng, nơi sản xuất khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí cho nhiều dịch vụ, kể cả những chi phí bôi trơn bất hợp lý, bất hợp pháp không có tên cụ thể còn lớn, ngoài tầm tay của doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém - ở đây chỉ đề cập đến năng lượng, cảng biển và viễn thông.

Sản lượng điện phát ra đã tăng nhanh trong những năm qua; năm 2005 đạt trên 53 tỉ kWh, gấp 3,6 lần năm 1995 và gấp gần 2 lần năm 2000, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay - đó là những tốc độ tăng không phải sản phẩm nào cũng đạt được trong thời gian tương ứng. Tuy tăng với tốc độ cao như vậy, nhưng do số gốc so sánh là lúc điện còn thiếu trầm trọng nên sản lượng điện bình quân đầu người của nước ta năm nay mới đạt khoảng 641 kWh, thấp rất xa so với nhiều nước trên thế giới (trong 193 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh, có 167 có mức bình quân trên 1.000 kWh, trong đó có 12 đạt trên 10.000 kWh, 44 đạt trên 5.000 kWh). Cả nước vẫn còn khoảng 3,5 triệu hộ gia đình và 16 triệu nông dân chưa được tiếp cận với lưới điện quốc gia, trong đó 34% số hộ ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện sử dụng. Ngay cả nơi có điện thì việc cắt điện luân phiên vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là những tháng hè vừa qua. Có chuyên gia còn dự đoán năm tới còn nắng nóng, hạn hán nặng hơn nhiều trong khi nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, đời sống lại tăng cao hơn nên điện sẽ còn thiếu trầm trọng hơn nữa. Trong báo cáo tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội mới đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã cảnh báo khả năng xảy ra thiếu hụt điện. Theo số liệu của Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam thì ngành điện lực Việt Nam từ nay đến năm 2010 cần khoảng 11 tỉ USD để xây dựng các nhà máy phát điện mới, cần 4 tỉ USD để tiếp tục xây dựng lưới điện và 4 tỉ USD để trả nợ trong khi nguồn vốn của Tổng công ty điện lực Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu này.

Về cảng biển, hiện còn một số nghịch lý. Số lượng cảng thì nhiều (riêng số cảng thành viên của Hiệp hội cảng biển Việt Nam - VPA - lên đến 42) nhưng khối lượng vận chuyển thông qua thì thấp (VPA năm 2004 chỉ đạt hơn 74 triệu tấn, đạt 1,8 triệu tấn/cảng). Các cảng sông ở Việt Nam hầu hết là mức nước nông, rất hạn chế khả năng tiếp nhận các tàu chở container cỡ lớn, nhiều cảng phải xếp dỡ tàu container ngoài phao, kết hợp với phương thức vận tải container bằng xà lan để bốc dỡ hàng với năng suất, chất lượng thấp. Theo dự báo, năng lực bốc dỡ tại các cảng sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu khi xuất nhập khẩu tăng với tốc độ cao hơn.

Về viễn thông, mặc dù việc đầu tư phát triển được thực hiện sớm, mấy năm nay đã được mở rộng cho các doanh nghiệp khác, nhưng vẫn là những doanh nghiệp Nhà nước và đã tạo ra cuộc cạnh tranh giảm giá song giá cả vẫn còn cao so với quốc tế, tình trạng chậm chạp, tắc nghẽn còn xảy ra khá phổ biến, tính độc quyền vẫn còn nặng.

Những "nút cổ chai, nút cổ ngỗng" trên cần được sớm khắc phục bằng nhiều biện pháp quyết liệt và đồng bộ, trong đó có vấn đề mở cửa cho các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đưa ra các dự án để đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Đồng bộ

    17/01/2006Hà Văn ThịnhChuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Không thể bó chặt cơ thể con mình

    17/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chiếc áo đã trở nên quá chật so với cơ thể đang lớn lên của đứa con thì bạn sẽ làm gì? Nới rộng chiếc áo, hay bó chặt cơ thể của con mình lại? Phương án mà lãnh đạo Hà Nội đã từng chọn là bó chặt cơ thể đứa con lại...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • xem toàn bộ