“Ôm việc”!

01:42 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Mười Hai, 2009

Bộ GDĐT vừa công bố bản dự thảo “Quy chế quản lý công dân VN đang đào tạo ở nước ngoài”. Tất cả công dân VN đang du học ở nước ngoài, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo là của cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức tài trợ đều là đối tượng áp dụng của quy chế này.

Trước hết, đây là một quy chế vượt quá thẩm quyền. Bởi với một quy chế quản lý, nó chỉ dành để cho chính bộ này thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục và đào tạo, không liên quan đến công dân VN đang học tập ở nước ngoài. Thế nhưng, các quy định trong quy chế quản lý như một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của công dân VN đang du học ở nước ngoài.

Bộ GDĐT không phải là Bộ Tài chính hay Tổng cục Thuế mà quy định công dân VN làm việc ở trong hay ngoài nước phải có trách nhiệm đóng thuế, cho nên không nên quy định cho lưu học sinh làm việc ở nước ngoài phải đóng thuế. Đó là việc Nhà nước giao cho Tổng cục Thuế, cơ quan này phải có trách nhiệm cũng như khả năng chuyên môn để làm tốt việc thu thuế của công dân VN.

Chưa kể, giả sử du học sinh VN làm việc ở nước ngoài có vi phạm pháp luật về thuế, thì bộ GDĐT cũng không có thẩm quyền để xử lý. Vậy thì, ra một quy chế mà bản thân cơ quan ban hành không xử lý được khi đối tượng của quy chế không chấp hành các quy định thì quy chế đó chẳng có ý nghĩa gì.

Công dân VN đi du học do nguồn tài chính tự túc hoặc do doanh nghiệp và tổ chức tài trợ đó là việc riêng của họ. Khi họ đã tốt nghiệp đại học hay cao đẳng, ở tuổi trưởng thành, họ muốn ở đâu, làm gì, họ muốn ra nước ngoài làm việc hay làm việc ở trong nước đó là quyền của cá nhân, miễn sao không vi phạm pháp luật.

Hiến pháp cho phép công dân VN tự do đi lại, đi ra nước ngoài và trở về nước thì tại sao Bộ GDĐT lại quy định chỉ có ba năm? Quy chế của bộ to hơn Hiến pháp hay sao? Nếu như quy chế này chỉ áp dụng đối với những người đi du học do tiền của Nhà nước cấp, trong đó quy định về trách nhiệm và thời hạn phục vụ cho cơ quan nhà nước thì hợp lý. Còn đem áp dụng cho tất cả du học sinh thì chắc chắn là không ổn.

Dự thảo quy chế còn cấm lưu học sinh không được tham gia hoạt động của các hội hoặc tổ chức chính trị, các hoạt động khác làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Điều này nghe qua tưởng chừng như rất có lý, nhưng xét kỹ sẽ thấy không cần thiết. Tất cả các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự. Công dân VN ở bất cứ nơi đâu cũng phải chấp hành, không chỉ riêng du học sinh.

Sao Bộ GDĐT lại “ôm” nhiều việc của các bộ khác vậy?

Nguồn:Lao động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham vọng “vượt người”

    23/09/2013KTS Nguyễn Hữu TháiBiết tôi hay đi đây đó, các bạn trẻ gặp tôi thường hỏi: So sánh với lớp trẻ các nước, thanh niên ta có những ưu - khuyết gì? Tôi không ngần ngại trả lời: thế mạnh của họ là tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể và lòng quyết tâm cao. Bạn trẻ mình phải biết vượt qua chuyện thiếu đoàn kết, nóng vội chụp giựt, mặc cảm tự ti...
  • Hiền tài là nguyên khí quốc gia

    29/08/2008Phạm BìnhChuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

    06/12/2003Ngô Quang Hưng"Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D)." ChúngTa.com xin đăng tải vài viết của anh Ngô Quang Hưng viết trên mailling list [email protected] về vấn đề này.