Phan Châu Trinh và một số vấn đề văn hóa tư tưởng hôm nay

04:26 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Bảy, 2014

Tại cuộc nói chuyện ở Đại học Hoa Sen 23/3, nhà văn Nguyên Ngọc bảo cái mới của Phan Châu Trinh (PCT) là chỉ ra mất nước do văn hóa. Theo Nguyên Ngọc, “Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, đó là chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh” “Chính từ tinh thần tự chủ ấy, ông đã dũng cảm chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc:chủ nghĩa yêu nước hẹp hòiý thức vọng ngoại mù quáng."

Về phần mình tôi cho rằng PCT mang lại một cách nghĩ mới về các vấn đề quốc gia dân tộc. Sự phát triển tư tưởng ở ông đánh dấu một bước ngoặt trong việctiếp nhận văn hóa tư tưởng phương Tây ở VN. Ông cũng có cách nhìn nhận hiện đại đối với các vấn đề thiết cốt như tình trạng đời sống tinh thần của dân tộctrong lịch sử, từ đó có quan niệm riêng về yêu nước về dân chủ -- những quanniệm sâu săc tới mức mà xem ra ở vào thời điểm đầu thế kỷ XXI , nhiều người chúngta vẫn còn chưa với tới được.

Tôi dự định sẽ dẫn lại trên trang blog này một số tư tưởng của Phan, kèm theo một vài điều suy nghĩ của bản thân. Trong chừng mực còn hạn chế, người viết sẽ trở lại với lịch sử vấn đề PCT ở ta trong thời gian qua.

Nhưng trước hết xin kính trình bạn đọc một số đoạn PCT tôi đã dẫn trong khi sưu tầm tài liệu khi làm chuyên đề Những lời cảnh tỉnh của người xưa --Thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt của các nhà trí thức đầu thế kỷ XXđã in rải rác từ mấy năm trước.


Sống như mơ ngủ

Nước ta từ ngày Pháp sang bảo hộ trên mấy mươi năm, người mình học Tây họcchỉ làm được việc phiên dịch nói phô mà thôi, không có ai hấp thu được chỗ tinh tuý, phăn (phanh) tìm đến nơi màu nhiệm về mà đào tạo ra học trò để làm việc vẻvang cho nòi giống. Trái lại bụng không một hạt gạo mà nói chuyện thi thư (1),tay không nửa đồng mà tự xưng Khổng Mạnh. Có lẽ da thịt huyết tuỷ của người nước mình mấy ngàn năm nay đã bị cái hấp lực của huyết dẫn người Tàu chi phốihết cả, nên ngày nay đành làm nộm rối cho người Tàu mà không tự biết chăng?Không thế thì sao lửa đốt bên da mà không biết nóng, sét đánh ngang trán mà không biết sợ, thày hay bạn giỏi ở một bên mà không biết gắng sức bắt chướcbước theo. Thậm nữa trằn trọc tráo trở, một hai toan tìm một nước thứ ba nào yêu thương mình mà vui lòng làm tôi làm tớ.
Hiện trong lúc ngủ say mới tỉnh, xu hướng chưa định, học mới học cũ ngả đườngphân chia công hội thương hội chương trình chưa nên, thành hiện ra một cái quáitượng, đầy nhà rối rít ồn ào, chưa giải quyết vội được.

(1) Nghĩa gốc: Kinh Thi và Kinh Thư. Ở đây chỉ kiến thứ tư tưởng ở trình độcao

Hin trng vn đ, 1907


Dân khí bạc nhược

Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế lề luật không còn có cái gì ratrò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan, thậtlà tiền bạc phá lề luật (...) Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa giangiảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ dè đầu, cũng không dám ho he một tiếng.

(1) trật: cấp bậc phẩm hàm

Thưgi chính phPháp, 1906


Còn qua lơ mơ khi thời thế đã thay đổi

Khi cái tư tưởng quốc gia đã nảy ra trong óc người Tàu, người Cao Ly, người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ ngàn năm, chưa có chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng, ngoài cái lo xác thịt ra thì không có một tư tưởng gì khác.

Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi.

Đo đc và luân lý Đông Tây, 1925


Dân hư, kẻ sĩ có lỗi

Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đãđành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnhbắt nạt cũng ngơ mắt bỏ qua, hình như người bị nạn khốn ấy không quan hệ gì đến mình.

Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, là bởi ba bốn trăm năm trở vềđây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triềuvua, mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua chẳng biết có dân.

Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn nămnhư thế cũng xong. Dân khôn mà chi! dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại màchi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.

Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước “, dầu tham dầu nhũng, dầu vơ vét dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Ngườingoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phúquý không đua chen vào đám quan trường sao được?!

Đo đc và luân lý Đông Tây, 1925


Sự suy đồi toàn diện

Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triềuđình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc; quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vữngthần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn; đám sĩ phu thì ganh nhau vào conđường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì; bọn cùng dân bị nặn bóp mãimà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bại hoại, một khu đất bốnmươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươ triệu người lại sắp ở vào cái địavị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.

Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ,không có kiến thức. Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn; có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kểrằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền củamà tiêu, giá phỏng Chính phủ (1)cho mượn dăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnhcho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếukhông báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướpđoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mớithôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai đượcnữa. (VTN lưu ý)

(1)đây là chính phủ thực dân Pháp

Thưgi chính phPháp,1906


Sang đến xứ người cũng không biết đường học hỏi

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn (1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen chứ không khi nào chịu xét vì sao họ đượctiến tới như thế ? Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn traudồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay ? Tôi rất lấy làm lạ chonhững người đã qua Nhật về, không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làmgiàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơicó thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng ?! Lấy lịch sử mà nóithì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dướiquyền bảo hộ hơn 60 năm nay (2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

(1)cùng theo đạo Khổng cùng sử dụng chữ Hán

(2)tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này, nước Pháp mới đô hộ nướcta 60 năm

Đo đc và luân lý Đông Tây, 1925

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước

    03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐi sâu vào tư tưởng và học thuật, ông còn được đánh giá, được phát hiện ở nhiều lĩnh vực. Sau khi ông mất, hàng năm trên tờ Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã đều đặn làm lễ tưởng niệm ngày 24-3, đăng ảnh ông rất trang trọng, gọi đó là kỷ niệm ngày mất cụ Tây Hồ. Số báo nào, ông Huỳnh cũng trích một câu nói của Phan Châu Trinh - Tri Bằng Học - xem như một lời danh ngôn...
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Phan Châu Trinh *)

    22/03/2016Nhà văn Thiếu SơnCụ sống vỏn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được. Bởi vị cụ đã gắn liền đời cụ vào đời sống của đất nước quê hương. Cụ là ở những số nhân vật lịch sử nếu không phải là những người làm nên lịch sử...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh

    07/06/2014Nguyễn Đức SựSự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương...
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh

    20/03/2014Mai Thái LĩnhMột số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của Phan Châu Trinh với tư cách là một nhà hoạt động chính trị...
  • Chi Bằng Học - tư tưởng Phan Châu Trinh

    31/01/2012Phan Châu TrinhVậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”...
  • Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

    27/03/2010Dịch giả Phạm Vĩnh CưTrong sáng tác của Soloviev và của nhiều nhà tư tưởng Âu – Mỹ lỗi lạc khác, có thể tìm thấy nhiều chỉ dẫn và gợi mở quý báu cho sự phát triển cá nhân, cho sự điều hành quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, chính vì thế mà việc dịch thuật và quảng bá những trước tác của họ rất đáng được xã hội và nhà nước Việt Nam cổ lệ và trợ giúp, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • xem toàn bộ