Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

04:19 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười, 2014

Bài viết Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907) vẫn còn có một số điểm đúng với hoàn cảnh hiện nay:

"Dân trí càng mở mang thìpháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...)Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ,tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước vớinhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn."

Phải thừa nhận rằng trong xã hội nước ta hiện nay so với trước đây có khác, nhưng không khác hơn là bao, từ khái niệm "Pháp luật đơn sơ" sang khái niệm "Pháp luật buồn cười".

Buồn cười là ở chỗ những nguyên tắc cơ bản trong xã hội không hề làm được, một vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệthại cho dân, cho nước có đến hàng trăm tỷ đồng như vụ xăng dầu vừa qua, ấy vậymà, khi phát hiện xử lý lại chỉ thu có một phần trong đó. Thử hỏi xem yếu tố cơ bản trong cơ chế thị trường hiện nay là cạnh tranh và lợi nhuận, vậy khi có lợi nhuận nhiều hơn người ta có đua nhau để mà làm hay không?, vậy pháp luật thật là đáng buồn cười khi lại là cánh tay phải của tệ nạn xã hội.

Nó lại thêm buồn cười khi không biết bao nhiêu quy định này đến nghị định kia, đến nỗi phải hình thành ra cả một thị trường luật sư có tới hàng chục ngàn người, bỏ hết lao động sản xuất cũng như không muốn làm ăn gì hết, chỉ để nghiên cứu luật mà cũng không biết có hiểu hếtđược không, hơn nữa chi phí từ việc đào tạo, nghiên cứu… tốn kém không phải là ít. Trong khi đó nhà nước ta luôn yêu cầu người dân sống và làm việc theo pháp luật mà pháp luật phải cần tới luật sư mới hiểu thì người dân hiểu hay biết mà làm được mới là lạ.

Trong thực tế, pháp luật sinh ra là để ngăn chặn tệ nạn xã hội, vậy tệ nạn xã hội mà có thể trở thành một ngành nghề khuyến khích người dân tự khai thác thì hàng trăm triệu tai, mắt, chân,tay của đồng bào cả nước mà cùng khai thác, cho dù nguồn tài nguyên này có lớn tới đâu cũng sẽ cạn kiệt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử

    27/08/2019Th.s Đinh Thế HưngNgay từ thời La mã cổ đại người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định, những tư tưởng này chỉ được các quan toà áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội...
  • Dỗi lên, dỗi xuống, dỗi ngang

    23/06/2017Hoàng Hồng MinhSự lạm "dỗi" hôm nay trở thành sự ương ngạnh không tôn trọng đời sống xã hội, cản trở sự tiến triển của đời sống xã hội, và sớm muộn xã hội phải có các công cụ luật pháp để quyết giải nó phi trì hoãn...
  • Phận dân và luật nước

    21/10/2014Sáu NghệQuốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Bài học quyền con người, quyền công dân

    29/07/2011Bùi Quang MinhHiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." ...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

    29/10/2010Đỗ Kim ThêmPháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài...
  • xem toàn bộ