Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

10:30 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Mười, 2010
Nắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng.

Dân chủ mới dân giàu nước mạnh

Việc đưa mục tiêu dân chủ lên trước các mục tiêu công bằng xã hội và văn minh trong dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), GS Trần Đình Bút, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế và Quản lý TP, nhìn nhận đây là một chuyển biến căn bản, một tiến bộ, một thắng lợi lớn trong nhận thức tư tưởng của Đảng ta. Theo ông Bút, nên chuyển hẳn mục tiêu dân chủ lên hàng đầu, hình thành cách sắp xếp mới về mục tiêu là “dân chủ, dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh”.

Phân tích cho đề xuất trên, ông nói vì phải có dân chủ mới có dân giàu và nước mạnh. Nếu mạnh dạn bổ sung phát triển Cương lĩnh 2011 như vậy, Đại hội XI của Đảng sẽ thắng lợi trọn vẹn hơn. Thắng lợi này sẽ đẩy lùi nhận thức cũ kỹ trước đây cho rằng mở rộng dân chủ là quyền ban phát của nhà quản lý, của cấp trên với lý do là vì dân trí còn thấp kém nên phải hạn chế. “Xin thưa, dân trí đã luôn nhạy cảm với cái mới, năng động tìm tới cái hiệu quả hơn, còn quan trí thì thường rơi vào trạng thái trì trệ, xơ cứng, giáo điều, tự mãn, bảo thủ…” - GS Bút nói.

Dân chủ ngăn ngừa tiêu cực

Theo TS Phạm Minh Trí, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế và Quản lý TP, trong điều kiện Đảng vừa là Đảng lãnh đạo vừa là Đảng cầm quyền, Đảng cần nắm vững ngọn cờ dân chủ, có bản lĩnh mở rộng và phát huy dân chủ. Trước hết, đó là mở rộng dân chủ trong Đảng để củng cố, tăng cường đoàn kết và sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, đồng thời mở rộng dân chủ trong xã hội và phát triển kinh tế. Ông Trí nói: “Đảng cầm quyền mà phát huy dân chủ đúng mức theo yêu cầu của cuộc sống xã hội, công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, luôn nắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; củng cố lòng tin và sự đồng thuận xã hội”.

TS Phạm Minh Trí khuyến nghị: “Nếu chúng ta không thực sự phát huy và mở rộng dân chủ theo đòi hỏi của cuộc sống, không chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà xa rời quần chúng, sa vào bệnh quan liêu, độc đoán, thoái hóa biến chất thìcó thể phải đối mặt với nguy cơ: Niềm tin và sự đồng thuận xã hội giảm sút”.

Liên quan đến vấn đề này, GS Trần Đình Bút khuyến nghị: Cần tận dụng dân chủ để giám sát, hạn chế lạm quyền, độc quyền. Lấy dẫn chứng từ các vụ PMU 18, PCI, Vinashin… ông nói thực tiễn cho thấy chỗ nào thiếu kiểm tra, giám sát thì chỗ đó tất nhiên biến chất; lạm quyền, độc đoán sẽ hoành hành. Vì vậy, cần phải có một ban kiểm tra, giám sát và ban này cần phải ngang quyền với Ban Chấp hành Trung ương, có chức năng kiểm tra từ Tổng Bí thư đến mọi cấp trách nhiệm trong Đảng, phát huy quyền dân chủ đầy đủ trong nội bộ Đảng. Đối với phạm vi toàn xã hội, để tăng cường sự giám sát thiết thực của nhân dân, cần xây dựng những hình thức tổ chức xã hội đủ quyền hạn giám sát hoạt động của Đảng và nhà nước đúng theo tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Nội dung liên quan

  • Chuyện con ve và đàn kiến

    06/10/2019Alan Phan*Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....
  • Luật Doanh nghiệp - "con dao sắc ngọt" giải phẫu các tập đoàn kinh tế

    17/09/2014Luật sư Nguyễn Trần BạtTừ thời điểm 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành các công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng, theo cam kết khi gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến mới trên lộ trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước và sau sự kiện quan trọng này có nhiều việc cần bàn...
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

    28/09/2010TS Lưu Thị Bích ThuTrước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Trong một xã hội thực sự dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta...
  • Để không còn một Vinashin

    04/09/2010Nguyễn Ngọc BíchVượt qua những sự xúc động khác nhau đối với Vinashin, tôi xin giải thích tình trạng của nó theo quan điểm quản trị kinh doanh hay quản trị xí nghiệp (business management) để hy vọng trong tương lai sẽ không còn một vụ như thế...
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • xem toàn bộ