Phát triển kinh tế và văn hóa

08:03 CH @ Thứ Năm - 10 Tháng Năm, 2007
Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO.

Không chỉ là động lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa.

Ít người thấy rõ sự tác động đó của văn hóa vào kinh tế. Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, say sưa, chạy ẩu, giành khách… đã làm giảm 1,5 - 2% GDP mỗi năm ở nước ta. Còn nhiều tệ nạn xã hội làm cho đất nước nghèo đi như xả rác gây ô nhiễm, phá rừng, bệnh AIDS…

Chỉ lấy một thí dụ như: dịch cúm gia cầm ở Bạc Liêu, Cà Mau. Xem ti vi mới thấy nếu vịt chết mà chịu khó đốt hay chôn thì chắc lây lan ít, thay vì thế lại vất bừa trên kênh lạch. Chúng ta sẽ mất bao nhiêu tiền để ngăn chặn và dứt trừ nạn dịch? Mỗi năm ngành đường sắt tốn 800 triệu để thay kính vỡ trên toa vì bị ném đá từ dưới đường.

Chỉ lo phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến phát triển văn hóa thì xây dựng một lại phá gần nửa, có thêm thì lại mất cái không đáng mất. Giàu có chưa chắc đã có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có một trình độ văn hóa tương đương. Có những người ngoại thành bán đất, mua xe cho con cái rồi chạy ẩu, chết. Cha thì uống rượu nhiều sanh đau gan, chết. Còn nội thành thì có khi hư hỏng ăn chơi.

Người ta kính trọng một nước hay một con người không chỉ do một yếu tố duy nhất là giàu mà còn nhiều yếu tố khác: nước đó có bao nhiêu Nobel về khoa học hay văn chương, hiện có bao nhiêu nhà làm phim, bao nhiêu nhà nghệ thuật, bao nhiêu nhà trí thức có tiếng nói ảnh hưởng đến dân chúng, có nhà chính trị kinh tế nào làm thay đổi vận mệnh của một đất nước?

Khi xây dựng kinh tế, văn hoá là một yếu tố quyết định. Nhìn sang Tây phương, một số nhà xã hội học hàng đầu đã nói chủ nghĩa tư bản là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa Thanh giáo Tin lành (Puritanism) vào cuối thế kỷ XVI (xem Thuyết khổ hạnh và tinh thần của Chủ nghĩa tư bản của Max Weber).

Ngay thời hiện tại, chủ trương phải làm giàu để giúp đỡ người khác của nền văn hóa tin lành, (trái với Thiên chúa ca ngợi sự nghèo khó, xem đó là một đức hạnh) - vẫn còn ảnh hưởng: 2 tỷ phú giàu nhất và nhì thế giới, trong đó một người là Bill Gates đã cho đi nửa gia tài và nói sẽ cho hết vào cuối đời và một tỷ phú khác đã cho tất cả gia tài vào việc từ thiện. Nếu xem xét kỹ hơn thì ngay cả những đức tính của những nhà kinh tế cũng có phần đóng góp rất lớn cho văn hóa.

Trong cuốn Nghệ thuật lãnh đạo lấy từ kinh Thánh (The Bile leadership - Nhà xuất bản Tri thức, 2006) của Lorin Woolfe giảng dạy về quản lý và lãnh đạo tại Hiệp hội Quản trị Mỹ AMA, chúng ta thấy những đức tính và khả năng lãnh đạo trong kinh tế được xếp theo mười chương: 1. Chính trực và lương thiện, 2. Mục đích, 3. Lòng nhân ái và lòng tốt, 4. Tính khiêm nhường, 5. Kỹ năng giao tiếp, 6. Kỹ năng quản lý hiệu quả công việc, 7. Phát triển đội ngũ, 8. Lòng can đảm, 9. Công bằng và bình đẳng, 10. Phát triển đội ngũ lãnh đạo.

Chúng ta thấy có những nhà quản lý kinh tế thành công với những tư tưởng thật đẹp. Max De Pree, cựu chủ tịch hãng Herman Miller đã viết: “Mục tiêu của tôi là khi người ta nhìn vào chúng tôi không chỉ là một tập đoàn mà là cả một nhóm người làm việc thân thiết trong một mối quan hệ giao ước với nhau, họ sẽ nói, “những người này là món quà cho tâm hồn”. Kế nghiệp ông là Kermit Campbell, đã bổ sung rằng sứ mệnh thật sự của công ty không phải là tạo ra sản phẩm mà là “giải phóng tâm hồn con người”. Nhưng cũng trong cuốn sách này L. Woolfe nói: “Thời kỳ nhà tiên tri Jeremiah là thời kỳ suy tàn hơn cả nước Mỹ cuối thế kỷ XX” (trang 38).

Bây giờ nhìn trở lại văn hóa Việt Nam. Chúng ta không phải mặc cảm gì cả: nền văn hóa đó đã sinh ra những nhân vật như Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông, những vị đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông (chuyện mà cả thế giới Đông và Tây không thể làm được vào lúc đó), đã đưa xã hội Việt Nam đến đỉnh cao về mọi mặt ở tầm thế giới.

Chúng ta hãy xem bài thơ của Trần Quang Khải, lời bạt trong Thượng Sĩ Ngữ Lục của thượng tướng Trần Khắc Chung chúng ta sẽ thấy các quan võ ấy văn hóa cao như thế nào. Hai vị vua ấy là lý tưởng của Platon: nhà vua đồng thời là nhà hiền triết.

Sở dĩ bây giờ chúng ta cảm thấy thua kém thiên hạ vì chúng ta vẫn chưa hiểu nên chưa ứng dụng được những gì mà hai nhà vua ấy hay những vua đời Lý đã làm. Chúng ta chưa hiểu chỗ “bất biến” của các vị (cái bất biến không phải chỉ riêng các vị mà là của cả dân tộc), và do đó chưa thể “ứng với vạn biến” của thời đại ngày nay.

Tại sao nước Mỹ có những nhà kinh tế hàng đầu với những tư tưởng nhân văn như thế, với những phương tiện mà không nước nào có được, lại không thể tạo ra một xã hội lý tưởng? Hẳn là vì văn hóa, vì bảng giá trị sống còn thiếu những điều căn bản nào đó, và vì triết học có những lỗ hổng lớn ở nhân sinh quan và bản thể luận. Có lẽ vì thế mà những triết gia hàng đầu của Tây phương ở thế kỷ XX như Karl Jasper, Martin Heidegger… những nhà triết học như Heinzich Zimmer, Francois Jullien… đều tìm hiểu, đối thoại với và tìm cách bổ sung bằng minh triết Đông phương. Hiện giờ Phật giáo đang phát triển mạnh ở Âu Mỹ, không chỉ bằng những quan niệm lý thuyết mà chủ yếu là bằng sự thực hành có phương pháp, chúng ta không biết có lấp đầy những lổ hổng chết người đó không. Cái đó cũng tùy thuộc vào vận mệnh của những nước đang đứng đầu và đang phát triển khoa học kỹ thuật và sự sung túc vật chất.

Văn hóa là động lực và cũng là mục tiêu của kinh tế, chính trị và xã hội. Chả thế mà theo Platon, lý tưởng là một nhà vua đồng thời là một triết gia. Ở Đông phương, một minh quân lý tưởng là một nhà hiền triết, với Trung Hoa là đạo “nội thánh ngoại vương”. Văn hóa có khi là yếu tố quyết định trong phương thức tiến hành hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế. Như Mahatma Gandhi, khi tranh đấu cho nền độc lập Ấn Độ đang bị Anh cai trị, ông đã chọn sách lược bất bạo động là một yếu tố văn hóa Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng. Lịch sử cho thấy sách lược đó có kết quả nhanh chóng, bớt hao tổn, và đem lại cái mà ngày nay gọi là “cả hai cùng thắng”.

Hiện giờ khoa học kỹ thuật là tài sản chung của nhân loại, nhưng sử dụng khoa học kỹ thuật đó như thế nào là vấn đề văn hoá. Chẳng hạn có những nước giàu nhờ chế tạo và buôn bán vũ khí, hay trả cho công lao của công nhân và nông dân quá rẻ. Kinh tế không thể tự mình giải quyết được hố ngăn cách giữa một số quá ít quá giàu và đa số nghèo, như một số nước giàu nhất cho thấy, mặc dù họ cũng đứng nhất về những lý thuyết kinh tế. Phải chăng chúng ta đều cần những yếu tố văn hóa để kinh tế không là sự chia rẽ con người và có sự ổn định bền vững.

Sử dụng khoa học kỹ thuật thế nào để đưa lại hạnh phúc chân thực cho con người, đó là định hướng của văn hóa. Chúng ta thấy khoa học kỹ thuật là chung, thế giới là “phẳng”, nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có hướng đi riêng, độc lập nhưng không cô lập, và họ đã khá thành công. Đó là bản sắc văn hóa. Họ giàu có lên nhưng vẫn giữ được sự ổn định xã hội, ít ly dị, gia đình vẫn là tế bào căn bản của xã hội, những phong tục, lễ lạt và tính tình vẫn không thay đổi nơi cốt lõi.

Nhìn một cách sâu hơn, tất cả mọi nền văn hóa, mặc dầu có những ưu khuyết điểm riêng, đều có hướng đi chung khiến cho tất cả đều “đồng quy nhi thù đồ” (khác đường nhưng quy hướng về một chỗ, lời của Khổng Tử). Mọi nền văn hoá đều có giá trị chung, ước mơ chung là làm cho con người hoàn thiện hơn, cao đẹp hơn, hiểu biết hơn, nhiều yêu thương hơn… Chỗ đồng quy đó là Chân Thiện Mỹ. Mặc dầu có những điểm yếu, điểm mạnh riêng, có trình độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều nhắm đến Chân Thiện Mỹ cho nhân loại và hành tinh này.

Chính vì ước mơ chung đó nên văn hóa là tác nhân có thể đưa đến đối thoại (nền văn hóa không thể và không muốn đối thoại, không thể và không muốn cùng đưa nhau tiến bộ là một nền văn hoá kém, chưa tiến bộ, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay), đưa đến cảm thông, đưa đến hòa hợp, đưa đến “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em, lời của Khổng giáo) cho thế giới. Đây là điều khoa học kỹ thuật và những thành tựu kinh tế không thể làm, bởi vì một thế giới đồng dạng về mặt vật chất, xe hơi, điện thoại di động, internet… mà chưa có tinh thần đối thoại, khoan dung, cảm thông, tinh thần cùng hướng về Chân Thiện Mỹ, tinh thần văn hóa, thì vẫn chưa thể cùng sống hạnh phúc nơi trái đất nhỏ hẹp này được.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    03/05/2007Nguyễn Văn HuyênC.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
  • Mô hình cổ điển về văn hóa trong quan niệm của các nhà triết học trước Mác

    11/04/2007Nguyễn Huy HoàngKhôngphải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá và sự lý giải nó trong triết học trước Mác.
  • Giữ gìn và khai thác di sản văn hóa dân tộc

    13/03/2007GS, TS Phạm Đức Dương“Văn hóa là cái còn lại sau khi đã quên hết - ta cố giữ lấy những cái gì còn lại đó”.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Trung Quốc hôm nay: Khi cuộc sống trở thành văn hóa

    28/12/2006Vương Trí NhànVì bất cứ ai, một lần du lịch trên đất TrungQuốc đều không thể nghĩ khác: Nền văn hóa TrungHoa hấp dẫn vì tính muôn màu muôn vẻ của nó...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

    29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • xem toàn bộ