Phía sau mỗi con người ta

08:12 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Sáu, 2010
Tôi cho rằng gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó nhân phẩm, danh dự của các thành viên không bị tổn thương. Tất nhiên, sống là chuyển động và trong sự bươn chải ấy, chả tránh khỏi những sây xước do đồng loại gây ra. Vô tình làm tổn thương người khác có thể được bỏ qua, giống như kẻ không biết mà phạm thánh thì được tha. Cố tình làm nhục nhau lại là chuyện đáng nói.

Khi anh lăng mạ một người, tức là anh đang trút toàn bộ bực tức lên người đó, anh chỉ nghĩ đơn giản rằng mình đang trừng phạt cái kẻ ấy, trừng phạt một cách cụ thể, trực tiếp và chả ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả. Nhưng anh quên mất rằng kẻ mà anh đang xúc phạm, đang giày xéo kia cũng có một gia đình, có vợ, có con, có cháu chắt nữa. Kẻ đó đang là trụ cột cho cả gia đình, đang là thần tượng của vợ con anh ta, là niềm tự hào của bố mẹ anh ta, anh em ruột thịt của anh ta. Vậy mà trong cơn tức giận, anh đã không ngại ngần hủy hoại nhân phẩm và danh dự của người đó. Có thể anh không ý thức được rằng anh sẽ làm tổn thương cái thế giới phía sau cái kẻ mà anh trừng phạt nhưng rõ ràng là anh đã làm được việc đó, một cách tàn nhẫn. Và đấy thực sự là một tội ác.


Tôi đã chứng kiến một vị sếp mắng một cô văn thư vì cô ấy không hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn. Ông ta mắng cô ấy sa sả giữa cuộc họp toàn cơ quan đến mức cô gái đã phải ôm mặt khóc. Ở cơ quan, cô gái chỉ là một nhân viên quèn, nhưng ở nhà cô ấy là mẹ của hai đứa trẻ, vợ của một người đàn ông. Sau cuộc họp tức tưởi, cô gái vẫn trở về nhà như mọi khi, ghé qua chợ mua thức ăn chuẩn bị cho bữa chiều của gia đình. Cô ấy vẫn phải niềm nở với hai đứa con, vẫn phải dịu dàng với chồng. Tóm lại là cô ấy phải giấu biệt những giọt nước mắt tủi hổ của mình để làm tất cả những gì cần làm cho cái gia đình nho nhỏ của cô ấy. Nhưng sự tổn thương thì vẫn còn đó. Buổi tối, hai đứa trẻ gối đầu lên hai cánh tay mẹ nghe kể chuyện cổ tích và chúng nhận ra rằng hôm nay mẹ chúng kể chuyện không mạch lạc nữa. Câu chuyển có vẻ ngắc ngứ, đứt quãng. Chúng không biết vì sao lại như vậy. Nếu hai đứa con biết mẹ chúng bị sếp mắng trước cơ quan thì chúng sẽ như thế nào? Chúng có nghĩ cuộc sống là khủng khiếp không? Nếu vợ của vị sếp ấy cũng bị đem ra giữa cuộc họp mắng nhiếc như thế, vị sếp ấy nghĩ sao? Mà lấy gì làm chắc trong khi vị sếp ấy đang nhiếc mắng nhân viên của mình thì cùng thời gian ấy vợ anh ta lại không bị “đấu tố” y hệt thế.

Một nhà thơ danh tiếng từng nói: “người là thức ăn của người”. Chúng ta “xài” danh dự, nhân phẩm của nhau một cách bình thản, chả hề nghĩ ngợi. Lỗi ấy là do chúng ta, cuộc sống đâu nhất thiết bắt phải như thế?

Đôi ba lần, cả vô tình lẫn cố tình, tôi xúc phạm vài ba người. Có lần, do sơ ý mà thành xúc phạm đồng nghiệp, người ấy phản ứng bằng cách xúc phạm lại tôi. Sự tức giận làm tôi mờ mắt và nhủ là thế cần phải trừng phạt, cần phải cho kẻ đó biết tay, cần phải… Người ấy liên tiếp bị xúc phạm nặng nề. Nhưng sau đó tôi không thấy nhẹ nhõm. Tôi bần thần như kẻ vừa đánh mất một cái gì ở trong con người mình, tôi đang bị hao khuyết đi, về tất cả các khía cạnh. Một chiều, khi mệt mỏi từ cơ quan trở về nhà, đột nhiên tôi nhận ra rằng mình thực sự là kẻ tàn nhẫn bởi vì người mà tôi xúc phạm cũng là chủ một gia đình như tôi. Nếu tôi bị người ta xúc phạm như tôi xúc phạm người ta thì tôi sẽ nhìn vào mắt con tôi thế nào? Và bây giờ tôi vẫn nợ người ấy một lời xin lỗi mặc dù có thể người ấy không cần tới nó.



Phía sau bất kỳ một con người bình thường nào cũng là cả một thế giới nhạy cảm.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý

    10/10/2017Quang DươngKhi đề cập vấn đề này, nhà tâm lý xã hội học Barbaba Dafoe Whitecheas đã ghi nhận: năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý là hai dạng năng lượng thuộc hai phạm trù: vật chất và tinh thần. Chúng có quan hệ biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau.
  • "Hẫng hụt nhiều giá trị đạo đức và nhân văn"

    26/08/2017Nhật Lệ thực hiệnTrong đời sống hiện đại, sự có mặt của các nhà tâm lý học để sớm đưa ra những tiên liệu về mầm mống tâm bệnh của xã hội, cũng như những hồi chuông cảnh báo về sự lệch lạc trong lối sống, đời sống tinh thần là hết sức cần thiết...
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Gìn giữ và phát huy những giá trị nhân văn của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

    30/11/2009Hà Thị Thùy DươngCon đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá.
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nắm bắt tâm lý nhân viên

    16/05/2007Mai AnhMột cái bắt tay, một cái vỗ tay ân tình của sếp đối với nhân viên điều không có khó khăn gì. Ấy thế nhưng nhiều “sếp” coi đó là việc vớ vẩn, mất thời gian. Vô tình, họ đã tạo ra khoảng cách với nhân viên, những người luôn mong muốn mình được thừa nhận, được tôn trọng, được động viên, khích lệ.
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Thiền và tâm lý học

    18/08/2006Nguyễn Chu PhácThiền học luôn luôn quan niệm mọi vật là không, thân xác, tâm tưởng và mọi sự vật đều là không. Chỉ có không là hiện hữu, tồn tại mãi mãi. Nếu tinh thần và sự sống (sinh mạng) của chúng ta trở thành hư không hoàn toàn trong tọa thiền, thì chúng ta có thể thâm nhập vào mọi sự vật...
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • xem toàn bộ