Phương pháp học tập cổ điển của các cha đẻ nước Mỹ

09:05 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Một, 2016

Hoàn cảnh biết 4 phương pháp học tập này

Mình biết đến 4 phương pháp này qua một lần đến dự seminar dạy về hiến pháp Mỹ của anh Josephs Andrew ở Columbia, Missouri. Anh Andrew là giáo viên phổ thông nhưng đi dạy về Hiến pháp Mỹ như một thú vui khắp nước Mỹ.

Vừa vào đầu buổi học, những người tổ chức đứng lên đầu nguyện để Chúa ban phát sư hiểu biết cho những người đến dự. Đối với kẻ ngu muội như mình thì điều đó là hết sức cần thiết.

Trước khi đi vào dạy về Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, anh Josheph nói trước tiên về phương pháp học tập của các vị cha đẻ của nước Mỹ. Đa số họ đều là những người không học qua trường lớp chính thống, họ tự giáo dục chính họ và soạn ra bản hiến pháp bất hủ đặt nền móng cho nước Mỹ bây giờ.

Mình thấy rất hay. Về nhà mình mua sách của anh này trên Amazon để đọc thêm.

Bốn phương pháp học 4 R’s

Họ học theo 4 phương pháp chính, gọi là 4 R’s. Mình miêu tả văn tắt ở dưới và sau đó sẽ nói rõ thêm về các mỗi cách học ở phía sau.

1. Research

Nghiên cứu văn bản gốc.
Nghiên cứu văn bản gốc thì sẽ có thông tin chuẩn. Đọc thông qua người khác sẽ bị pha tạp.

2. Reflect

Suy ngẫm: ví dụ Newton nhìn thấy quả táo rơi xuống đất, ông đưa ra một giả thuyết là có gì đó kéo quả táo xuống đất từ mặt đất. Luật vạn vật hấp dẫn.

Bộ óc con người có 2 chức năng suy nghĩ chính:
- Logic
- Sáng tạo.

3. Relate

Liên hệ với với thực tế, với những người khác để kiểm chứng. Tại sao? Ý kiến riêng của một cá nhân dù rất thú vị vẫn có thể có phiến diện (bias).

Thực tế sẽ kiểm tra được logic và tưởng tượng của cá nhân đúng đến đâu.

Nếu có hàng trăm nhà khoa học cùng kết luận về một vấn đề sẽ có kết luận chinh xác hơn.

Cái này tương tự như phương pháp làm thí nghiệm của khoa học thực nghiệm.
Đôi khi người ta cũng chưa đủ lý thuyết để giải thích được tại sao một thí nghiệm hoạt động được mặc dù thực tế là nó hoạt động được :-)

4. Record

Ghi lại, viết lại nếu chưa hiểu ngay. Ghi lại bằng ngôn ngữ của chính mình.
Để thế hệ sau phê bình, kiểm chứng. Để thời gian chọn lọc.


Nói dài hơn về bốn phương pháp

Nghiên cứu

Ở đây mình nói men theo ý của tác giả và biến tấu một chút theo trải nghiệm riêng của mình.

Trọng tâm của phương pháp Nghiên cứu là luôn luôn tìm tài liệu gốc để đọc. Tài liệu càng gần gốc càng ít bị pha tạp bởi những ý kiến cá nhân. Những ý kiến cá nhân của những vị có vẻ “sư phụ” có thể rất thú vị nhưng có thể lái bạn ra khỏi sự thật. Đó có thể là mì ăn liền dễ ăn nhưng khi gặp tình huống khó khăn mà không có nền móng được xây bằng đá hộc thì sẽ rất dễ ngã . Các bạn cũng hết sức cẩn thân với ý kiến riêng của mình nhé bởi mình cũng là kẻ phàm phu thôi :-)

Thời đại ngày nay với attention ngắn như facebook người ta thường ăn sẵn luôn những gì được mớm cho. Chưa suy nghĩ gì thì đã được cho ăn “fast food” và tẩy não luôn. Những công ty bán hàng vẫy gọi suốt ngày với những lời hứa hẹn. Nếu bạn đang “khái nước” + có lòng tham và tin vào những lời hứa là có thể mua luôn khỏi cần nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên apply đi du học hay dựa qua những kinh nghiệm truyền miệng từ những người quen ở cự li gần mà chẳng chịu tìm hiểu thông tin qua Google bằng tiếng Anh hay vào website của một số trường đọc thử xem curriculum thế nào, giáo sư ra sao.

Leo núi và câu chuyện nghiên cứu

Tác giả kể một câu chuyện so sánh giữa nghiên cứu và leo núi rất hay. Núi Whitney là đỉnh núi cao nhất lục địa Mỹ với độ cao khoảng 15,000 feet. Để leo ngọn núi này trong ngày, bà con xuất phát ở chân núi với độ cao khoảng 8000 feet và leo vòng quanh núi khoảng 11,000 feet thì lên được đến đỉnh.

Ở gần chân núi là những cánh rừng xanh ngát và chim muông bay nhảy rất sống động. Đi lên cao hơn là một thế giới khác với đá hộc ngổn ngang và băng giá không có sự sống.

Để có thể leo tới đỉnh núi trong vòng một ngày, cần phải thức dậy từ sớm khoảng 3 giờ sáng và trở về lúc 8 giờ tối và vừa đi vừa mò bằng đèn pha mang theo.

Một số người có vấn đề với độ cao và phải đi xuống khi leo lên cao dần. Lên tới độ cao 12,000 thì đoàn người chia thành hai nhóm, nhóm đã phải đi xuống và nhóm cố lên được tới đỉnh.

Những người lên được tới đỉnh trong với điều kiện thể chất nhức mỏi vì leo cả một ngày dài đến kiệt sức. Nhưng vui và thật thỏa mãn vì tới được đỉnh núi! Ở đậy họ thấy được cảnh quan đẹp tuyệt với mà chỉ những người leo núi nghiêm túc mới có thể cảm nhận được.

Để leo được núi như thế này cần mang theo nhiều nước bởi có thể bị mất nước trên đường đi. Ở trên cao, áp suất thấp hơn khiến cho cơ thể mất nước đi rất nhanh. Dọc đường đi có nhiều dòng suối nhỏ và hồ. Cám dỗ bảo chúng ta hãy uống nước đó giải khát. Nhưng mặc dù nước trông có vẻ sạch, bạn nên mang theo máy lọc nước để lọc vì nước có thể có vi trùng. Ở trên cao hơn, gần đỉnh núi, có những ngọn suối nhỏ chảy ra từ phiến đá. Nước trở nên an toàn hơn khi bạn gần đỉnh núi. Nước chắc chắn sẽ an toàn để uống ở trên đỉnh núi.

Những cha đẻ nước Mỹ coi chuyện đi tìm kiến thức cũng tương tự. Họ coi Thượng đế là ngọn nguồn của kiến thức và tin rằng Thượng đế đã ban kiến thức tới một số cá nhân khắp chiều dài lịch sử để những người đó tiếp tục truyền tải kiến thức tới những người khác. Họ cảm thấy cách tin cậy nhất để tìm kiếm sự thật là đọc những văn bản gốc của những cá nhân đã được khai sáng.

1. Ví dụ 1:

God – Thượng đế
Cá nhân được khai sáng – Jesus
Tài liệu gốc để nghiên cứu – Kinh Thánh
Văn bản hiện đại – Những bản dịch tiếng Anh hiện đại về Kinh Thánh
Đã qua hiểu bởi người khác – Những bình luận, sách tham khảo
Truyền miệng – Báo lá cải, ý kiến riêng của những người theo Jesus và không theo Jesus

2. Ví dụ 2:

Câu chuyện về Alexis De Tocqueville, một quý tộc người Pháp muốn tìm hiểu về dân chư của Mỹ. Ông đã tới Mỹ vào năm 1830 để tìm hiểu thể chế dân chủ Mỹ hoạt động như thế nào. Những vị vua của châu Âu nghĩ rằng nước Mỹ sẽ vỡ tan thành thể chế vô chính phủ như một cái chợ vỡ sau khi dành được độc lập vào năm 1776. Nhưng sau 50 năm nước Mỹ vẫn chạy tốt. Tại sao vậy?Tocqueville đã đến tận nơi đi khắp nơi và quan sát để tìm hiểu và viết về nước Mỹ trong quyển sách Dân chủ ở nước Mỹ.

Một dân tộc mạnh duy trì được lịch sử của nó để làm nền móng. Một dân tộc yếu thì lịch sử cũng yếu nên nhân dân không biết dựa vào sự thật nào nên hoang mang dễ bị thao túng. Một trong những điều đầu tiên nước mạnh đối xử với nước yêú là đốt sách đi và viết lại lịch sử. Một trong những điều đầu tiên mà đảng Nazi của Hitler đối xử với dân Do Thái thời diệt chủng là đốt sách báo của Do Thái đi, rồi mới tới những hình thức cao hơn như bỏ tù và xử bắn.

Reflect – Ngẫm nghĩ

Dọc con đường leo lên đỉnh núi Whitney là hồ nước tên là Mirror. Hồ nước trong phản chiếu khu rừng và những tảng đá. Những lúc có bão, hồ nước xao động đầy những gợn sóng. Những lúc hồ lặng sau trận bão, hồ phản chiếu cầu vồng rất đẹp.

Đầu óc con người cũng vậy. Khi tĩnh lặng hay đi bộ chậm trong thiên nhiên, tâm trí phẳng lặng sẽ giúp bạn nhìn rõ vấn đề và thấy những giải pháp. Người Việt ra có truyền thống thiền rất tốt mà phương Tây đang phải học của ta :-)

Chậm lại, kiêng Facebook và nghĩ sâu về một vấn đề.

Relate – Liên hệ

Dùng ý tưởng của người khác và áp dụng sáng tạo vào một ứng dụng của bạn. Steve Jobs làm việc này rất tốt. Đó là cách nối liền lý thuyết và thực tế.

Trải qua thời gian nhiều thứ thay đổi nhưng cách suy nghĩ của những tầng lớp người khác nhau, ví dụ như giới trí thức (quý tộc cũ ở châu Âu thời xưa, PhD giáo sư bây giờ), giới công nhân, giới có quyền (vua, quan, tổng thống, chủ tịch hội)… cũng không thay đổi lắm.

Record – Ghi chép

Thomas Jefferson dùng kỹ thuật này để xử lý những tài liệu khó hiểu. Ví dụ như những cổ văn, đọc và đặt câu hỏi về những gì chưa hiểu, viết lại theo cách hiểu riêng. Ví dụ như mình đang viết lại bài này chẳng hạn.

Làm một dự án

Khi bạn làm một dự án cụ thể thì bạn sẽ có cơ hội áp dụng luôn cả 4 kỹ năng học tập cổ điển ngày :-)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trường Tộ

    15/11/2005Nguyễn Trọng VănCả cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời".
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...