Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện đại

09:46 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Giêng, 2008

Phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving) đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đây mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học ở Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước khác. Đó là một phương pháp dạy và học mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21.

Chúng ta nên tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa dần yếu tố giải quyết vấn đề vào như là một yếu tố tích cực trong cuộc cải cách giáo dục hiện nay.

I. Một tư duy mới cho cải cách giáo dục

Dưới ảnh hưởng của các lý thuyết cổ điển về nhận thức, từ nhiều thế kỷ qua ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là con đường tìm kiếm chân lý, do đó giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người họccác tri thức khoa học, tức là các nhận thức về chân lý, và lẽ tự nhiên, phương pháp dạy học chủ yếu là do người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm. Và dĩ nhiên, nhiệm vụ của ngưòi học trò là tiếp thụ một cách đầy đủ, trung thành, nhưng là thụ động, các niềm tin chân lý trong các "tri thức khoa học" được truyền giảng đó.

Cho đến đầu thế kỷ 20, khi bắt đầu phát hiện ra có những sự thật trong tự nhiên không thể suy diễn ra từ các nguyên lý của khoa học cổ điển, thì người ta mới bắt đầu nghi ngờ cái sức mạnh "vạn năng" của khoa học cổ điển, và từ đó xem xét lại vị trí và vai trò của nghiên cứu khoa học, coi việc làm khoa học không đồng nhất với việc tìm kiếm chân lý. Từ những phê phán và đề xuất của các trường phái khác nhau như của K.Popper, T.Kuhn, L.Laudan... vào giữa thế kỷ 20, đến các thập niên cuối thế kỷ, chủ nghĩa hiện thực khoa học dung hoà các quan điểm phê phán đó và đề xuất quan điểm cho rằng có một thế giới tồn tại độc lập và có thể nhận thức được, đồng thời xem rằng mọi tri thức đều là không chắc chắn, có thể sai và đều cần được đánh giá một cách phê phán... Mục đích của khoa họckhông phải là đi tìm chân lý, mà là tìm cách giải quyết vấn đề, tìm những trả lời chấp nhận được cho những bài toán mà con người gặp phải trong cuộc sống. Quan điểm này phù hợp với quan điểm giáo dục mà nhà triết học và giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đề ra từ buổi giao thời của hai thế kỷ 19 và 20, khi ông chủ trương "Học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các "bài toán" của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày. Về phía người thầy giáo, ông ta hành động như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn và cho trẻ biết những gì mà thầy biết về vấn đề được đặt ra". Như vậy, trong nền giáo dục thế giới đã có cơ sở để hình thành một cách học mới, một phương pháp dạy và học mới, nay ta gọi là phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving), thay cho phương pháp cũ là truyền đạt và tiếp thu thụ động các bài giảng có sẵn trong chương trình và sách giáo khoa. Tuy nhiên, phương pháp dạy học mới này đã không phải dễ dàng được chấp nhận và sử dụng trong thực tiễn dạy học ở các nhà trường, mà đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đây mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước khác.

II. Năng lực giải quyết vấn đề và cải cách giáo dục ở nước ta

Sở dĩ người ta có thể sớm đồng tình với nhau về ý tưởng sử dụng phương pháp "giải quyết vấn đề" trong việc dạy và học, nhưng trong thực tế việc thay đổi cả một hệ thống để thực hiện một phương pháp dạy học như vậy không hề đơn giản, đòi hỏi nhiều chuẩn bị công phu, cho nên ta không lấy làm lạ về việc phương pháp mới đó chậm được phổ cập trong thực tiễn giáo dục ở các nước. Ở nước ta, cũng đã có một vài nhóm nhà giáo thử đưa phương pháp giải quyết vấn đề (thường được gọi là giải quyết tình huống - situation solving) như của giáo sư Trần Văn Hà đưa vào trong giảng dạy nông nghiệp, nhưng rồi chưa được sự hỗ trợ cần thiết nên không phát triển được.

Hiện nay, sau nhiều thập niên phát triển, nội dung của phương pháp "giải quyết vấn đề" đã được bồi đắp rất phong phú, được kết hợp với các nội dung về rèn luyện các kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, có thể hình thành nên một môn học mới, làm cơ sở lý luận cho việc rèn luyện và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của bất kỳ ai có nguyện vọng.

Ở Phần Lan là một nước luôn tham gia chủ trì tổ chức các kỳ thi đánh giá trình độ học sinh quốc tế (PISA), từ vài thập niên gần đây, phương pháp "giải quyết vấn đề" đã được xem là một yếu tố quan trọng trong cải cách giáo dục, và là một nội dung trong đổi mới chương trình và sách giáo khoa của các cấp học từ phổ thông đến đại học. Ta biết trong hầu khắp các nước, rèn luyện năng lực sáng tạo cho người học là một điều quan tâm đặc biệt. Dạy học theo cách truyền thống thì chỉ lo chất đầy - càng đầy càng tốt - kho kiến thức cho người học, vì kiến thức được xem như là của báu đã được chuẩn bị sẵn, người học chỉ cần chiếm giữ được càng nhiều càng tốt. Còn dạy học theo cách "giải quyết vấn đề" hay "giải quyết bài toán" thì kiến thức mà người học cần có để giúp anh ta giải quyết được bài toán phải do chính anh ta tìm ra, sáng tạo ra qua một tiến trình tìm hiểu bài toán, đặt vấn đề, tưởng tượng các mối liên quan, đặt giả thuyết và so sánh, đánh giá các giả thuyết, lựa chọn giả thuyết thích hợp, rồi tiếp đó dùng các kiến thức đã có cùng với các giả thuyết mới để đề xuất các lời giải cho bài toán, đánh giá các lời giải cho đến khi tìm được lời giải thoả đáng, có thể chấp nhận được. Như vậy, "giải quyết vấn đề" thực tế là một quá trình sáng tạo của người học, người học phải tự mình vận dụng các năng lực trí tuệ của mình để liên tục tưởng tượng, tìm kiếm, sáng tạo..., để rồi có được cái cảm giác là tự mình sáng tạo ra cái kiến thức mà mình cần có, chứ kiến thức không phải là cái mà mình được hưởng sẵn từ đâu đó một cách thụ động. Vai trò của người thầy không phải vì thế mà bị coi nhẹ, mà như J.Dewey xác định, đó là vai trò của người đồng hành như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn, và cho người học biết những gì mà thầy biết về vấn đề được đặt ra; có nghĩa là người thầy không đóng vai trò là người rao giảng và truyền thụ những "niềm tin chân lý" đã có sẵn, mà là người bạn cùng với học trò chia sẻ những vui buồn trên con đường cùng tìm kiếm những kiến thức trong một tiến trình sáng tạo. Học theo cách đó người học sẽ có được niềm vui của người biết tìm kiếm và sáng tạo, có khả năng chủ động tự tìm kiếm kiến thức và giải pháp cho những bài toán mà mình có thể gặp phải trong cuộc đời, người dậy có thêm nhiều khả năng truyền thụ cho người học nhiều loại hiểu biết, cả những hiểu biết đã chứng minh được một cách lôgích cũng như nhiều hiểu biết còn dưới dạng những dự đoán, giả định, giả thuyết, vv...

Trong nhiều thập niên gần đây, phương pháp "giải quyết vấn đề" đã được đưa vào như là một yếu tố quan trọng trong cải cách giáo dục ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đã tham gia vào chương trình PISA, trong đó có Phần Lan là một trong số các nước chủ trì PISA, và cũng là nước đạt điểm cao nhất về năng lực "giải quyết vấn đề" trong các kỳ thi của PISA.

III. Một đề nghị

Tôi nghĩ rằng "giải quyết vấn đề" là một nội dung mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21, ta nên tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa dần yếu tố giải quyết vấn đề vào như là một yếu tố tích cực trong cuộc cải cách giáo dục hiện nay của chúng ta. Tất nhiên, để đưa được một nội dung và phương pháp mới như vậy vào một chương trình giáo dục cải cách, ta phải trù tính một lộ trình gồm một số bước chuẩn bị được thực hiện chu đáo, bao gồm:

1. Tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung của giải quyết vấn đề cùng với các phương pháp tư duy phê phán và tư duy sáng tạo trong triết học về khoa học và trong giáo dục, đồng thời tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục;

2. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giải quyết vấn đề, đồng thời với việc biên soạn lại sách giáo khoa một số môn khoa học theo hướng sử dụng các phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề;

3. Thực hiện thử nghiệm việc dạy và học theo phương pháp mới, đồng thời tiến hành phân tích, rút kinh nghiệm; sau đó tuỳ kết luận mà tiến hành ứng dụng một cách đại trà phương pháp giải quyết vấn đề trong cải cách giáo dục, chủ yếu là ở các khâu: bồi dưỡng giáo viên phổ thông; biên soạn lại sách giáo khoa trước hết của các môn toán học, khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học; phổ biến việc bồi dưỡng giáo viên và học viên các trường sư phạm các kiến thức về phương pháp giải quyết vấn đề để họ chủ động tiến hành việc ứng dụng ở bất kỳ đâu mà phương pháp đó có thể góp phần nâng cao được cho học sinh các khả năng tư duy độc lập và sáng tạo trong học tập.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Giáo sư Phan Đình Diệu: "Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống"

    25/12/2008Trịnh Vĩnh Hà thực hiệnVới tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.
  • Một lần với giáo sư Phan Đình Diệu

    15/12/2008Nguyễn Thị Ngọc HảiLà một giáo sư uyên bác, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc VN, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học giáo dục, chắc ông có nhiều “đất” để phản biện. Tôi nghĩ sẵn điều đó để hỏi ông và hy vọng sẽ có nhiều chuyện hay, sẽ được ông “bùng nổ” các suy nghĩ sâu sắc trước cuộc sống đang bộn bề, lắm ý kiến như hiện nay.
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Một nền học của ta và cho ta

    07/05/2007GS. Phan Đình DiệuNền học mới mà ta chủ trương xây dựng, phải là một nền giáo dục có nội dung tiên tiến, hiện đại và truyền thống. Hiện đại là nói đến tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại, đã và đang có những bước tiến vượt bậc và có tác động to lớn đến sự chuyển biến của kinh tế và xã hội loài người hiện nay; còn truyền thống phải chăng là những cái hay, cái đẹp trong nền học của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay, đã góp phần tạo nên cái cốt cách tinh thần của dân tộc ta trong quá khứ và vẫn còn cần thiết cho cuộc sống hôm nay?
  • “Một thứ toán kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm”?

    25/09/2006Chu Văn KhánhGiáo sư Phan Đình Diệu là một trong những nhà khoa học có nhiều bài viết, nhiều nỗi niềm trăn trở về nền giáo dục nước nhà. Năm 2004, ông cùng một số nhà khoa học tham gia thảo luận và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ một bản báo cáo kiến nghị về việc cải cách nền giáo dục hiện nay. Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề đã và đang gây bức xúc trong ngành giáo dục...
  • 6 kỹ năng giải quyết vấn đề

    12/07/2006Thương LinhLà một nhà quản lý, hàng ngày bạn phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Có bao giờ bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp?
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • Bứt khỏi những quan điểm hạn hẹp về giáo dục

    10/02/2003Việc phê phán Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như đã trở thành một chủ đề khá thường xuyên trên báo chí gần đây. Tôi là người nặng lòng với công tác giáo dục, vốn đã từng dạy học từ phổ thông đến đại học trong nhiều năm rồi tham gia công tác nghiên cứu triết học và xã hội học, tôi không thể không lên tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhất quán một ý mà chưa có dịp nói cho kỹ: không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục và đào tạo, mặc dầu trách nhiệm này là không thể lẩn tránh.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • xem toàn bộ