Phương Tây cũng yêu chân thành nghiêm túc

08:57 SA @ Chủ Nhật - 15 Tháng Giêng, 2006
Từ xứ sở sương mù, cô bạn Minh Lê, đã cùng Tuổi Trẻ Online trao đổi những suy ngẫm, nhận định rất riêng về tình yêu, về gia đình... Đi du học ở Anh nhiều năm qua, nhưng những cảm nhận của Lê vẫn rất Á Đông.

Lê còn giúp chúng ta hiểu hơn: người trẻ phương Tây có nhiều người rất coi trọng tình yêu và yêu nghiêm túc...

* Tình yêu ngày nay còn sự lãng mạn không? Vì sao?

- Theo tôi thì tình yêu từ xưa đến nay và cả trong tương lai lúc nào sẽ vẫn có sự lãng mạn. Vấn đề là sự lãng mạn phần nhiều mang tính chủ quan, và chỉ được đánh giá chính xác bởi “đương sự”.

Có những cặp yêu nhau, người khác nhìn vào thì bảo là “sến chảy nước”, cặp khác thì được gán cho hai chữ “khô khan”, nhưng cuối cùng miễn hai người cảm thấy hạnh phúc khi chia sẻ sự “khô khan” hay “sến chảy nước” đó - thế là đủ lãng mạn rồi.

* Trong đời sống du học sinh, sự lãng mạn của tình yêu được biểu hiện thế nào – nhất là khi các bạn sống xa nhà?

- Tình yêu của du học sinh nhìn chung được chia ra làm 2 lọai: yêu gần và yêu xa (cười). Đối với yêu xa, thì tình yêu... vượt lên không gian và thời gian, nên bản thân việc chấp nhận sự thử thách đó đã là một sự lãng mạn trong tình cảm đáng trân trọng rồi. Mặc dù vậy, những thử thách này đôi khi cũng làm cho sự lãng mạn nhiều khi cũng chất chứa cảm giác bất lực, và thất vọng. Đối với yêu gần thì ngược lại, “nhất cự ly” coi như là chắc ăn rồi, “nhì tốc độ” nhiều khi còn... trên cả chắc ăn.

Sống xa nhà, đời sống mới thì vất vả và cô đơn, xung quanh không nhiều người Việt, bạn nước ngoài thì cũng khó chia sẻ, vì trở ngại về ngôn ngữ, về văn hóa (mà nhiều khi cũng chỉ là do thành kiến không thích “mắt xanh mũi lõ”). Vậy nên, một anh chàng dễ thương sẵn sàng ngồi tâm sự suốt hàng giờ đồng hồ, một trong số ít người có thể biết chính xác những tình cảm mà nàng đang có (vì chàng cũng đang cùng có những biến động tâm lý tương tự)... hay một cô bé nấu một nồi bún riêu thật nóng, đậm đà hương vị trong cái lạnh của mùa đông, đặc biệt khi mình đang thèm đồ ăn Việt Nam đến... cháy lòng thì còn gì lãng mạn hơn?!

* Quan niệm yêu đương truyền thống của VN nói riêng và phương đông nói chung có tác động đến đời sống văn hóa của giới trẻ ở nước bạn đang theo học?

- Bạn trẻ phương Tây có rất nhiều những cặp yêu chân thành nghiêm túc, coi trọng gia đình, và điều này họ thừa hưởng từ chính gia đình nề nếp của họ, chứ không phải là vì họ... học hỏi phương Đông.

Mình nghĩ thật là sai lầm mỗi khi một bạn trẻ Việt Nam muốn sống lối sống tự do, buông thả thì lại bảo: “Vậy mới Tây!”. Thật ra, đúng là cũng có “Tây” sống buông thả, nhưng phần lớn giới này thường rơi vào nghiện ngập, thất nghiệp, sống dựa vào trợ cấp xã hội, và thường sống trong cô đơn khi về già, không gia đình và sức khỏe sa sút.

Trong khi đó, những bạn trẻ phương Tây sống tích cực thường có lối sống rất tiết kiệm còn hơn cả người Việt vì đời sống của họ đắt đỏ, và họ phải làm việc rất vất vả trong môi trường nhiều áp lực, hối hả, trung bình một ngày 10 - 12 tiếng, nên họ rất quý đồng tiền họ làm ra.

Các gia đình phương Tây thường ít con, nên chuyện bố mẹ sau một ngày làm việc cực nhọc, về đến nhà nấu nướng dọn dẹp (vì không có người giúp việc), còn tranh thủ giúp con làm bài tập ngay trong bếp (vì thuê gia sư không phải rẻ)... là chuyện thường ngày. Đứa trẻ lớn lên có nhiều lựa chọn, có thể chọn sống độc thân không bao giờ lập gia đình, mà không sợ áp lực xã hội cho là “lập dị”, là “ế” như ở Châu Á. Được nuôi dưỡng bằng tình cảm và sự hy sinh của bố mẹ, các bạn trẻ này xem gia đình là điểm tựa, là nguồn “năng lượng” trong cuộc sống căng thẳng và nhiều cạnh tranh.

Chính vì vậy, các bạn trẻ này rất “kỹ tính” khi nói đến chuyện hôn nhân, thường lập gia đình muộn nhưng gia đình thì vững chắc hơn. Về già, con cái tuy không ở gần, họ vẫn không cô đơn vì sống với người bạn đời, lương hưu rất khá, nên họ có thể đi du lịch, tham gia họat động xã hội. Những năm tháng tuổi trẻ họ sống điều độ, nên sức khỏe khi về già thường rất tốt nên họ sống lâu hơn, và khỏe mạnh.

Phương Tây hay phương Đông gì cũng vậy, tự do cá nhân sẽ cho các bạn trẻ ngày càng nhiều lựa chọn hơn mà không sợ bị áp lực của xã hội, của dư luận. Vấn đề còn lại là sự lựa chọn của các bạn trẻ cho chính cuộc sống của mình, lựa chọn con đường dễ dàng hưởng thụ trước mắt, hưởng thụ cho riêng mình hay con đường hy sinh cho những ước mơ lâu dài hơn, cho những người thân yêu xung quanh mình. Mà cuộc sống ở đâu thì cũng vậy, cũng rất công bằng, “một hành vi tạo nên một thói quen, một thói quen tạo nên một cách sống, và một cách sống thì tạo nên một số phận”.

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Tình dục của con người

    04/03/2014Nguyễn KiênNhững đề xướng “cách mạng tình dục”, “Giải phóng tình dục” hay “lành mạnh hoá” đời sống tình dục”…tất cả những điều đó chỉ có thể được coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi liên hệ tình dục được quan niệm đầy đủ về ba mặt sinh hoc - tâm- lý - tâm linh. Làm ngược lại, liên hệ tình dục sẽ bị phá hỏng và tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
  • Ngân hàng tình yêu

    22/10/2012Nhà tâm lý học Trịnh Trung HòaKhông ít người tưởng rằng việc ta yêu ai hay ghét ai là do ý muốn của mình, hay nói khác đi do lý trí chúng ta quyết định. Nhưng thực ra trong chuyện này, lý trí không giải quyết được gì, vì tình cảm có quy luật riêng của nó. Tuy nhiên khi nói đến những điều này chúng ta thường cảm thấy rất mơ hồ, đôi khi rối như mớ bòng bong. Nhưng từ khi lý thuyết ngân hàng tình yêu (love bank) của Williams Harley, nhà tâm lý học hiện đại người Mỹ, nguyên nhân yêu, ghét mới được lý giải rõ ràng, nhiều chuyên gia tâm lý đã áp dụng nó vào việc cứu vãn hôn nhân...
  • Đừng "đánh đu" với tình yêu văn phòng

    11/12/2005Văn phòng, công sở là nơi dễ dàng nảy sinh tình cảm nhất. Các bạn có thể đến với nhau bởi một tình yêu đẹp, thân ái và giúp đỡ nhau trong công việc. Nhưng ở đó cũng là nơi nhiều lời gièm pha, chuyện phiếm, những cái bẫy lừa gạt, ganh ghét và chơi xấu nếu không có môi trường làm việc tốt
  • Để duy trì tình yêu bền vững

    05/12/2005N.T theo Woman’s dayCuộc sống lứa đôi thường không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn, điều quan trọng là bạn biết cách chế ngự chúng để hạn chế tối đa những đáng tiếc có thể xảy ra. Cách giải quyết hậu quả nhất để thắt chặt tình cảm vợ chồng cần dựa trên ba nguyên tắc...
  • Công việc và tình yêu

    15/10/2005Ngọc LanLàm thế nào để chú chuột tham lam mang tên công việc không thể ngang nhiên gặm nhấm nham nhở chiếc bánh kém Tình yêu, bằng hàm răng nhọn hoắt và bộ móng vuốt sắc nhọn mà người ta quen gọi bằng những cái tên như họp hành, đi công tác xa, làm thêm giờ…
  • Khéo léo - bí quyết duy trì tình yêu

    16/07/2005Phái mày râu luôn "gục ngã" trước những phụ nữ dịu dàng, khéo léo về mọi mặt, nhất là trong cách cử xử, giao tế. Các bạn gái hãy tham khảo 5 lời khuyên dưới đây để có thể giữ mãi chàng ở bên mình
  • Nguyễn Văn Thạc - Tình yêu và hạnh phúc

    06/07/2005Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán - Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời đã viết hàng trăm trang thư, nhật ký và nhiều bài thơ có giá trị về chuyện đời, chuyện người… Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Thạc đã viết lên đời mình và mãi để lại cuộc sống này một dấu ấn đẹp về tình yêu và hạnh phúc...
  • xem toàn bộ