Khoảng cách thế hệ: có đáng sợ?

02:13 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Tám, 2013

Không phải bây giờ mới có vấn đề này. “Chứng cớ” là từ điển Oxford đã có nó từ lâu với định nghĩa rất khoa học: generation gap là sự khác biệt về thái độ giữa những người khác thế hệ. Trong đó, chữ “thái độ” được giải thích là sự suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về một sự việc, một người nào đó.

Chỉ lấy một thí dụ mà nhà nào cũng có: cách tiêu tiền. Cha mẹ, những người đã sống qua nhiều năm chiến tranh, đói nghèo, cấm vận kinh tế nên thường rất tiết kiệm. Chi tiêu phải suy nghĩ đến mức “lấy thân che của”. Nhiều bà mẹ chẳng bao giờ dám vứt đi cái gì. Còn vài miếng cũng ăn cố kẻo phí, đồ dùng nhặt nhạnh chất đầy nhà.

Các con về chơi phải lên tiếng cảnh cáo: “Nếu ba mẹ còn cóp nhặt kiểu biến nhà mình thành cửa hàng đồ tầm tầm thì chúng con không cho… “con Chua” về đây nữa đâu!” Nghe vậy ông bà hoảng hồn. “Con Chua” là đứa cháu ngoại yêu quý, ông bà trông ngóng tới ngày nghỉ để đón cháu. Nay bọn con quỷ quái đánh ngay vào niềm hy vọng này để trừng phạt! Chỉ vì mỗi tội không chịu vứt đi cái gì từ cái bao bì, vỏ hộp, lon chai (nói của đáng tội, những thứ này bây giờ thiên hạ làm đẹp quá, bỏ đi rất tiếc)? Các con bảo: “Bây giờ đồ dùng tràn ngập ra, khi nào cần là có ngay, đáng bao nhiêu. Có những thứ ba mẹ cất đi, lau dọn hầu hạ nó cả đời mà có thấy dùng đến nó đâu?”

Đi du lịch mới khiếp. Con cái thuê cả chuyến xe. Không đi xe hàng hay xe của đoàn, lý do rất đơn giản: chúng có con nhỏ, phải có phương tiện tốt, thí dụ dọc đường em bé buồn ị chẳng hạn. Xe sẽ đỗ vào lùm cây ven đường và bỏ xuống cái bô dưới bóng mát cho em bé vừa ngồi vừa… ngắm trời mây, không việc gì mà cuống quýt, chẳng có ai giục giã. Đấy! Lao động vất vả kiếm đồng tiền chỉ cốt để nó hầu hạ lại mình những lúc như thế. Vậy mà bậc cha mẹ thì cho là xài sang quá. Thuê khách sạn đắt tiền, dịch vụ hoàn hảo để… ngủ, còn suốt ngày dưới biển, phí quá. Đến bữa ăn ở nhà hàng thì cha mẹ nhẩm tính: “Đĩa rau muống xào tỏi giá những bốn chục ngàn, ở nhà tao mua mớ rau muống năm ngàn, hai ngàn tỏi, cho là dầu mỡ, bếp gas đi giỏi lắm mười ngàn. Thật là cắt cổ!” Các con bật cười: “Ba mẹ ơi, đi chơi đi nghỉ mình chi tiêu rộng rãi cho người ta sống với chứ. Người ta đầu tư xây dựng, thuê người hầu hạ ba mẹ từ cái khăn lạnh cho tới người lau nhà, tính vậy coi sao được”.

Những chuyện như vậy nhiều lắm. Khác nhau trong cách kiếm tiền và tiêu tiền. Cái gì cũng có giá trị của nó hết. Con cái nói vậy và nó tha hồ chi tiêu. Cho như vậy là đúng lúc, và đồng tiền đã hầu hạ xứng đáng chủ nhân.

Vấn đề khác biệt ấy dễ đi đến mâu thuẫn, nếu sự thương yêu nhường chỗ cho tính toán đơn thuần về vật chất. Các bậc cha mẹ hiểu thời đại thì bảo: Con cái có lý lẽ của chúng. Một sử gia Pháp đã nói: Trong các quốc gia dân chủ, mỗi thế hệ là một “bộ lạc” mới. Khái niệm generation gap được dùng ở Âu Mỹ từ những thập niên 60. Người ta quen với các thế hệ đã có tên gọi như: thế hệ cựu chiến binh sinh ra những năm hậu quả đại chiến thế giới lần thứ nhất 1922 – 1943; thế hệ baby boomers – trẻ em bùng phát, sống nhiều lý tưởng, ước mơ sinh 1946 – 1964; thế hệ X tự lập, thạo kỹ thuật 1965 – 1979 và thế hệ Y1980 – 1994 lạc quan, thực tế; bây giờ thì có @hay nhiều tên gọi khác.

Vậy là thế giới phát triển đa dạng, biết chấp nhận sự khác biệt đã trở thành một đặc điểm thời đại. Vậy thì ai cũng là con của cha mẹ, trở thành cha mẹ của các con, rồi làm cha mẹ của cha mẹ (tức làm ông bà) và cuối cùng là trở về làm con của các con lúc đã già cần được nuôi dưỡng – câu tổng kết này là của bác sĩ Mỹ Milton Greenblatt, do bác sĩ Nguyễn Ý Đức sưu tầm và dịch.

Hiểu biết, chấp nhận sự khác biệt và đa dạng giúp con người sống với cả nhân loại, cớ gì không thể áp dụng để sống với những người thân yêu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải?

    22/12/2016Nhóm PV SVVNXung đột thế hệ có thể chỉ là một cuộc tranh luận nảy lửa giữa bố mẹ và con cái, nhưng đôi khi cũng có thể là mâu thuẫn đỉnh điểm phải cần đến sự can thiệp của tòa án.
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • Những xu hướng ra đời từ tháng 5/1968.

    10/11/2008Nhóm phóng viên Quốc tế-Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó một năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này...
  • Thế hệ sau năm 1968

    06/11/2008Meta WagnerCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng… đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm).
  • Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

    05/11/2008Nhóm Phóng Viên Quốc tế Hội NhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…đã được định hình trong năm 1968 ( hoặc trước, sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Chủ nghĩa chuộng giới trẻ ở phương Tây đã hết thời?

    22/10/2008Lưu Hương Thanh dịchNgười ta từng coi những người đã vào độ tuổi 50 là những kẻ ngoài cuộc vì cho rằng họ không còn tinh thần chiến đấu, không còn sức tiến lên… Thế nhưng thực tế gần đây đã chứng minh ngược lại. Một xu hướng mới đang được hình thành ở các nước phương Tây, mà theo chuyên gia ngành xã hội học người Pháp Francois Dubet thì “lực hút” của xã hội đang được chuyển dần từ thanh niên sang những người ngoại tứ tuần.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • xem toàn bộ