Suối Nguồn (The Fountainhead)

10:39 CH @ Thứ Năm - 29 Tháng Chín, 2016
Tác phẩm "Suối nguồn" của nữ tiểu thuyết, triết gia Mỹ Ayn Rand. “Suối nguồn” giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi căn cốt:
- Thế nào là một người sống thứ sinh?
- Tại sao những kẻ sống thứ sinh lại sơ hãi những người tư duy độc lập?
- Mục đích cuộc đời anh ta là gì?
- Chúng ta thường hỏi nguồn gốc của mọi hành vi ti tiện, xấu xa trong xã hội là gì?
- Thảm hoạ của thế giới là gì?
- Làm thế nào để tránh được thảm họa?
- …
“Suối nguồn” của Ayn Rand viết về một xã hội nhỏ của ngành kiến trúc và có liên quan tới báo chí, song chỉ cần đổi hai chữ kiến trúc thành công nghiệp phần mềm cũng phù hợp. Tác phẩm đã có tác động sâu sắc tới sự phát triển cơ sở thượng tầng tư tưởng của xã hội Mỹ và bao công dân xứ cờ hoa đã lột xác về nhận thức và thay đổi cuộc đời từ những dòng chữ của bà.

- Cuốn sách lọt top những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20, với hơn 6 triệu bản được bán ra.

- Tiểu thuyết kể về anh chàng kiến trúc sư không bằng cấp Howard Roak. Anh luôn đi ngược lại với dòng chảy quyền lực, mưu mô của xã hội.

- Anh luôn dựng lên những công trình khiến người khác phải trầm trồ, và cũng vì lẽ đó là anh bị vùi dập không tiếc thương.

- Nhưng đến cuối cùng anh vẫn giữ niềm đam mê, tinh thần tích cực, và đã được đền đáp.

Dàn nhân vật của tiểu thuyết gồm Peter Keating, Ellsworth Toohey, Gail WynandHoward Roark.

Peter Keating, nhà kiến trúc sư vốn đam mê hội họa, nhưng vì ước nguyện vật chất và trách nhiệm với người mẹ mà phải đưa mình vào thế giới kiến trúc xa hoa. Peter là mảnh tâm hồn hèn hạ và thối nát của con người. Anh ta luôn sống thứ sinh: đời sống được định nghĩa bởi người khác, hành động được hướng dẫn bởi ý chí của người khác. Peter chỉ có thể thấy mình khi nhìn vào trong mắt của những người khác, khi thấy được sự tung hô của đám đông dành cho mình. Và đau khổ thay, sự tung hô đó, sự ngưỡng mộ trong ánh mắt đó lại dành cho những tài năng mà anh ta cũng vay mượn từ người khác. Ngạo nghễ và hoang tưởng trên tiền tài danh vọng, Peter tự coi mình là vua, là cây đinh của mọi quần thể ưu tú, mà không biết rằng hắn chỉ là con kiến bị đàn vô tình dồn đẩy lên vị trí cao trong cuộc chén mồi man rợ. Để rồi, đến già tuổi đời làm việc và cống hiến, Peter mới nhận thấy sự trống rỗng bao trùm, và bắt đầu hành trình tìm kiếm linh hồn của mình bằng những nét cọ sau ngần ấy năm tuổi trẻ, ở cái thời điểm mà Howard Roark chua xót: “Đã trễ rồi, Peter, đã quá trễ!”.

Không ngu ngốc như Peter Keating, Ellsworth Tooheythật vĩ đại, nhưng vẫn ngu ngốc theo một cách vĩ đại. Ellsworth thấu rõ tâm can của quần chúng. Ông ta biết được tất cả lũ người đang chen chúc vô định nhưng lại rất hồ hởi đang cần gì: những con người vĩ đại bài xích cái tôi để dựa vào, những đức tin mơ hồ mông muội để làm theo; bởi họ không có một đức tin vào mình. Ellsworth là người vĩ đại. Ông thấu hiểu được quần chúng và làm cho quần chúng tin mình, nhưng Ellsworth không tin vào sự tỏa sáng của linh hồn cá nhân, đó là sự ngu dốt lớn nhất, là sai lầm lớn nhất của đời Ellsworth. Thay vì hướng quần chúng vào sự thánh thiện, Ellsworth làm cho họ bán đức tin của mình, chạy theo những giá trị phù phiếm, từ đó giành lấy quyền lực. Nhờ những hoa ngôn của Ellsworth, quần chúng điên cuồng tin vào văn học sáo rỗng của Lois Cook; tin vào đống rác rưởi trên sân khấu kịch nói của Ike; tin vào mớ xã luận ngu dốt của Lancelot Clokey. Nhờ đó Ellsworth có quyền lực, quyền lực của đức tin đặt nhầm chỗ. Nhưng kết lại, bản thân Ellsworth cũng là kẻ đánh mất linh hồn đáng thương.

Gail Wynand, nhà tài phiệt trong ngành truyền thông, có một nửa phần của Ellsworth Toohey, nửa phần kia là một con người giận dữ. Ông giận dữ vì sự lạc lõng của linh hồn mình. Gail không thể thấy bên mình một con người sáng suốt, một con người chưa bán đi phần nào của linh hồn. Và giận dữ hơn khi Gail biết rõ rằng đám đông người ngoài kia toàn là lũ sống thứ sinh như thế, chỉ biết sống bám vào sự tồn tại của người khác. Hầu hết cuộc đời mình, Gail sử dụng sự thấu hiểu đó để gom lấy tiền tài, danh tiếng và cả tai tiếng. Với tờ báo “Ngọn cờ New York”, Gail cho công chúng những gì họ muốn thấy: tình dục, tai tiếng, sự nhơ bẩn của xã hội … Một tờ báo bẩn thỉu và không có chính kiến đúng nghĩa, nhưng là tờ báo ăn khách nhất và mang lại nhiều tiền của nhất cho đế chế Gail Wynand. Và như “Ngọn cờ New York”, Gail đã phải chôn sâu cái tôi của mình để đi theo cái xô bồ của công chúng; ám ảnh đến mức ông đã xây một căn phòng ngủ tách hẳn với thế giới; và mỗi giây mỗi phút, Gail lại đau khổ rút bớt con người mình ra khỏi cuộc đời. Để trả thù, Gail ra tay tàn phá những con người có linh hồn, nhưng lại không xứng đáng với cái tôi, cái tài của chính họ; cho đến khi Gail gặp được Howard Roark.

Và cuối cùng là tượng đài về cái tôi của con người: Howard Roark. Anh là nhà kiến trúc sư liều lĩnh trong cả suy nghĩ và hành động. Gạt bỏ xu hướng kiến trúc Phục Hưng, Gothic ….cổ điển mà công chúng đang theo đuổi mù quáng; Howard đi theo tiếng gọi của lí trí để dựng nên những công trình ngạo nghễ mang dấu ấn của mình và mang trong nó khao khát của những người chủ nhân. Howard không màng dư luận, không màng những gì người ta nghĩ gì về mình, bởi anh biết anh có thể sống và tỏa sáng mà không cần sự tồn tại của người khác; anh không cần có ai đó thì anh mới định nghĩa được giá trị con người anh. Howard cực đoan, bạn sẽ nghĩ như vậy, và tôi cũng nghĩ vậy; bởi ta không thể tin được sự nguyên vẹn đến hoàn hảo như thế của một tâm hồn. Nhưng hãy nghe Howard Roark nêu lên tuyên ngôn của mình, cũng là cái chốt của “Suối Nguồn”

Tác phẩm vẫn mang đậm tính thời đại ngày nay. Vài bài học rút ra như sau:

- Bạn có điểm mạnh, lý tưởng và đức tin, song bạn cũng cần sự thấu hiểu và thông cảm với cộng đồng. Có thể cộng đồng chưa biết và chưa kịp hiểu hết những gì xuất sắc bạn làm, song bạn cần thay đổi để hoà nhập với cộng đồng. Nhân vật hoà nhập cộng đồng là kiến trúc sư tốt nghiệp xuất sắc Peter Keating, nhân vật lý tưởng cá nhân hoá, kiến trúc sư chưa tốt nghiệp Howard Roark. Và bạn nên hoà nhập với cộng đồng để có thể sống như những người khác. Không sẽ rất khó khăn với bạn.

- Truyện thể hiện khá bất khuất cái kiên cường của lý tưởng cá nhân. Thể hiện cái gọi là: chân lý không thuộc về số đông rất rõ ràng. Có thể bạn bị chết đói, bị ném gạch mắng chửi. Song bạn ko hề phản ứng, mặt vẫn lạnh tanh bảo vệ quan điểm. Bây giờ ở VN hơi ít cái này: hơi tý là dựa vào quyền lực, bố mẹ, con cháu, tiền bạc, dục vọng...

- Về thủ đoạn: có thể nói Any Rand rất thành công xây dựng thủ đoạn, về loại bỏ đối thủ của Peter Keating, về cách làm "nổi tai tiếng" của ai đó của Ellsworth M. Toohey - chủ một cột báo trong tờ Ngọn cờ NewYork, tờ báo bình luận các toà nhà được thiết kế. Một ý chí chiến đấu khá ngoan cường của Dominique Francon, người yêu của Roark, rồi là vợ của Keating, chỉ với mục đích giải oan cho Roark, và tiếp theo làm vợ Gail Wynand, nhà tài phiệt chủ tờ Ngọn cờ, cũng để chiến đấu vơi tâm lý của kẻ đã gieo mầm hại Roark.

- Những kết cục: Có những nhân vật sau khi đã đạt được mọi quyền lực bỗng nhận ra những mất mát và thấy hổ thẹn vì những cái gì mình tạo nên đều dưa trên những thối nát mục rữa, cảm thấy bất mãn với những gì có được cho chính mình, vì trươc kia họ cũng từ những đói khổ mà nên. Có những nhân vật khi buộc những nhân tài khác không theo được ý tưởng mình đã trở nên bứt dứt, ko điều khiển được chính bản thân. Có những nhân vật luôn thấy bình an ở trong mọi chuyển động hỗn độn của cuộc đời. Có lẽ những bạn trẻ VN cần học theo đối tượng thứ 3 này.

Điều phi lý:Truyện dài, song có vẻ như ngành kiến trúc của Mỹ những năm 40x chỉ có 1-2 nhà kiến trúc. A. Rand quá đề cao 1-2 nhân vật này, mà thực tế cũng phi lý cái kết quả làm việc của họ. Thực tế là, con người khó tính hơn nhiều khi xem một bản thiết kế. Thực tế có những toà nhà rất quan trọng song được xem nhẹ và gần như không thiết kế cẩn thận- nó như kiểu rửa tiền, lại không được cụ nhắc tới.

Những đoạn quote tâm đắc:
"Em không đứng ở điểm cuối của bất cứ truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống." (Howard Roark)

Đây không phải là thế giới nó đã là, mà là một thế giới nó sẽ là” (Howard Roark)

"Có những người nhận ra thế-nào-là-tốt-nhất nhưng lại không muốn đạt được điều đó?" (Mallory)

"Điều tồi tệ nhất phải là giết chết khả năng giả vờ có lòng tự trọng." (Dominique)

"Và ở đây, loài người đối mặt với lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong 2 cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám chọn cách thứ hai." (Howard Hoawk)

"Em phải học cách không sợ hãi thế giới này. Không để nó nắm giữ em như bây giờ nó đang nắm giữ em. Không để nó làm em tổn thương như nó đã làm em tổn thương... Anh phải để em tự học lấy điều đó. Anh không thể giúp em. Em phải tự tìm lấy cách của mình..." (Howard Roark)

"Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo" (Howard Roark)

"Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì, chứ không phải anh ta đã làm được hoặc không làm được gì cho người khác." (Howard Roark)
"Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ – để người ta có thể trở thành người đức hạnh…" (Howard Roark)

"Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng” (Howard Roark)

Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này" (Howard Roark)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • 25 câu nói của Ayn Rand – một trong những triết gia hàng đầu của chủ nghĩa tự do

    15/09/2016Xin mời đọc giả đọc 25 danh ngôn của bà để hiểu được một phần về bà cũng như những giá trị bà bảo vệ. Đọc giả nếu muốn đọc thêm những tác phẩm của Ayn Rand có thể bắt đầu với cuốn Suối Nguồn (The Foundtainhead) và Atlas Shrugged, hai tác phẩm tiêu biểu nhất của bà...
  • Suối Nguồn (The Fountainhead)

    20/03/2016Nói về cuốn sách "Suối Nguồn" (The Fountainhead) của tác giả Ayn Rand, 1 bạn đọc đã nhận xét "Đây là cuốn sách rất đáng đọc. Không có nhiều nhân vật, không quá nhiều tình tiết, không có sự cầu kỳ văn vẻ nhưng thực sự rất lôi cuốn. Làm con cừu giữa đàn hay là người tự do cô độc..."
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....