Sài Gòn mất Givral: Ý dân ở đâu? (*)

Nhà đô thị học, Ủy viên Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM
08:06 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Tư, 2010

>> Xem thêm:Mã gen của một thành phố

Tại sao các thông tin về quy hoạch, kiến trúc để được phản biện thường không công khai? Lẽ nào chúng ta lại cho rằng "Dân biết gì mà góp ý"? Phương pháp chuyên gia không thể thay thế cho sự tham gia của cộng đồng.

Mấy hôm nay, các nhà văn, nhà sử học và giới trí thức xôn xao về chuyện quán café Givral bị xóa bỏ không thương tiếc và đặt câu hỏi tại sao lại ra nông nỗi này?

Nếu nhìn lại thì hiện tượng Givral đột tử không phải là đầu tiên mà trước đó có nhiều chuyện tương tự như thế đã diễn ra ở thành phố này. Chẳng hạn, đó là sự biến mất của dãy nhà cổ hơn 100 năm tuổi trên đường Trần Văn Kiểu, quận 5 chạy dọc kênh Tàu Hũ khi xây dựng tuyến đại lộ Đông Tây; Nhà hát TP chỉ còn là bao diêm bên cạnh người khổng lồ Caravelle...

Thông tin thành của hiếm

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất của tiến trình phản biện, góp ý cho việc hoàn thiện bất kỳ chính sách, dự án nào liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cố nhiên trong đó có quy hoạch, kiến trúc phải được công khai và minh bạch trước bàn dân thiên hạ. điều đó có nghĩa là người dân phải được biết thì mới có thể thực hiện được quan điểm của Đảng đưa ra là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ở các nước phát triển thì đây là một nguyên tắc bất di bất dịch của dân chủ hóa. Các dự án liên quan đến người dân ở các cấp từ quốc gia đến cộng đồng đều phải được công bố trên bản tin công cộng, phòng triển lãm, mạng Internet. Người dân có quyền được biết các ý tưởng, thiết kế, dự toán tài chính công trước khi dự án thực hiện và điều chỉnh sau khi nhận được góp ý một cách tường tận, thậm chí họ còn có quyền chất vấn, đối thoại với chính chủ dự án. Ở Việt Nam thì đây còn là chuyện ít xảy ra.

Ở Hà Nội đã có một vài cuộc triển lãm như thiết kế nhà Quốc hội, quy hoạch tổng thể Hà Nội, tuy phần nào còn hình thức nhưng vẫn khá hơn mọi nơi trong cả nước. Ở TP.HCM, các cuộc trưng cầu dân ý rộng rãi về dự án quy hoạch, sắp xếp lại thành phố ở cấp vĩ mô hay các công trình đơn lẻ có ý nghĩa còn khá hạn chế. Các phương pháp chuyên gia được đề cao nhiều hơn là sự tham gia của cộng đồng. Có vị lãnh đạo cấp sở cho rằng “Dân biết gì mà góp ý”, còn với các nhà đầu tư thì không đời nào và không bao giờ muốn công khai quy hoạch, thiết kế, bởi vì với họ lợi nhuận là trên hết, còn giá trị lịch sử, văn hóa chỉ là thứ phù phiếm. hơn nữa, họ sợ hỏng việc do sự góp ý của người dân, nhất là sợ đối mặt với các nhà quy hoạch, kiến trúc sư.

Minh bạch để chống đi đêm, xin-cho

Việc công khai sớm các quy hoạch, thiết kế sẽ giúp cho giới lãnh đạo và các bộ phận quản lý nhà nước nắm bắt được thông tin để ngăn ngừa hay điều chỉnh những sai sót, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù TP có Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc TP đóng vai trò là người thẩm định và người gác cửa cuối cùng nhưng không thể loại trừ hết sai sót. Bởi không ai và không bộ phận nào có thể nhìn thấy hết mọi góc cạnh của vấn đề. hơn nữa, việc công khai, minh bạch cũng giảm bớt được phần nào việc đi đêm và giao dịch dưới gầm bàn trong cơ chế “xin-cho”.

Tiến trình đô thị hóa và nâng cấp, chỉnh trang ở TP chưa chấm dứt. Tới đây sẽ còn rất nhiều dự án lớn tiến hành ở TP như bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám, bãi đậu xe ngầm ở sân khấu Trống Đồng, nhà hát giao hưởng ở Công viên 23-9, quảng trường trung tâm ở Thủ Thiêm, khu thương mại phức hợp Vincom thay thế cho Eden… Tất cả dự án này đều nằm ở khu vực lõi trung tâm. Các địa điểm này đều được coi là đất vàng, kim cương và ở những nơi cực kỳ nhạy cảm (như trước cửa UBND TP - cơ quan hành chính lớn nhất và là biểu tượng của TP). Do vậy TP cần nhanh chóng ban hành quy chế pháp lý, hình thành cơ chế công khai, minh bạch để cho nhiều người, nhiều giới cùng tham gia và tổ chức các hình thức phô diễn hợp lý cho quảng đại quần chúng nhân dân được biết.

Nếu không làm được điều trên thì khi các công trình mọc lên có thể chúng là điểm nhấn, là niềm tự hào của TP nhưng cũng có thể là nỗi xấu hổ cho muôn đời hoặc là sự tiếc nuối như Givral ngày nay.


(*)Tít và tựa nhỏ do tòa soạn đặt

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Chuyện hỉ, nộ, ái, ố về kiến trúc nông thôn

    16/01/2009KTS Phạm Thanh TùngChuyện về kiến trúc nông thôn trong thời kỳ mới là câu chuyện dài, nó có đủ cả hỉ, nộ, ái, ố như đời người vậy. Đi tìm một mô hình kiến trúc nông thôn mới đòi hỏi không chỉ tài năng, mà hơn cả là cái tâm, lòng yêu quê hương của các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc sư, cùng sự tham gia, sẻ chia của toàn xã hội.
  • Không thể tiếp tục "sống lẹm" vào tương lai

    20/11/2008Nguyễn Trung20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.
  • Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị

    04/05/2007Lương Bửu HoàngKhi đi tìm những bước đầu tiên của kiến trúc, có lẽ trước hết chúng ta thường liên tưởng đến những câu chuyện mang dấu vết của cái hang, cái lều, cái nhà, thành lũy... Những hình thức đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của đời sống hàng ngày: nơi cư ngụ, sinh hoạt và mọi hoạt động của đời sống định cư.
  • Hồn phố

    02/05/2007KTS Phạm Thanh TùngNhững con phố của Hà Nội xưa vẫn thế, chẳng to ra mà cũng chẳng bé đi, cái mạng lưới đường ô cờ mà người Pháp đã vạch ra đầu thế kỷ trước vẫn như thế, cho dù đường đã được trải nhựa thêm bao lần, vỉa hè đã được đào lên lấp xuống bao lần để đặt đường ống thoát nước…Và trên tất cả, nhịp sống sôi động của khu Kẻ chợ xưa vẫn như còn hiển hiện đâu đây.
  • Tránh sai lầm trong quy hoạch tài chính

    02/07/2005Doanh nghiệp thường mong muốn lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình. Các nhà chuyên môn chỉ ra 4 sai lầm và cách phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ về tài chính cho doanh nghiệp.
  • xem toàn bộ