Sáng chế khoa học mới giúp con người cạnh tranh với robot

05:23 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười, 2014

Hiện tại, rất nhiều người đã bị mất việc vì robot. Chính vì vậy, đã có hàng loạt sáng chế khoa học mới ra đời để giúp con người có thể tăng năng suất của bản thân, nhằm cạnh tranh với robot.

Nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, nếu robot thay thế hết phần việc của con người trong lao động, về lâu dài, con người chẳng cần động chân tay mà vẫn dư thừa các sản phẩm để tiêu thụ. Điều này rất có thể sẽ xảy ra trong một tương lai gần nhưng trong hiện tại, rất nhiều người đã bị mất việc vì robot. Chính vì vậy, đã có hàng loạt sáng chế khoa học mới ra đời để giúp con người có thể tăng năng suất của bản thân, nhằm cạnh tranh với robot.


Robot đang xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống

Trong một nghiên cứu về cách tăng hiệu quả lao động của con người, ông Kevin Warwick, giáo sư chuyên nghiên cứu về robot đã tự cấy một chip mạch điện tử vào người, biến bản thân thành nửa người nửa máy.

Ông Kevin Warwick, Giáo sư Robot học cho biết: “Con chip điện tử này kết nối trực tiếp hệ thống thần kinh của tôi với hệ thống máy tính. Nhờ vậy, tôi có thể điều khiển bàn tay robot này từ xa. Thậm chí, tôi có thể ngồi ở New York và di chuyển bàn tay này ở London và còn cảm nhận được những thứ mà bàn tay này động vào”.

Còn nếu viễn cảnh tự biến bản thân thành nửa người nửa máy khiến bạn sợ hãi, bạn có thể uống một liều thuốc modafinil, đây là loại thuốc giúp con người giải quyết công việc trong nhanh gọn, không cần nghỉ ngơi như robot.

Ông Andy Samberg, nhà nghiên cứu Đại học Oxford nói: “Loại thuốc này có tác dụng kích thích hoạt động của thùy não, giúp người dùng tăng khả năng tập trung và tư duy giải quyết những vấn đề phức tạp”.

Tuy nhiên, giáo sư Kevin cũng đã thừa nhận có những thứ chúng ta không thể và không nên thay đổi để bắt chước robot.

Ông Kevin Warwick, Giáo sư Robot học cho biết thêm: “Về khả năng tính toán hay ghi nhớ thông tin, chúng ta không thể so sánh được với trí tuệ nhân tạo. Nhưng nên nhớ rằng, robot có phát triển đến như thế nào thì cũng là do con người phát minh ra, nhằm phục vụ cho con người”.

Nhiều chuyên gia nhận định, Robot có thể sẽ chiếm một phần rất quan trọng trong tương lai nhân loại. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng con người sẽ không cần lao động, vì không máy móc nào có thể thay thế được cảm xúc và khả năng sáng tạo không giới hạn của con người.

Nguồn:VTV
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm 2020, con người sẽ "sống hai cuộc đời"

    05/07/2018Vân AnhNăm 2020, bên cạnh cuộc sống "thực" của mình, nhiều người sẽ được sống một cuộc đời thứ hai. Ở đó, họ được phép sáng tạo lại chính mình bằng các phương tiện truyền thông và có thể tự sinh ra một bản thể mới.
  • Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?

    05/09/2016Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử...
  • Sau 20 năm nữa con người sẽ bất tử?

    03/09/2013Minh ThúyTới năm 2030, con người sẽ đạt được sự bất tử. Và ở thời điểm đó, con người cũng sẽ xây dựng được các bản sao dự trữ những ký ức của mình. Đó là lời tuyên bố mà nhà sáng chế kiêm chuyên gia về ngành tương lai học người Mỹ Raymond Kurzweyl vừa đưa ra mới đây...
  • Cuộc chiến của các cỗ máy

    28/07/2010P. W. Singer - Ngọc Tú lược dịchNgười anh hùng Ulysses, trong sử thi của Homer, ra trận, trải lưu lạc 10 năm mới trở về quê hương. Câu chuyện về người lính chiến đấu cho tới những năm gần đây không khác gì so với 5000 năm trước: rời xa quê hương, lao vào hiểm nguy mà không hẹn ngày trở lại. Tuy nhiên, với những thành tựu trong chế tạo robot chiến đấu, khái niệm của loài người về chiến tranh sẽ thay đổi sâu sắc. Những người “lính máy” sẽ thay thế những người lính bằng xương bằng thịt trong các trận chiến. Chỉ còn là vấn đề thời gian…
  • Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx

    11/11/2009Lữ Phương“Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải biểu hiện ra là một “đống hàng hoá khổng lồ”, còn từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của của cải ấy. Vì vậy, công cuộc của chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích hàng hoá”