Simone de Beauvoir

03:59 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Ba, 2009

Ngày 14 tháng 4 năm 1986, một người đàn bà từ giã cõi đời. Trong tang lễ của bà, người đàn ông từng có một thời yêu bà đã nói một câu có sức lan truyền sâu rộng tức thì: “Phụ nữ, các bà nợ bà ấy mọi thứ.” Hai mươi năm sau, ngày 13 tháng 7 năm 2006, chiếc cầu thứ 37 bắc qua sông Seine ở thủ đô Paris của nước Pháp, dành riêng cho người đi bộ, được khánh thành và mang tên người đàn bà đó: Simone de Beauvoir. Nước Pháp đã vinh danh người đàn bà Pháp vĩ đại nhất thế kỷ 20, và phụ nữ toàn thế giới lấy làm tự hào: Bà là người mẹ của phong trào phụ nữ hiện đại, tác giả quyển sách được coi là Kinh Thánh của phụ nữ: “Đệ nhị giới.”

Trong quyển “Simone de Beauvoir” xuất bản năm 2005 Lisa Appignanesi viết trong lời giới thiệu:

“Đối với thế hệ phụ nữ của tôi, đọc Đệ nhị giới tựa như gỡ được những vảy ghèn khỏi con mắt của mình. Quyển sách này là một diễn giải có tính kiến thức bách khoa, sáng suốt khủng khiếp, và đôi khi gây sửng sốt, về thân phận đàn bà như một “tha nhân” trong một thế giới mà chuẩn mực là nam giới với tất cả quyền lực định đoạt và bao trùm. Cuốn sách cho chúng ta thấy phụ nữ đã bị uốn nắn lại như thế nào trong một thế giới của những khuôn thước đàn ông, phụ nữ đã làm những trò vặn vẹo gì để thích nghi, và làm cách nào để phản kháng cả hai điều đó. Simone de Beauvoir trở thành một kiểu bà mẹ lý tưởng hoá - một người đàn bà đã chọn không có con cái để giữ sự độc lập của mình, để viết, và sinh ra một phong trào mà cương lĩnh hành động đã được đề ra trong cuốnĐệ nhị giới.”

Appignanesi nhận định:

“Từ tiểu thuyết đến luận văn đến tự truyện, bà viết đời mình vào tác phẩm, đồng thời tác phẩm của bà trở thành cuộc đời được chắt lọc. Một năng lực tiềm tàng không thể kìm nén đã cung cấp nhiên liệu cho bà, bà có tài biết sống và một trí thông minh hiếm hoi khiến cho bà dường như trẻ mãi, thực tế là ngày càng cấp tiến với thời gian.”

Simone de Beauvoir chào đời ngày 9 tháng 1 năm 1908 với họ tên đầy đủ là ‘Simone-Lucie-Ernestine-Marie Bertrand de Beauvoir’ trong một gia đình trí thức đang gặp khó khăn tài chính. “Nhưng thái độ của gia đình biến cảnh nghèo túng thành phẩm giá.” Từ thuở ấu thơ Simone “được giáo dục rằng văn hoá và lòng trung kiên quan trọng hơn của cải rất nhiều. Bất chấp sự nghèo khó, Simone được dạy để cảm thấy mình là “một trong cả triệu” và được hướng dẫn coi sở thích đọc sách và học hành thành đạt là biểu hiện của sự ưu việt cá nhân sẽ bảo đảm được số phận tương lai của mình. Tập hợp những giá trị này - một ý thức Thanh giáo, coi thường những bề ngoài vật chất của cuộc sống, một niềm tin rằng sự cứu rỗi nằm trong sự hiểu biết – đã tách Simone khỏi đa số người trong giới của mình và được duy trì trong suốt cuộc đời của bà.”

Simone theo học ở một trường Thiên chúa giáo, gia đình cũng mộ đạo, nhưng Simone không hy vọng vào thiên đàng. Từ nhỏ Simone đã “quyết định cống hiến đời mình cho công việc trí tuệ và gạt bỏ mô hình hiền mẫu. Ở tuổi 15, cô không chút ngập ngừng trả lời câu hỏi “cô muốn làm gì trong cuộc sống sau này?” bằng khẳng định “làm một tác giả nổi tiếng”.

Năm 1927 Simone de Beauvoir tốt nghiệp trường Đại học Sorbonne ở Paris về văn chương và triết học. Năm sau đó, bà bắt đầu chương trình “agrégation” – đào tạo sư phạm - rất uy tín ở trường École Normale Supérieure. Ở đó Simone bắt đầu mối quan hệ với Jean Paul Sartre. Buổi tiếp xúc đầu tiên của Simone de Beauvoir với Sartre được bà kể lại trong hồi ký: “Sartre chào tôi kiểu thời thượng: ông đang hút thuốc lá bằng tẩu”. Nhưng sau đó Sartre chứng tỏ là người thông tuệ, nói nhiều. Do đó bà phải xốc óc tìm ra những tranh luận để đối đáp với ông. Tầm rộng tri thức của ông ta, tính quảng đại như một nhà giáo của ông ta, cũng như sự thiếu tôn kính trong thái độ của cả nhóm bạn của Sartre khiến bà chao đảo. “Khi cả nhóm tụ tập với nhau, ba ‘đồng chí’ thả ga tung đấm. Ngôn ngữ của họ hung hăng, suy nghĩ của họ khẳng định, phán quyết của họ tàn nhẫn. Họ cười cợt trật tự và luật lệ tư sản; họ từ chối đi thi kiến thức tôn giáo: điều này tôi dễ dàng đồng ý với họ. Nhưng về nhiều mặt, tôi vẫn ăn bã trò bịp tư sản; họ đâm kim vào mọi chủ nghĩa duy tâm phình rỗng, nhạo báng đến sát sàn những tâm hồn cao thượng - cụ thể là mọi thứ tâm linh, “đời sống nội tâm”, kỳ diệu, huyền bí, và cao quí đều ngã đổ dưới sự miệt thị thẳng cánh của họ; trong mọi cơ hội có thể có được - trong lời lẽ của họ, thái độ của họ, cử chỉ của họ, chuyện giỡn của họ - họ bắt đầu chứng minh rằng con người chẳng phải là những linh hồn tinh vi tế nhị gì cả mà là những thân thể với xương thịt, bị nhu cầu vật chất cào xới và bị cuốn hút vào một cuộc phiêu lưu dã man là cuộc sống.” Simone sửng sốt. Nhưng cuối cùng bà nhận ra rằng ở đây bà đang tiếp xúc với những người không ngại ngùng nhìn thẳng vào thực tế để bất kính và chất vấn những mặc định thông thường, cả triết học lẫn xã hội, với một sự chính xác kịch liệt. Đó chính là điều bà luôn luôn muốn làm. Rốt cuộc bà cảm thấy thuộc về nhóm này.

Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre

Sau đó, Sartre và Simone không hề rời nhau. Họ trở thành bạn đời nhưng không bao giờ kết hôn. Đối với Simone, mối quan hệ trở nên toàn hảo khi bà nhận thấy Sartre có chung lòng khao khát văn chương với bà. Chuyện này ông còn tiến trước bà nhiều dặm.“ Đã tưởng tôi là một người ngoại lệ bởi vì tôi không thể hình dung sống mà không viết: nhưng ông ấy sống chỉ để viết.”

Hai người đọc tác phẩm của nhau và duy trì cách phê bình thành thật, đối thoại về sản phẩm văn chương của nhau này suốt cuộc đời mà hai người cùng chia sẻ. Kỳ thi agrégation Sartre đứng hạng nhất, Simone hạng nhì. Các giám khảo đã thống nhất ý kiến là mặc dù tài năng, trí tuệ và văn hoá của Sartre quá hiển nhiên, nhưng triết gia thực sự chính là Simone de Beauvoir.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia Pháp tự tử cùng vợ vì tình yêu

    16/11/2017Thanh HuyềnCuối tháng trước, thi thể của triết gia nổi tiếng André Gorz và vợ được phát hiện tại nhà riêng. Hai người đã cùng nhau tự vẫn. Lá thư tràn đầy tình yêu và sự tuyệt vọng Gorz viết cho vợ từ năm ngoái nay được tái bản và trở thành best-seller tại Pháp...
  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Đối mặt với nữ quyền

    06/03/2009Chung Nhi thực hiệnMột người phụ nữ đẹp nói về quyền phụ nữ để đàn ông nghe. Có vẻ như là một sự quá đỗi bình thường. Bình thường đến độ, có thể, đàn ông sẽ tặc lưỡi, lại là chuyện đàn bà đòi quyền lợi. Hoặc giả là, gớm chết những bà, những cô, suốt ngày nhảy tưng tưng lên đòi đấu tranh, đòi bình đẳng giới. Chả ra cái thể thống gì, đàn bà cứ học đòi giống đàn ông... Nhưng hình như người đàn bà này có khác.
  • Phê bình văn học nữ quyền

    04/03/2009Lý LanTrong nửa thế kỷ qua, các học viện trên khắp thế giới, nhất là ở Âu Mỹ, đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng liên quan đến giới tính. Chẳng những số lượng nữ giáo sư và nữ sinh viên tăng nhanh trong các học viện, mà học thuyết nữ quyền còn ảnh hưởng đến nhiều bộ môn học thuật khác, từ triết học, lịch sử, đến ngôn ngữ học, xã hội học, nhân chủng học, truyền thông đại chúng, kinh tế, luật…
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...
  • 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử nhân loại

    22/07/2005Xin giới thiệu với các bạn 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng nhân loại...
  • xem toàn bộ