Sống và Suy ngẫm

08:20 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Tư, 2014

Sống và suy ngẫmTác giả: V.N. Kakar. Dịch giả: Việt Khương, Hạnh Nguyên

V.N. Kakar là một trong những tác giả nổi tiếng của Ấn Độ ở thể loại truyện ngắn. Ông cũng là một cây bút xuất sắc trong lĩnh vực báo chí. Các bài viết của ông đã được đăng tải trên rất nhiều tờ báo và tạp chí lớn của Ấn Độ. Ông sinh ra ở Peshawar vào năm 1923, lấy bằng Thạc sĩ Văn chương đại học Punjab năm 1948.

Sau khi đất nước Ấn Độ bị chia cắt, năm 1948, Kakar tham gia vào bộ máy chính phủ bang Uttar Pradesh, chuyên trách mảng Thông tin. Ông từng làm cố vấn cho nhiều tổ chức như: Chương trình phát triển quốc gia (UNDP), Viện phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Viện quốc gia Hợp tác Cộng đồng và Trẻ em, Liên đoàn Nghị trường Ấn Độ về vấn đề dân số và phát triển…

V.N. Kakar được mọi tầng lớp độc giả Ấn Độ biết đến nhờ những câu chuyện suy tưởng ngắn gọn, súc tích và hài hước, thể hiện một tâm hồn rất nhạy cảm và một cái nhìn sắc bén. Ông lưu giữ toàn bộ những ký ức không bao giờ cũ trong cuộc đời mình theo một phong cách rất sinh động. Sống và Suy ngẫm là một tuyển tập gồm những câu chuyện thú vị, những dòng suy tưởng tinh tế.

Có những câu chuyện bật lên một thông điệp nào đó. Một số khiến ta ngừng đọc trong chốc lát để suy ngẫm. Và cũng có vài câu chuyện chỉ đơn giản là giúp bạn chấp nhận cuộc sống theo đúng bản chất của nó, cùng với một nụ cười.

Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi.

Những câu chuyện trong Sống và suy ngẫm cũng giống như tách cà phê ngon lành vào một buổi sớm mai vậy, khiến người ta thư thái ngay từ làn khói ấm bảng lảng phía trên mặt tách, quyến rũ trong vị nhặn nhặn đắng đắng pha thoáng ngọt của đường, và dư vị ám ảnh dài lâu sau đó.

Từ những cuộc gặp gỡ với các nhân vật quyền lực nổi tiếng ở Delhi cho đến những chuyến đi thực tế, hòa mình vào đời sống bình dị của người dân Ấn Độ trên mọi nẻo đường, V.N. Kakar đã viết nên những mẩu chuyện nhỏ đầy chất suy tưởng. Những câu chuyện ấy có khả năng len vào mọi ngóc ngách của đời sống đô thị Ấn Độ, phác nên bức tranh về tâm hồn người Ấn, về nền văn hóa sông Hằng kỳ bí, với tất cả tinh hoa và bản sắc riêng.

Trong Sống và Suy ngẫm, đặc điểm nổi bật nhất trong văn phong của Kakar chính là ngôn từ giản dị mà nhuần nhuyễn, tinh tế; cách sắp xếp, trình bày ý tưởng đầy mới mẻ, thuyết phục. Những thế mạnh đó đã thật sự tạo nên nét hấp dẫn, quyến rũ cho Sống và Suy ngẫm, khiến độc giả không thể buông rời cuốn sách ngay từ những dòng đầu tiên. Trong cuốn sách này, ông đã lấy tư liệu từ nhiều sự kiện trong cuộc sống của chính mình cũng như của xã hội Ấn Độ và thể hiện chúng theo một phong cách rất thú vị, hóm hỉnh và đậm nét trào phúng.

Ông tâm sự:

“Thượng đế đã ban cho tôi khả năng kể lại sự việc bằng lời văn. Có những câu chuyện bật lên một thông điệp nào đó. Một số khiến ta ngừng đọc trong chốc lát để suy ngẫm. Và cũng có vài câu chuyện chỉ đơn giản là giúp bạn chấp nhận cuộc sống theo đúng bản chất của nó, cùng với một nụ cười.”

Phát hành: First News & NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tu bụi

    05/04/2008Trần Kiêm ĐoànCó lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như "Tu Bụi". Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung Phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo Phật hướng vào...
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...

Nội dung khác