Sự học đề cao thực nghiệp

11:15 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Mười Một, 2015

Thực học và Công dân toàn cầu là hai khái niệm không còn mới đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay lại trở nên “nóng bỏng” vì ngày càng có nhiều trăn trở về câu hỏi: học để làm gì?


Có bạn đặt cho tôi câu hỏi: “Nhiều người rất tán đồng quan điểm: Thực học nghĩa là học những gì từ thực tế cuộc sống, từ đó, đi xa hơn, họ lại đặt ra nghi vấn: triết học có giải quyết gì được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày không?”

Nguỵ học đối lập với thực học

Nghĩa thứ nhất là chống lại “hư học”, tức chống lại lối học vấn trống rỗng, vu vơ, xa rời thực tế cuộc sống mà tiêu biểu là nền giáo dục khoa cử hủ bại (học chỉ để đỗ đạt, làm quan…) của các nước Đông Á trước đây, trong đó có nước ta. Phong trào bắt đầu từ cuộc Minh Trị canh tân ở Nhật Bản, lan sang Trung Quốc thời kỳ trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và ở nước ta thời kỳ Duy Tân và Đông kinh nghĩa thục vào đầu thế kỷ 20. Nền học vấn hủ bại ấy được Thái Nguyên Bồi, vị bộ trưởng giáo dục đầu tiên của Trung Hoa dân quốc, đúc kết thành sáu tệ trạng: Bỉ(xấu xa, học chỉ để làm quan), Loạn (lộn xộn, nội dung học không đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân), Phù (sáo rỗng, phương pháp học thuộc lòng), Tỉ (sợ sệt, thầy lẫn trò đều lo đối phó với áp lực từ bên ngoài, từ cấp trên), Trệ (đình trệ, không tạo được cảm hứng sáng tạo) và Khi (dối trá, hậu quả của các tệ trạng trên). Các bạn có thấy sáu tệ trạng này xa lạ với chúng ta hiện nay lắm không?

Vì thế, thực học đề cao thực nghiệp (mỗi người phải tinh thông một nghề), xem trọng tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ… để thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển so với phương Tây.

Nghĩa thứ hai của thực học là chống lại nguỵ học, như trong cụm từ quen thuộc chân tài thực học. Nguỵ học là cái học chỉ chuộng bằng cấp, hư danh, che đậy sự khiếm khuyết về tri thức và sự dày công trong tìm tòi, nghiên cứu.

Ở phương Tây, người đề xướng “thực học” mạnh mẽ nhất và nổi tiếng nhất là nhà triết học giáo dục người Mỹ John Dewey. Trong nội dung giảng dạy, ông chủ trương không bắt đầu bằng những môn học “trừu tượng” theo thói quen trước nay như văn chương, toán học, khoa học tự nhiên, v.v. mà bằng những hoạt động thiết thực và quen thuộc như nấu ăn, may mặc, xây cất, v.v. Nhưng, xin đừng vội hiểu lầm! Ông không chủ trương chỉ “dạy nghề”, trái lại, từ những hoạt động ấy, sẽ từng bước nâng lên tri thức khoa học. Từ việc nấu ăn, ta sẽ học môn hoá học và khoa học thực phẩm một cách hào hứng. Từ việc may mặc, ta sẽ học lý thuyết về màu sắc một cách sinh động. Từ việc xây cất, ta sẽ học cơ học và tĩnh học một cách thấm thía. Rồi từ các hoạt động sáng tạo như làm thơ, viết văn, ca hát, khiêu vũ…, ta sẽ đi tới chân trời rộng mở và đầy xúc cảm của văn chương và nghệ thuật. Nói cách khác, thực học nơi John Dewey là phương pháp và nghệ thuật “đi đường vòng”, để tri thức khoa học ngày càng vững chắc, chặt chẽ, có hệ thống. Không phải là xem nhẹ những môn học trừu tượng, mà làm cho nó sinh động hơn, hay như cách nói của ông, giúp nó có dịp quay trở lại với khung cảnh xã hội vốn là cội nguồn của nó, như vị thần khổng lồ Antée trong thần thoại Hy Lạp luôn tìm cách bám vào lòng đất mẹ để có thêm sinh lực.

Trở lại với triết học

Từ nấu ăn, may mặc, xây cất vươn lên thành hoá học, khoa học thực phẩm, lý thuyết màu sắc hay cơ học, tĩnh học… là một sự tiếp nối rất… lôgích, đồng thời, là một bước nhảy quan trọng trong tri thức của con người. Rồi từ hoá học, cơ học, v.v. vươn lên triết học lại là một sự tiếp nối khác và một bước nhảy vọt khác. Tất cả chúng đều không kéo ta ra khỏi thực tại, mà giúp ta hiểu sâu hơn về thực tại.

Trong khoa học, ta làm quen với những khái niệm khá trừu tượng, nhưng vẫn còn có thể “hình dung” ra được, ví dụ: khối lượng, vận tốc, năng lượng, điện, nguyên tử, v.v. Nhưng, có nhiều khái niệm còn trừu tượng hơn nữa, khiến ta khó hình dung, song lại rất cơ bản: vận động, thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả, tồn tại nói chung, v.v. Đó là những khái niệm lớn, gọi là những phạm trù để ta có thể suy tưởng sâu hơn về những hiện tượng. Nói khác đi, nhà khoa học làm khoa học, nhưng không cần tự hỏi: khoa học là gì? Nhà khoa học sử dụng các phương pháp, nhưng hiếm khi tự hỏi: phương pháp là gì? Triết học làm thay công việc ấy, hình thành nên “khoa học luận” và “phương pháp luận”, v.v. Vậy đó, khoa học là sự trừu tượng cấp 1, triết học là sự trừu tượng cấp 2, cấp 3… Cả hai đều bám rễ sâu vào thực tại, nhưng với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Người ta bảo đó là đặc tính thứ nhất của triết học: triết học là khoa học cơ bản.

Nhà khoa học sử dụng phương pháp và chỉ chịu từ bỏ khi nó tỏ ra bất lực. Trong quá trình ấy, nhà khoa học có thể quá tin vào phương pháp, với nhiều định kiến và ảo tưởng. Triết học làm công việc phản tỉnh để sớm phát hiện và phê phán các định kiến và ảo tưởng ấy – nếu có. Đó là đặc tính thứ hai của triết học – khoa học khai minh.

Các nhà khoa học quen nhìn thực tại bằng nhãn quan riêng của ngành chuyên môn, dễ “méo mó nghề nghiệp”. Triết học đề nghị cần phải lưu ý đến những nhãn quan khác, những góc nhìn khác khi tiếp cận thực tại. Đó là đặc điểm thứ ba của triết học: triết học là khoa học cân đối, khuyến khích nhiều lối nhìn khác nhau, tôn trọng những ý kiến khác nhau.

Tóm lại, với tính cách “ba trong một” ấy, triết học luôn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường, trong mọi bước suy tư khi giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Một cách thiết thực, khi giải quyết một vấn đề, ai trong chúng ta cũng phải tiến hành mấy bước sau đây: nhìn vào hậu cảnh để biết thực chất của vấn đề, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả, truyền thông rõ ràng và sau cùng, có được sự thanh thản, hạnh phúc với kết quả công việc. Ở mỗi bước, ta đều chạm phải ba tính chất trên đây của triết học: những phạm trù nào cần đào sâu để làm cho quyết định thật sự có cơ sở, những định kiến, ảo tưởng nào cần phải loại bỏ để hành động có trách nhiệm, những lối nhìn khác nhau nào cần phải lưu ý và tôn trọng để hoạt động có hiệu quả, và sau cùng, cần giao lưu, ứng xử và quan hệ với những người khác như thế nào để kết quả việc làm thực sự mang lại sự thanh thản và hạnh phúc cho ta và cho cả cộng đồng?

Triết học, như trình bày trên đây, là công việc của mọi người và của mỗi người, hàng ngày, miên viễn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Cần chân thành và trung thực”

    03/09/2019Hồng Thanh QuangXác định tính cách một dân tộc qua năm bảy cái gạch đầu dòng là việc của khoa học. Còn trong thực tế, năm bảy cái gạch đầu dòng ấy lại “thiên biến vạn hóa” đến mức không thể nắm bắt nếu thiếu khả năng liên tưởng, phân tích, hình dung, định tính, định danh…
  • Nguy cơ hình thành tầng lớp “người lớn chưa trưởng thành”

    27/08/2019Đàm Quang MinhCho rằng thanh niên Việt Nam bắt đầu tự lực và lập nghiệp muộn so với thanh niên thế giới, ông Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam ủng hộ chủ trương “đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở”...
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Giấc mơ Việt Nam

    06/05/2016Thiện ĐạoDù có muôn kẻ xấu thậm chí tót vời ở cương vị rất cao thì cũng không thể cạn kiệt Lương Tri!
    Một Đất nước mà mỗi người dân không bị mất đi những giấc mơ Chân Thiện Mỹ thì chắc chắn sẽ giàu đẹp!
  • Cùng xây dựng một Đất nước tươi đẹp

    06/11/2015Nguyễn Tất ThịnhChúng ta mong muốn xây dựng một Xã hội :
    - Cho mỗi người dân có Cơ hội được thể hiện bản thân và tiếp cận đến các điều kiện bình đẳng
    - Trong đó mỗi người thực có Quyền Con người và Quyền Công dân
    - Con người đi đến trưởng thành với khát vọng cống hiến và chia sẻ
    - Ai ai cũng có chí khí phấn đấu và vượt khó với tinh thần lạc quan...
  • 'Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân'

    07/10/2015Ngân Hà thực hiện"Bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một xã hội mới tốt đẹp hơn. Về nguyên lý, để có một xã hội mới thì cần phải có một nền giáo dục mới..." - Giản Tư Trung, người sáng lập Trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nói.
  • Thực học

    28/05/2015TS. Dương Ngọc DũngCả tiếng Nhật jitsugaku và tiếng Hàn sirhak đều có thể phiên ra âm Hán Việt là “thực học”. Đó là một phong trào tiền duy tân, tiền hiện đại hóa, và có thể nói nó đóng góp lớn vào công cuộc khai hóa và duy tân đất nước tại Nhật Bản và Triều Tiên vào thế kỷ 19...
  • Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết

    16/02/2015Bùi Văn Nam SơnTrong tác phẩm nổi tiếng "Dân chủ và giáo dục" (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: "Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm...
  • Niềm tự tôn dân tộc

    09/02/2015TS. Giáp Văn DươngThời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp biển Đông…, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!
  • Chuyện trò nhân năm mới

    01/01/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi và một số bạn hữu, bình thường rất ít gặp nhau vì dòng thời gian cả năm cuốn mỗi người đi trong những công việc của mỗi người… Được buổi sáng năm mới… gặp nhau, mỗi người đưa ra vài câu hỏi của mình cho các bạn khác…Dưới đây tôi chép lại ba câu trả lời của tôi mà các bạn cùng quan tâm hỏi...
  • Bàn về Trọng và Dung

    24/09/2014Nguyễn Tất ThịnhCó một số bạn doanh nhân và cả giảng viên nữa, có gặp hoặc nhắn tin : trong bài ‘Lãnh đạo quốc gia’ tôi viết về ba chiều ‘NÂNG TẦM’ ! Đó là thuật ngữ, và thực tiễn giới lãnh đạo các tổ chức khác nhau vốn luôn quan tâm. Một chiều trong đó là mở rộng cặp ‘TRỌNG/DUNG’ nhưng chưa được diễn giải gì… Mọi người đọc cảm thấy đúng và hay nhưng mong tôi viết thêm đôi dòng...
  • Trí thức cận thần và trí thức độc lập

    08/04/2014Giáp Văn DươngBài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên "Trí thức cận thần" để đi trên con đường mới - con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân - thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần" và giữ được nền độc lập đúng nghĩa...
  • Tạo Hóa và Lẽ Phải

    14/03/2014Nguyễn Tất ThịnhNhững ai tuy chưa thích triết học nhưng quan tâm đến phát triển cách sống tốt và hoàn thiện phương pháp vận hành của tổ chức mình có thể tìm thấy những ý tưởng riêng để nghĩ về việc làm chìa khóa để mở cánh cửa hữu ích…
  • Giáo dục số: cơ hội mới cho phát triển

    06/02/2014Giáp Văn DươngGiáo dục đã được nhiều lần đề cập đến như một vấn đề sống còn của đất nước, không phải chỉ ở Việt Nam và bởi người Việt Nam. Tuy nhiên, với một nước đi sau như Việt Nam thì nâng cao giáo dục lại càng cấp bách hơn. Điều này ngày càng được coi là hiển nhiên không cần bàn cãi...
  • xem toàn bộ