Sự trong sạch của tâm hồn

01:01 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Chín, 2014

Hàn Mặc Tử bị bệnh phong khoảng năm 1933. Lúc bấy giờ, y học chưa tìm ra DDS, một loại thuốc đặc trị bệnh này. Vì thế gia đình ông đã mời các lang y đến chữa bệnh. Hầu hết các loại thuốc mà Hàn Mặc Tử uống là độc dược chế từ nọc rắn mai gầm hay rắn hổ mang. Sau một thời gian chữa bệnh, bệnh trạng ngày một nặng thêm; tuy chưa bị tàn phế nhưng toàn thân gầy yếu, da bầm đen, dấu hiệu của ngộ độc thuốc trường diễn.

Hàn Mặc Tử vào bệnh viện phong Quy Hòa ngày 21 tháng 9 năm 1940. Theo ông Nguyễn Văn Xê (hiện còn sống), cùng chữa bệnh, thì tình trạng của Hàn Mặc Tử lúc bấy giờ thật là thê thảm. “Hai mắt nằm lọt vào hai lỗ hũm sâu hoắm đến không còn mở ra được. Thân hình chỉ còn da bọc xương, chân tay co rút lại mà đầu tóc bù xù rồi trết lại, trong đó nhô nhúc những chấy là chấy. (Thư của ông Nguyễn Văn Xê đề tại Qui Hòa 25 – 3 – 1941).

Với thực trạng như vậy, việc sáng tác của Hàn Mặc Tử rất khó khăn. Ông có viết thư cho gia đình và bè bạn. Qua nét chữ xiêu vẹo, người ta thấy được thảm cảnh của ông lúc ấy.

Bài văn “Sự trong sạch của tâm hồn” được ông viết vào đêm 24 tháng 10 năm 1940 nhằm ca ngợi công ơn các mẹ, các chị dòng Franciscain đã hết lòng chăm sóc ông và những người bạn ở Quy Hòa. Sau khi ông mất (11 – 11 – 1940) người ta tìm được trong túi áo ông khi khâm liệm và trao lại cho các nữ tu sĩ. Bài văn được viết bằng tiếng Pháp, bản dịch của ông Trần Thanh Mại.

Hỡi các vị thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần của hòa bình và hoan lạc, xin hãy mang lại cho tôi một vòng hoa.

Tôi muốn tắm trong bể ánh sáng và lòng yêu kính thiêng liêng.

Bởi vì dưới cõi trần gian, đã thành tựu nhiều phép lạ, nó làm cho người ta phải nghẹn ngào vì khâm phục khi ngưỡng vọng cái sự nghiệp thần bí của đấng Tối Cao.

Hỡi các vị thiên thần của Trời, thiên thần của Chúa, thiên thần hòa bình và hoan lạc, các người có thấy cái ánh sáng trong mờ ngày càng rõ rệt, cái màu sắc trắng tuyết kia, cái hình hài không vết bợn kia, cái linh hồn hiện lên nơi cõi thế kia, ngay khi mới thấy, tôi đã chắc đó là cái hồn phách của các vị thánh, các thi tứ, cái tinh hoa của sự cầu nguyện đáng lẽ thì bốc lên hương thơm và tinh khí, nhưng đây chỉ khiêm tốn quyết định hóa ra Người.

Hỡi các vị thiên thần của Trời, thiên thần của Chúa, thiên thần hòa bình và hoan lạc, xin hãy vỗ tay lên: bởi vì đó là các Mẹ và các Chị dòng Saint Francoi d’ Assise, xuống cõi trần gian để an ủi những đau khổ, lo âu của loài người yếu đuối, của các bệnh nhân tàn tật, của những kẻ phong hủi là chúng tôi đây.

Tôi muốn ca lên những bài ca khen ngợi, hứng uống cho thật đã những lời êm dịu của các bà, khi các bà đồng hát bài thánh ca : Hosanna ! Hosanna ? (xin cứu với, xin cứu với !)

Tôi muốn bao giờ cũng tán thưởng cái hình thể trắng tinh không vết ấy, sức tươi mát, nguồn ánh sáng, bầu thơ ấy, vì tất cả đó là biểu tượng của

TẤM LINH HỒN THANH KHIẾT

Hỡi các vị thiên thần của Trời, thiên thần của Chúa, thiên thần hòa bình và hoan lạc, xin hãy ném cho nhau những đóa hoa hồng, hoa súng, những điệu hát réo rắt và những hơi nhạc thơm tho, và hãy xin rưới trúc cho tràn trề nào là đức hạnh, can đảm và hạnh phúc cho những vị nữ tỳ của Đức Chúa”

Đêm thứ tư 24 tháng mười 1940
FRANCOIS TRÍ
Cảm tạ Thượng đế
"

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới

    24/10/2016Nguyễn Hữu LiêmCon đường giáo dục nhân văn, là tiền đề tương lai: khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới. Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng. Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ. Cả hai là cần thiết cho chiếc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước...
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Không yêu lịch sử dân tộc là con người không có tâm hồn

    13/02/2014Hà Văn ThùyĐó là cách làm tàn hại nhất với con người. Con người, với tư cách một tiểu vũ trụ duy nhất, trước hết phải được nuôi dạy thành CON NGƯỜI chứ không phải thành những công cụ cho bất cứ mục địch kiếm lợi nào. Cố nhiên, con người phải kiếm sống, nhưng anh ta phải được kiếm sống với tư cách CON NGƯỜI. Vì vậy, ngoài phần xác cùng kỹ năng kiếm tiền, anh ta phải được đào tạo để có một tâm hồn cao thượng, một vốn tri thức phong phú về văn, về nhạc, về họa… những thứ không trực tiếp làm ra tiền nhưng giúp anh ta sống như con người có nhân cách!
  • Súp gà cho tâm hồn

    21/07/2012Trải qua chặng đường gian nan đến ngày 28/6/1993 , quyển “ Chicken Soup for the Soul” đầu tiên đã ra đời và trở thành món quà mừng Giáng sinh , năm mới được yêu thích nhất bây giờ. Những ai mua một quyển sách đều quay lại mua them nhiều quyển nữa để làm quà tặng người thân và bạn bè .Khắp nơi ai cũng nói về quyển sách của “ một loại xúp kì diệu cho tâm hồn “...
  • Bản đồ tâm hồn con người của Jung

    06/12/2011Phước MinhĐề cập đến tâm hồn con người, tiến sĩ Murray Stein dùng hình ảnh “đại dương của những bí ẩn”...
  • Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió

    11/08/2011Phạm Xuân NguyênĐây là bài viết dịp kỷ niệm 10 năm mất anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Nay lại cộng thêm 10 năm nữa vào ngày mất của hai nhà thơ tài tình và tài hoa của đất Việt...
  • Đảo và Tâm hồn

    22/03/2009Hòn đảo ấy chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, không có nó, sáng sáng vẫn uống một tách cà phê, làm một cái sandwich, vẫn tán gẫu với bạn bè. Thiếu nó, chẳng ảnh hưởng gì những điều tôi vẫn hay làm trong cuộc sống, đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc lãng mạn hay ngồi chat với một người bạn thân thương. Không có nó, bầu trời vẫn sáng, mặt trời vẫn mọc ở đằng đông và những nụ hoa vẫn nở...
  • Ngô Tự Lập và “Hàn thử biểu tâm hồn”

    03/10/2008Phạm KhảiNgô Tự Lập có lẽ đã "đi xa" hơn Trần Đăng Khoa (về sự pha trộn thể loại) khi trong cuốn sách dày ngót 300 trang này, anh cho tập hợp rất nhiều dạng bài: Từ các bài khảo cứu văn hóa, tiểu luận, phê bình, chân dung văn học, các bài báo về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, thơ (sáng tác) và thơ dịch; truyện dịch, một đôi bài điểm báo… và cuối cùng là loạt bài phỏng vấn mà tác giả lại là người… được hỏi....
  • xem toàn bộ